Tái hiện lễ Mừng lúa mới của người Bahnar ở làng Tul Đoa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 15-11, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với UBND xã Đak Sơ Mei tổ chức phục dựng lễ Mừng lúa mới của người Bahnar tại làng Tul Đoa.

Hoạt động nhằm góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào Bahnar nói riêng và đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đak Đoa nói chung.

Tuốt những bông lúa mới bằng tay để cúng yàng
Người dân tuốt những bông lúa mới bằng tay để cúng Yàng. Ảnh: Hoàng Ngọc

Mừng lúa mới là nghi lễ nông nghiệp quan trọng của các dân tộc bản địa Trường Sơn, trong đó có người Bahnar. Nghi lễ thường được cộng đồng tổ chức sau khi thu hoạch mùa màng, lúa thóc về đầy kho nhằm tạ ơn thần linh, thần nước đã ban cho dân làng mùa màng tươi tốt, cuộc sống ấm no. Đây cũng là dịp để bà con chung vui, hưởng thành quả lao động và cầu mong thần linh tiếp tục phù hộ cho vụ mùa tiếp theo mưa thuận, gió hòa.

Các già làng tạ làm lễ cúng tạ on thần linh đã cho dân làng một vụ mùa bội thu, thóc lúa về đầy kho
Các già làng làm lễ cúng tạ ơn thần linh đã cho dân làng một vụ mùa bội thu, thóc lúa về đầy kho. Ảnh: Hoàng Ngọc

Người Bahnar xem nghi lễ mừng lúa mới là dịp thể hiện tấm lòng của dân làng đối với các thần linh, đồng thời thể hiện tình đoàn kết gắn bó giữa các thành viên, tạo nên sức mạnh của cộng đồng.

Những người phụ nữ rang lúa mới làm cốm mời khách
 Phụ nữ Bahnar rang mới lúa làm cốm mời khách. Ảnh: Hoàng Ngọc

Tổ chức phục dựng các nghi thức, nghi lễ của đồng bào dân tộc thiểu số được huyện Đak Đoa tổ chức hàng năm, hướng đến bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc theo tinh thần Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 9-6-2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Dân làng quây quần trong ngày ăn lúa mới, đây cũng là dịp để người Bahnar thể hiên tinh thần cố kết cộng đồng
Dân làng quây quần trong ngày ăn lúa mới, đây cũng là dịp để người Bahnar thể hiện tinh thần cố kết cộng đồng. Ảnh: Hoàng Ngọc
Mừng lúa mới là một trong những nghi lễ nông nghiệp quan trọng nhất của người Bahnar
Mừng lúa mới là một trong những nghi lễ nông nghiệp quan trọng nhất của người Bahnar. Ảnh: Hoàng Ngọc

HOÀNG NGỌC

Có thể bạn quan tâm

Phố khuya

Phố khuya

(GLO)- Thỉnh thoảng có việc ra ngoài, trở về nhà khi trời đã ngả dần về khuya, tôi thường chạy xe thật chậm. Dường như những lúc đó, luôn có một lý do níu tôi chậm lại để quan sát một đời sống khác, khi phố đã vào đêm.
Gia Lai: Thi tuyên truyền lưu động kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh

Gia Lai: Thi tuyên truyền lưu động kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh

(GLO)- Tối 22-4, tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP.Pleiku), Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) phối hợp với Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Gia Lai tổ chức hội thi tuyên truyền lưu động kỷ niệm 65 năm Ngày Mở đường Hồ Chí Minh-Ngày Truyền thống bộ đội Trường Sơn (19/5/1959-19/5/2024).
Xáo chuối: Món ăn nhớ về lịch sử

Xáo chuối: Món ăn nhớ về lịch sử

(GLO)- Trong hầu hết mâm cỗ cúng đình miếu ở vùng An Khê và Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) đều có món xáo chuối. Đây là món đạm bạc nhưng lại hàm ẩn nhiều giá trị lịch sử và nhân văn mà người dân nơi đây muốn gửi gắm, trao truyền cho các thế hệ sau.
Hoàng hôn đâu phải để lụi tàn

Hoàng hôn đâu phải để lụi tàn

(GLO)- Đôi khi, lòng hay tự hỏi: hoàng hôn dành cho ai, cho người trẻ hay tuổi già? Có phải, hoàng hôn ẩn dụ cho những gì đang gói ghém đi về miền xa cuối? Nó bầu bạn với cô đơn và gợi nhắc cái lụi tàn.
Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Gia Lai: Khai mạc Ngày hội đọc sách năm 2024

Gia Lai: Khai mạc Ngày hội đọc sách năm 2024

(GLO)- Sáng 20-4, hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, Thư viện tỉnh Gia Lai phối hợp cùng Binh đoàn 15 và Thành đoàn Pleiku tổ chức Ngày hội đọc sách với chủ đề: “Sách hay: Mắt đọc-Tai nghe” với sự tham gia của hơn 300 học sinh các trường THPT trên địa bàn TP. Pleiku.