Ca sĩ Phi Nhung: Tri ân Pleiku bằng live show từ thiện

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chiều 6-9, quán bánh canh số 32 đường Cù Chính Lan, phường Diên Hồng, TP. Pleiku (Gia Lai) bỗng trở nên vui nhộn hơn bao giờ hết, khi có sự xuất hiện của cô ca sĩ hải ngoại nổi tiếng Phi Nhung đang “nạp năng lượng” tại đây. Vốn là một fan hâm mộ ca sĩ này, tôi và Phi Nhung có gần 1 giờ đồng hồ trò chuyện rất cởi mở.
Cô ca sĩ của “Thị trấn mù sương”
* Xin chúc mừng Phi Nhung trở về nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Đây là chuyến thăm quê đơn thuần hay có mục đích gì khác?
Ảnh: Minh Vỹ
- Ca sĩ Phi Nhung: Thực ra, kể từ khi sang định cư tại Hoa Kỳ đến nay, tôi đã nhiều lần về thăm Pleiku nhưng do công việc quá bận rộn nên mỗi lần về chỉ trong chớp nhoáng mà thôi. Riêng trong năm 2011, đây là lần thứ 2 tôi về thăm quê. Dự kiến từ đây đến cuối năm, Phi Nhung sẽ về Pleiku vài lần nữa. Đây cũng là lần đầu tiên tôi có cuộc trao đổi với anh. Qua đây, Phi Nhung xin gửi lời cảm ơn đến bà con Pleiku nói riêng và Gia Lai nói chung đã ủng hộ sự nghiệp ca hát của Nhung trong suốt thời gian qua. Đáp lại tấm thịnh tình trên, tôi xin hứa sẽ nỗ lực nhiều hơn nữa trong thời gian tới để không làm phụ lòng người dân Phố núi. Trở về Pleiku lần này, tôi muốn làm điều gì đó cho Gia Lai để tri ân nơi đã sinh ra mình. 
* Dẫu vẫn biết Phi Nhung sinh ra tại Pleiku nhưng không phải ai cũng tường tận về thời thơ ấu của cô?
- Ca sĩ Phi Nhung: Tôi sinh năm 1973, là chị cả trong một gia đình nghèo, với 6 chị em cùng mẹ khác cha tại phường Diên Hồng, TP. Pleiku. Khi sinh ra không biết mặt cha, sau đó mẹ mất sớm, mấy chị em dắt díu nhau kiếm sống đủ mọi nghề, từ phường Diên Hồng đến Hội Phú sau đó xuống Nha Trang, quay trở lại Pleiku rồi vào Sài Gòn sau đó sang định cư ở Hoa Kỳ đúng vào năm 17 tuổi. Hồi nhỏ, Phi Nhung học tiểu học tại Trường Diên Hồng 1 (nay là Trường Tiểu học Lê Quý Đôn, phường Ia Kring, Pleiku-N.V). Có lẽ số tôi cầm tinh con trâu nên suốt đời khổ vì bận rộn, cày xới cả núi công việc. Đồng cảm, chia sẻ với tôi nên nhạc sĩ Thanh Sơn đã viết riêng tặng cho Phi Nhung ca khúc “Thị trấn mù sương” nói về Pleiku. Bởi vậy hiện nay không ít người gọi tôi là cô ca sĩ của “Thị trấn mù sương”.
* Phi Nhung thích gì nhất khi trở về cố hương?
- Ca sĩ Phi Nhung: Việc đầu tiên là thăm bà con, sau đó thăm thầy-cô giáo cũ, thăm ngôi trường ngày xưa mình học, sau đó dạo quanh thành phố Pleiku bằng xe máy và mời người thân ăn bánh canh. Thông thường, Nhung thức dậy rất muộn nhưng mỗi khi về Pleiku lại thức dậy rất sớm để ngắm sương mù Phố núi.
Chuyện cổ tích thời hiện đại
* Con đường nào đưa cô thành một ca sĩ nổi tiếng cả trong và ngoài nước như hôm nay? 
- Ca sĩ Phi Nhung: Điều này hoàn toàn tình cờ, giống như chuyện cổ tích thời hiện đại. Năm 9 tuổi, mẹ của tôi qua đời. Lúc đó, Nhung vừa làm chị và làm mẹ để chăm sóc 5 người em tuổi còn rất nhỏ. Có những đêm vì nhớ mẹ nên các em không ngủ. Để dỗ dành các em, tôi phải tập hát và hát rất nhiều những bài hát ru, dân ca Nam bộ… Có lẽ chính nhờ vậy mà tôi có được giọng hát như hôm nay. Thấy tôi khổ và có nét lai Tây nên một người tốt bụng đã làm thủ tục bảo lãnh sang định cư tại Florida (Hoa Kỳ). Sau đó, tôi tình cờ gặp được ca sĩ Trizzie Phương Trinh và chuyển về sống tại California, bắt đầu sự nghiệp ca hát cho đến nay.
* Tại sao cô lại thích hát nhạc trữ tình quê hương và dân ca Nam bộ?
Ảnh: Minh Vỹ
Ảnh: Minh Vỹ
- Ca sĩ Phi Nhung:
Vì tôi thương mẹ, thương các em. Như đã nói ở trên, trước đây mẹ tôi hát ru tôi bằng những bài trữ tình, dân ca Nam bộ. Sau đó tôi cũng làm điều đó tương tự đối với các em và bây giờ cũng thế. Dù ra nước ngoài sống khá lâu nhưng tôi luôn luôn coi quê hương là mẹ, mẹ là quê hương. Cảm ơn quê hương đã sinh ra mẹ tôi và cảm ơn mẹ đã sinh ra tôi. Vì thương mẹ nên hiện nay tôi đã nhận nuôi 13 đứa con tại một ngôi chùa ở tỉnh Bình Phước. Tất cả các con của tôi đều rất ngoan và đều lấy theo họ của tôi. Mẹ tôi thương tôi như thế nào thì tôi thương các con tôi như vậy.
* Là người con của núi rừng Tây Nguyên nhưng Nhung không hát nhạc ở đây xem ra cũng hơi lạ?
- Ca sĩ Phi Nhung: Thỉnh thoảng tôi vẫn hát những bài về Tây Nguyên đó thôi, chẳng hạn bài: Chiều lên bản thượng, Còn chút gì để nhớ, Nàng sơn ca… Riêng ca khúc “Thị trấn sương mù” là bài tủ mà nhạc sĩ Thanh Sơn viết tặng riêng cho tôi.
Tri ân Pleiku...
* Thường thì những người xa xứ, khi thành đạt họ trở về quê hương làm cái gì đó để tri ân nơi đã sinh ra mình. Còn Phi Nhung thì sao?
- Ca sĩ Phi Nhung: Thực ra bản thân tôi cũng đã tham gia làm công tác từ thiện tại Gia Lai trong thời gian qua nhưng không muốn kể ra ở đây. Hiện nay tôi đang có ý tưởng sẽ tổ chức một live show từ thiện ngay tại TP. Pleiku để tri ân về nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Và đây là live show đầu tiên của Phi Nhung được tổ chức tại Việt Nam. Trong live show này, tôi sẽ mời thêm danh hài Hoài Linh, ca sĩ Mạnh Quỳnh… Toàn bộ số tiền thu được sẽ làm từ thiện ủng hộ người nghèo tỉnh Gia Lai.
* Lúc nào thì live show này được tiến hành?
- Ca sĩ Phi Nhung: Dự kiến vào tháng 11 tới đây. Hiện nay địa điểm tổ chức, tên chương trình chưa được ấn định. Phi Nhung rất mong lãnh đạo tỉnh, khán giả Gia Lai ủng hộ nhiệt tình cho chương trình này và cũng là chia sẻ phần nào khó khăn cho bà con nghèo ở vùng sâu, vùng xa. Nếu không bận sang Nhật biểu diễn thì vào ngày 25-9, Nhung sẽ về Gia Lai hát tặng bà con nhân dịp diễn ra lễ khai mạc Giải Bóng đá U.21 quốc tế, tranh Cúp Báo Thanh Niên tại Sân Vận động Pleiku. Từ nay trở đi, nếu tỉnh ta có tổ chức sự kiện nào lớn, Phi Nhung sẵn sàng về hát phục vụ cho bà con…
* Cảm ơn cô về cuộc trao đổi này!
Minh Vỹ (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Tọa đàm “Sách-niềm đam mê của tôi”

Tọa đàm “Sách-niềm đam mê của tôi”

(GLO)- Tối 16-4, hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21-4), Hội Văn học Nghệ thuật Gia Lai phối hợp với Trường THPT chuyên Hùng Vương tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Sách-niềm đam mê của tôi”.

Dấu ấn văn hóa qua trang phục các dân tộc tỉnh Gia Lai

Dấu ấn văn hóa qua trang phục các dân tộc tỉnh Gia Lai

(GLO)- Trang phục mỗi dân tộc đều mang một câu chuyện văn hóa, lịch sử riêng. Tôn vinh văn hóa qua thời trang cũng là tinh thần của hoạt động trình diễn trang phục dân tộc, để lại dấu ấn khó quên trong khuôn khổ Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ III vừa qua.
Người Jrai ở Krông Pa lưu giữ nếp nhà dài

Người Jrai ở Krông Pa lưu giữ nếp nhà dài

(GLO)- 

Kiến trúc nhà ở phần nào thể hiện nét văn hóa trong đời sống của một cộng đồng. Với người Jrai ở huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai), văn hóa ấy thể hiện rõ nét qua từng nếp nhà dài, chở che qua bao thế hệ.

Thương nhớ cá đồng

Thương nhớ cá đồng

(GLO)- Khác với miền Nam quanh năm ấm áp, sản vật dồi dào, miền Bắc 4 mùa xuân, hạ, thu, đông rõ rệt nên thường là mùa nào thức ấy. Trong đó, loài cá, đặc biệt là cá đồng thì phải đúng mùa ăn mới thơm ngon.
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.