Liên hoan Cải lương toàn quốc quy tụ gần 1.000 nghệ sĩ tham gia

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Liên hoan Cải lương toàn quốc-2021 có sự tham gia của 22 đơn vị nghệ thuật cải lương chuyên nghiệp từ Trung ương đến địa phương với gần 1.000 nghệ sĩ, diễn viên tham gia với 27 vở diễn.

Ngày 3-11, Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) phối hợp cùng Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Long An tổ chức họp báo Liên hoan Cải lương toàn quốc-2021. Liên hoan do Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp  với Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Long An tổ chức. Liên hoan  diễn ra từ ngày 5 đến 20-11-2022 tại TP. Tân An (tỉnh Long An)

Cảnh trong vở “Huyền thoại gò Rồng ấp” - vở cải lương xây dựng hình tượng Lý Công Uẩn, vị hoàng đế khai quốc của triều Lý, tác phẩm tham dự Liên hoan Sân khấu Cải lương toàn quốc 2021. Ảnh do nghệ sĩ cung cấp/Báo Người Lao Động
Cảnh trong vở “Huyền thoại gò Rồng ấp” - vở cải lương xây dựng hình tượng Lý Công Uẩn, vị hoàng đế khai quốc của triều Lý, tác phẩm tham dự Liên hoan Sân khấu Cải lương toàn quốc 2021. Ảnh do nghệ sĩ cung cấp/Báo Người Lao Động

Báo Người Lao Động thông tin: Ban tổ chức cho biết hiện nay với nhiều loại hình giải trí số hấp dẫn, mới mẻ, việc bảo tồn và phát triển cải lương đứng trước nhiều thử thách. Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch (Cục Nghệ thuật biểu diễn) mong muốn thông qua liên hoan này sẽ góp phần bảo tồn và phát huy nghệ thuật cải lương, qua đó giữ gìn bản sắc văn hóa Việt Nam.

Nhằm tạo sự đa dạng cho các vở diễn tham dự, Ban Tổ chức không hạn chế về đề tài, khuyến khích các tác phẩm hưởng ứng cuộc vận động "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh", phản ánh nội dung "Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hội nhập quốc tế".

Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch sẽ trao huy chương vàng, bạc, đồng cho các vở diễn, và các cá nhân nghệ sĩ; giải thưởng cho tác giả, đạo diễn, nhạc sĩ, họa sĩ, biên đạo múa.

Cải lương là loại hình nghệ thuật có sự tổng hợp của hát bội, đờn ca tài tử và chịu ảnh hưởng của kịch nghệ phương Tây. Theo năm tháng, loại hình nghệ thuật này đã có những biến cải về nội dung tuồng tích, điệu ca, lời hát cho đến cách thức bài trí sân khấu… Song có thể khẳng định, dù có thay đổi, cải tiến đến đâu thì những giá trị cốt lõi của nghệ thuật cải lương như tính trữ tình, nét bi, sự khôi hài… vẫn tồn tại trong nhiều vở diễn kinh điển của loại hình nghệ thuật đặc sắc này.

Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn Trần Hướng Dương cho biết, mỗi vở diễn tham gia phải có thời lượng từ 90-150 phút, được dàn dựng từ năm 2017 đến nay, hoặc được phục dựng với ê kíp sáng tạo mới nhưng chưa tham gia các cuộc thi, liên hoan nghệ thuật chuyên nghiệp do Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và địa phương tổ chức. Các vở diễn có nội dung không đi ngược chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước; phải được sự chấp thuận của cơ quan quản lý văn hóa tại địa phương.

Lễ khai mạc và bế mạc được truyền hình trực tiếp trên Đài Truyền hình Long An, HTV1, Truyền hình cáp Việt Nam. Các vở diễn dự thi sẽ được phát sóng trên Truyền hình cáp Việt Nam sau khi Liên hoan kết thúc.

QUANG VĂN (tổng hợp)

Có thể bạn quan tâm

Phát triển văn hóa đọc

Phát triển văn hóa đọc

(GLO)- Trước sự chi phối mạnh mẽ của các loại hình giải trí cùng nhiều thiết bị công nghệ, việc “cạnh tranh” để xây dựng chỗ đứng nhất định của sách và văn hóa đọc trong đời sống là không hề dễ dàng.

Phố hoa

Phố hoa

(GLO)- Pleiku những ngày chớm hạ đủ sắc hoa rực rỡ, từ hoa dầu, hoa giấy đến bằng lăng, muồng hoàng yến, điệp vàng, phượng tím...
Hoàng hôn đâu phải để lụi tàn

Hoàng hôn đâu phải để lụi tàn

(GLO)- Đôi khi, lòng hay tự hỏi: hoàng hôn dành cho ai, cho người trẻ hay tuổi già? Có phải, hoàng hôn ẩn dụ cho những gì đang gói ghém đi về miền xa cuối? Nó bầu bạn với cô đơn và gợi nhắc cái lụi tàn.
Nét đẹp cúng xóm vào mùa Xuân

Nét đẹp cúng xóm vào mùa Xuân

(GLO)- Không biết tự bao giờ cứ sau Tết Nguyên đán, độ cuối tháng 2 đến trung tuần tháng 3 theo lịch Âm, từ thành thị đến nông thôn đều có tục cúng xóm, cúng khối phố, trở thành nét đẹp văn hóa tinh thần của người Việt.
Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

(GLO)- Trong các nghi lễ truyền thống của người Jrai thì lễ bỏ mả mang đậm nét văn hóa dân gian, là lễ hội nổi trội nhất, hấp dẫn nhất và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo quan niệm của người Jrai, lễ bỏ mả là ngày vui cộng cảm, ngày hội của cộng đồng.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

(GLO)- 

Tròn 70 năm kể từ khi cố Nghệ sĩ Ưu tú Nay Pharr (làng Ơi H'Briu, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) mang chiếc đàn t'rưng giới thiệu đến đông đảo công chúng trong và ngoài nước, loại nhạc cụ độc đáo ấy đã được quảng bá không ngừng.

Rau dớn

Rau dớn

(GLO)- Khi đi ngang qua hàng rau trong chợ, tôi đã dừng chân thật lâu trước những bó rau dớn xanh mướt, non mởn của bà con Jrai đem bán. Lâu lắm rồi, tôi mới thấy món rau dân dã này. Bao kỷ niệm chợt ùa về trong tôi. Không trả giá, tôi nhanh chóng mua ngay vài bó mang về.