Nghệ sĩ và tết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng
Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng

Ca sỹ Đàm Vĩnh Hưng, một năm bay show nước ngoài tới gần 6 tháng và mùa Giáng sinh, Lễ tạ ơn và đón năm mới chính là mùa show đông đúc nhất tại Mỹ. Anh có mật độ show kỷ lục và thường sau khi xuống sân bay, Đàm Vĩnh Hưng sẽ có xe chở tới thẳng điểm diễn. Diễn xong lại lên máy bay, chuyển qua tiểu bang khác. Cứ như vậy, hành trình nghệ sỹ chạy show qua các tiểu bang thường không có giờ nghỉ. Giấc ngủ phần nhiều trên máy bay. Anh cũng thường xuyên nhận show xen kẽ tại Việt Nam và hành trình cũng y như vậy. Lên máy bay, đến điểm diễn, hát xong là vội vã đi về. Đàm Vĩnh Hưng nói, anh muốn trở về Việt Nam đón giao thừa cùng mẹ và gia đình. Ở Mỹ, rộn ràng nhất là mùa Giáng sinh và đón năm mới còn khi Tết cổ truyền Việt Nam thì không khí không còn sôi động nữa. Và nó kéo theo nỗi niềm của kẻ tha hương. Đã có những đêm khuya, chạy show xong, một mình ra sân bay, anh bật khóc nức nở. Cảm giác bơ vơ, những nghĩ suy về tình yêu, những mất mát… Tất cả như sự bung tỏa sau nhiều ngày kìm nén. Với Đàm Vĩnh Hưng, ở Việt Nam, ngày Tết anh ít chạy show, anh muốn dành thời gian cùng với người thân…

 

Còn Trịnh Kim Chi thì năm nay sẽ đón chồng về Việt Nam ăn Tết. Hai vợ chồng chị sẽ đưa bé Ngò đi chơi đêm giao thừa. Và ngày mùng 3 Tết (28-1), chị sẽ chiêu đãi chồng và gia đình những món ăn hấp dẫn nhất mà chị học được trong một năm sống tại Mỹ. Và buổi chiều ấy, có một món ăn khác, chị sẽ đãi cả gia đình và bạn bè, đó là tập đầu tiên của series phim truyền hình 30 tập “Sóng gió thương trường” sẽ phát vào 18h trên kênh HTV9. Trịnh Kim Chi đã trở lại bằng hình ảnh một cô gái tài năng nhưng không may mắn trong tình yêu, mãi vẫn giữ một tình yêu đơn phương với người đàn ông của mình. Chị nói, trong những ngày quay chị có khi phải đưa cả bé Ngò lên trường quay vì không có ai trông con. Nên Tết này là dịp để cả hai mẹ con hưởng… thành quả sau những ngày vất vả.

Trịnh Kim Chi
Trịnh Kim Chi

Tết này, MC Thanh Mai sẽ có chuyến đi châu Âu. Chị nói, đây là lần đầu tiên chị đi xa nhà trong những ngày đặc biệt như thế này. Làm việc quanh năm, chị muốn có một chuyến đi xa. Nhưng đó cũng lại là chuyến đi kết hợp với công việc. Thanh Mai nói, trước khi đi chị phải chuẩn bị rất kỹ, từ việc chuẩn bị Tết cho gia đình, cho cô con gái nhỏ. Sau đó mới tính đến việc chuẩn bị cho bản thân mình. “Dù sao thì cái Tết cũng cần phải được chuẩn bị chu tất. Vì mỗi năm có một lần thôi. Nó là cái cách mình nhớ về tổ tiên, ông bà và chiêm nghiệm cho mình” - chị chia sẻ.

Tết là dịp các ca sỹ trẻ chạy show tất bật nhất. Và họ thường ít đón giao thừa ở nhà. Nhưng với người nghệ sỹ, được đem cái đẹp đến phục vụ khán giả trong những ngày đầu tiên của mùa xuân là niềm vui nhiều hơn là sự vất vả. Chính vì thế, vào những ngày như vậy, không có ai mời show mới là nỗi buồn lớn với họ. Bay show trong khi thiên hạ đón xuân sang, dẫu có chút ngậm ngùi, nhưng đó cũng là một niềm vui không nhỏ với những người ăn cơm nghệ thuật.

Theo Zing

Có thể bạn quan tâm

Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

(GLO)- 

Tròn 70 năm kể từ khi cố Nghệ sĩ Ưu tú Nay Pharr (làng Ơi H'Briu, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) mang chiếc đàn t'rưng giới thiệu đến đông đảo công chúng trong và ngoài nước, loại nhạc cụ độc đáo ấy đã được quảng bá không ngừng.

Rau dớn

Rau dớn

(GLO)- Khi đi ngang qua hàng rau trong chợ, tôi đã dừng chân thật lâu trước những bó rau dớn xanh mướt, non mởn của bà con Jrai đem bán. Lâu lắm rồi, tôi mới thấy món rau dân dã này. Bao kỷ niệm chợt ùa về trong tôi. Không trả giá, tôi nhanh chóng mua ngay vài bó mang về.

Tự hào đất Tổ

Tự hào đất Tổ

(GLO)- Hàng năm, vào ngày 10-3 âm lịch, những người con đất Tổ lại tề tựu và thành kính dâng lễ tại Đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương ở Công viên Đồng Xanh (TP. Pleiku). Từ niềm tự hào nguồn cội, mỗi người đều tự nhắc mình nỗ lực phấn đấu, chung tay góp sức cho quê hương thứ hai ngày càng giàu đẹp.

Tọa đàm “Sách-niềm đam mê của tôi”

Tọa đàm “Sách-niềm đam mê của tôi”

(GLO)- Tối 16-4, hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21-4), Hội Văn học Nghệ thuật Gia Lai phối hợp với Trường THPT chuyên Hùng Vương tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Sách-niềm đam mê của tôi”.

Dấu ấn văn hóa qua trang phục các dân tộc tỉnh Gia Lai

Dấu ấn văn hóa qua trang phục các dân tộc tỉnh Gia Lai

(GLO)- Trang phục mỗi dân tộc đều mang một câu chuyện văn hóa, lịch sử riêng. Tôn vinh văn hóa qua thời trang cũng là tinh thần của hoạt động trình diễn trang phục dân tộc, để lại dấu ấn khó quên trong khuôn khổ Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ III vừa qua.
Người Jrai ở Krông Pa lưu giữ nếp nhà dài

Người Jrai ở Krông Pa lưu giữ nếp nhà dài

(GLO)- 

Kiến trúc nhà ở phần nào thể hiện nét văn hóa trong đời sống của một cộng đồng. Với người Jrai ở huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai), văn hóa ấy thể hiện rõ nét qua từng nếp nhà dài, chở che qua bao thế hệ.

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...