Các chiến sỹ cách mạng nhà tù Côn Đảo lên phim

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Các chiến sỹ cách mạng nhà tù Côn Đảo lên phim ảnh 1
 
Để chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI sắp diễn ra và những ngày lễ lớn trong năm 2011, sáng 6-1, Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh và Hãng phim Truyện Việt Nam đã họp báo ra mắt đoàn làm phim "Cuộc vượt ngục thần kỳ" (Vượt ngục).


Dựa trên những câu chuyện có thật về các chiến sỹ cách mạng qua các thời kỳ đã từng bị bắt, giam cầm, tra tấn và giữ vững khí tiết cách mạng tại nhà tù Côn Đảo, tác giả Đinh Thiên Phúc đã chắt lọc để viết kịch bản cho bộ phim truyền hình dài 30 tập.

Đây là kịch bản có giá trị nội dung tư tưởng sâu sắc, khẳng định ý chí cách mạng kiên cường của các chiến sỹ cộng sản sống trong "địa ngục trần gian" Côn Đảo, nhưng đã biết đoàn kết, dùng mưu trí để biến nhà tù thành trường học cách mạng.

Nhân vật chính là Xuân Bách, Đội trưởng trinh sát thuộc Lực lượng vũ trang Sài Gòn-Gia Định, hoạt động trong thời kỳ kháng chiến chống Thực dân Pháp và bị địch bắt đày ra Côn Đảo.

Nhờ có nghề thuốc đông y gia truyền của gia đình, anh đã biết tận dụng để làm vỏ bọc tập hợp các chiến sỹ cách mạng và những người bên kia chiến tuyến có cảm tình với cách mạng thành một lực lượng mạnh để đấu tranh với kẻ địch.

Bộ phim do Nghệ sỹ ưu tú Lê Đức Tiến làm đạo diễn, Nghệ sỹ ưu tú Vũ Quốc Tuấn quay phim, Nghệ sỹ ưu tú Vương Đức là giám đốc sản xuất. Góp mặt trong phim có nhiều nghệ sĩ ở hai miền Nam, Bắc và một số diễn viên người Pháp.

Tác giả Đinh Thiên Phúc bật mí: "Hình ảnh người cộng sản của chúng tôi không chỉ là một trí thức, giỏi tiếng Anh, tiếng Pháp, hào hoa, đẹp trai, mà còn rất mưu trí, anh dũng".

Đạo diễn Lê Đức Tiến bổ xung thêm: "Phim của chúng tôi sẽ xoay quanh ba chủ đề: Anh dũng nhất, khí phách kiên cường nhất và tình yêu mãnh liệt nhất".

Khó khăn nhất mà các nhà làm phim gặp phải là phải tạo dựng được một bối cảnh những năm 40-50 thế kỷ trước ở Sài Gòn, Côn Đảo…và một khó khăn khác là phải tìm cho ra một số diễn viên có thể lực gầy gò để vào vai tù nhân Côn Đảo, điều không dễ trong bối cảnh hôm nay.

Giám đốc Hãng phim Truyện Việt Nam Vương Đức được mời vào vai bí thư chi bộ nhà tù Côn Đảo, nhưng ông chưa nhận lời.

Phim sẽ khởi quay vào ngày 12-1-2011 tại Khu di tích nhà tù Côn Đảo và thị trấn Côn Đảo. Ngoài ra phim còn có những cảnh quay tại Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và một số tỉnh phía Nam.

Giám đốc Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh Huỳnh Văn Nam cho biết: "Bộ phim thuộc thể loại lịch sử, chiến tranh có kinh phí cao gấp đôi bộ phim truyền hình bình thường về đề tài tình yêu. Ngoài ra chúng tôi sẽ kêu gọi sự hỗ trợ về kinh phí của Ủy ban Nhân dân các tỉnh mà bộ phim sẽ quay tại đó".

Dự kiến phim sẽ ra mắt khán giả vào dịp lễ 30-4 hoặc 2-9 năm 2011.
Theo TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Tọa đàm “Sách-niềm đam mê của tôi”

Tọa đàm “Sách-niềm đam mê của tôi”

(GLO)- Tối 16-4, hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21-4), Hội Văn học Nghệ thuật Gia Lai phối hợp với Trường THPT chuyên Hùng Vương tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Sách-niềm đam mê của tôi”.

Dấu ấn văn hóa qua trang phục các dân tộc tỉnh Gia Lai

Dấu ấn văn hóa qua trang phục các dân tộc tỉnh Gia Lai

(GLO)- Trang phục mỗi dân tộc đều mang một câu chuyện văn hóa, lịch sử riêng. Tôn vinh văn hóa qua thời trang cũng là tinh thần của hoạt động trình diễn trang phục dân tộc, để lại dấu ấn khó quên trong khuôn khổ Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ III vừa qua.
Người Jrai ở Krông Pa lưu giữ nếp nhà dài

Người Jrai ở Krông Pa lưu giữ nếp nhà dài

(GLO)- 

Kiến trúc nhà ở phần nào thể hiện nét văn hóa trong đời sống của một cộng đồng. Với người Jrai ở huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai), văn hóa ấy thể hiện rõ nét qua từng nếp nhà dài, chở che qua bao thế hệ.

Thương nhớ cá đồng

Thương nhớ cá đồng

(GLO)- Khác với miền Nam quanh năm ấm áp, sản vật dồi dào, miền Bắc 4 mùa xuân, hạ, thu, đông rõ rệt nên thường là mùa nào thức ấy. Trong đó, loài cá, đặc biệt là cá đồng thì phải đúng mùa ăn mới thơm ngon.