Kông Chro liên hoan cồng chiêng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tối 26-10, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) khai mạc liên hoan không gian văn hóa cồng chiêng năm 2022.

Tham gia liên hoan có gần 730 nghệ nhân, người dân thuộc 14 xã, thị trấn. Các đội tham gia sẽ biểu diễn cồng chiêng đường phố, thi diễn tấu cồng chiêng và hoà tấu nhạc cụ dân tộc. Bên cạnh đó các nghệ nhân thi hát dân ca, đan lát, tạc tượng và dệt thổ cẩm. Liên hoan dự kiến diễn ra trong 3 ngày (từ ngày 26 đến  28-10).

Tặng giấy khen cho các cá nhân, tập thể còn lưu giữ nhiều bộ cồng chiêng nhất trên địa bàn huyện Kông Chro. Ảnh: Ngọc Minh
Trao giấy khen của Chủ tịch UBND huyệnKông Chro cho các cá nhân, tập thể còn lưu giữ nhiều bộ cồng chiêng nhất trên địa bàn huyện. Ảnh: Ngọc Minh

Phát biểu khai mạc, ông Đinh Văn Súy-Phó Chủ tịch UBND huyện Kông Chro, Trưởng ban tổ chức Liên hoan cho biết: Liên hoan không gian văn hoá cồng chiêng huyện Kông Chro năm 2022 là hoạt động nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số. Đồng thời, là một hoạt động thiết thực chào mừng Festival cồng chiêng Tây Nguyên tại tỉnh Gia Lai; chào mừng kỷ niệm 17 năm không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (25/11/2005-25/11/2022). "Những tiết mục văn hóa, văn nghệ mà các nghệ nhân mang đến Liên hoan lần này càng tôn vinh nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình và cũng là dịp để giao lưu, học hỏi, qua đó động viên, khích lệ đồng bào các dân tộc tích cực bảo tồn, tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống"-ông Súy nói.

Dịp này, Chủ tịch UBND huyện Kông Chro tặng giấy khen cho 3 cá nhân, 7 tập thể còn lưu giữ nhiều bộ cồng chiêng nhất huyện.

NGỌC MINH

Có thể bạn quan tâm

Phố khuya

Phố khuya

(GLO)- Thỉnh thoảng có việc ra ngoài, trở về nhà khi trời đã ngả dần về khuya, tôi thường chạy xe thật chậm. Dường như những lúc đó, luôn có một lý do níu tôi chậm lại để quan sát một đời sống khác, khi phố đã vào đêm.
Gia Lai: Thi tuyên truyền lưu động kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh

Gia Lai: Thi tuyên truyền lưu động kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh

(GLO)- Tối 22-4, tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP.Pleiku), Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) phối hợp với Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Gia Lai tổ chức hội thi tuyên truyền lưu động kỷ niệm 65 năm Ngày Mở đường Hồ Chí Minh-Ngày Truyền thống bộ đội Trường Sơn (19/5/1959-19/5/2024).
Xáo chuối: Món ăn nhớ về lịch sử

Xáo chuối: Món ăn nhớ về lịch sử

(GLO)- Trong hầu hết mâm cỗ cúng đình miếu ở vùng An Khê và Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) đều có món xáo chuối. Đây là món đạm bạc nhưng lại hàm ẩn nhiều giá trị lịch sử và nhân văn mà người dân nơi đây muốn gửi gắm, trao truyền cho các thế hệ sau.
Hoàng hôn đâu phải để lụi tàn

Hoàng hôn đâu phải để lụi tàn

(GLO)- Đôi khi, lòng hay tự hỏi: hoàng hôn dành cho ai, cho người trẻ hay tuổi già? Có phải, hoàng hôn ẩn dụ cho những gì đang gói ghém đi về miền xa cuối? Nó bầu bạn với cô đơn và gợi nhắc cái lụi tàn.
Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Gia Lai: Khai mạc Ngày hội đọc sách năm 2024

Gia Lai: Khai mạc Ngày hội đọc sách năm 2024

(GLO)- Sáng 20-4, hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, Thư viện tỉnh Gia Lai phối hợp cùng Binh đoàn 15 và Thành đoàn Pleiku tổ chức Ngày hội đọc sách với chủ đề: “Sách hay: Mắt đọc-Tai nghe” với sự tham gia của hơn 300 học sinh các trường THPT trên địa bàn TP. Pleiku.