Hơn 500 nghệ nhân ở Pleiku biểu diễn cồng chiêng đường phố

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chiều 22-12, trong khuôn khổ Tuần Văn hóa-Du lịch tỉnh Gia Lai năm 2022, hơn 500 nghệ nhân đến từ các xã, phường của TP. Pleiku đã tham gia biểu diễn cồng chiêng đường phố, thu hút sự quan tâm, thích thú theo dõi của đông đảo người dân và du khách.

Hơn 500 nghệ nhân đến từ các xã, phường của TP. Pleiku tham gia biểu diễn cồng chiêng đường phố. Ảnh: Đức Thụy
Hơn 500 nghệ nhân đến từ các xã, phường của TP. Pleiku tham gia biểu diễn cồng chiêng đường phố. Ảnh: Đức Thụy

Không khí rộn ràng, náo nức tràn ngập khắp các tuyến đường mà các hàng trăm nghệ nhân đi qua. Xuất phát từ Nhà Thiếu nhi TP. Pleiku, các đội cồng chiêng nối đuôi nhau biểu diễn qua các tuyến đường Hai Bà Trưng-Trần Phú-Trần Hưng Đạo và Quảng trường Đại Đoàn Kết. Tiếng cồng chiêng âm vang, trầm bổng lan ra khắp không gian, điệu xoang nhịp nhàng, uyển chuyển nhanh chóng thu hút sự quan tâm của cả ngàn người dân, du khách tình cờ ngang qua. 

Các đội cồng chiêng diễu hành quanh các tuyến đường chính của TP. Pleiku trong sự háo hức, quan tâm theo dõi của người dân phố núi. Ảnh: Đức Thụy
Các đội cồng chiêng diễu hành quanh các tuyến đường chính của TP. Pleiku trong sự háo hức, quan tâm theo dõi của người dân phố núi. Ảnh: Đức Thụy

Những năm gần đây, hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị không gian văn hóa cồng chiêng được TP. Pleiku đặc biệt quan tâm, thể hiện bằng nhiều hình thức, trong đó có biểu diễn đường phố. Bằng cách này, cồng chiêng không còn gói gọn trong những ngôi làng mà đến gần hơn với công chúng.

Các đội cồng chiêng biểu diễn trước Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên tại Quảng trường Đại Đoàn Kết. Ảnh: Phương Vi
Các đội cồng chiêng biểu diễn trước Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên tại Quảng trường Đại Đoàn Kết. Ảnh: Phương Vi

Ngoài cởi mở trong không gian biểu diễn, đây là cũng dịp để người dân biết nhiều hơn không chỉ về cồng chiêng mà cả trang phục, những nét văn hóa riêng có của cộng đồng người dân tộc thiểu số trên địa bàn. Qua đây, tình yêu đối với cồng chiêng cũng được lan tỏa sâu rộng, khẳng định sức sống bền bỉ vượt thời gian của kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Những nghệ nhân
Những nghệ nhân "nhí" say sưa biểu diễn trên đường phố. Ảnh: Đức Thụy
Các đội nghệ nhân còn kỳ công chuẩn bị đầy đủ
Các đội nghệ nhân còn kỳ công chuẩn bị đầy đủ "đạo cụ" như rối, mô hình nhà rông phục vụ cho màn biểu diễn trên đường phố. Ảnh: Đức Thụy
Nét đẹp cô gái Jrai. Ảnh: Đức Thụy
Nét đẹp cô gái Jrai. Ảnh: Đức Thụy
Các cô gái Jrai say sưa hòa điệu xoang. Ảnh: Đức Thụy
Các cô gái Jrai say sưa hòa điệu xoang. Ảnh: Đức Thụy

PHƯƠNG VI - ĐỨC THỤY

Có thể bạn quan tâm

Tản mạn từ vuông cửa

Tản mạn từ vuông cửa

(GLO)- Cửa sổ phòng làm việc của tôi nhìn ra một vòm cây. Từ khoảng ô vuông này, có thể cảm nhận được sự luân chuyển của thời gian. Nếu dùng máy ảnh để ghi lại những thời khắc cây lá chuyển mình sẽ nhận ra thời gian có những bước đi tưởng chừng như vô hình mà cũng đầy dấu ấn.
“Suối đàn t’rưng”: Trọn tình yêu với Tây Nguyên

“Suối đàn t’rưng”: Trọn tình yêu với Tây Nguyên

(GLO)- Vì yêu Tây Nguyên nên các nghệ sĩ của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam đã lần đầu tiên đến với TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) trong một chương trình đậm màu tri ân dành cho cố Nghệ sĩ Ưu tú Nay Pharr-người mang tiếng đàn t’rưng ra thế giới.
Thơ Phùng Sơn: Biển nhớ

Thơ Phùng Sơn: Biển nhớ

(GLO)- Những cảm xúc dạt dào như con sóng được tác giả Phùng Sơn thể hiện trong bài thơ "Biển nhớ". Trước mênh mông của biển, sóng vô tình vỗ bờ rồi lại mải miết trôi xa, để lại một nỗi ngóng trông, mong chờ, nhung nhớ...