Thế giới quan tâm gì trước cuộc họp giữa Tổng thống Nga và Chủ tịch Trung Quốc?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

( GLO)- Theo TASS, nguồn tin thân cận với Văn phòng Tổng thống Nga tiết lộ với báo Vedomosti rằng, cuộc họp có thể được tổ chức dưới hình thức hội nghị trực tuyến, nhưng đang được thảo luận thêm.

Những chủ đề chung được quan tâm

Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Toàn diện về châu Âu và Quốc tế tại Trường Kinh tế Cao cấp- ông Vasily Kashin- nhận định hai nhà lãnh đạo có thể thảo luận về các vấn đề liên quan thực tiễn giữa Nga và Trung Quốc.

Tổng thống Nga và Chủ tịch Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Những vấn đề này đặc biệt phù hợp vì Trung Quốc đang bắt đầu nới lỏng các biện pháp kiểm soát dịch Covid-19 nên việc đi lại và kiểm soát biên giới sẽ thay đổi. 

Vấn đề năng lượng và hợp tác công nghiệp cũng có thể được hai nhà lãnh đạo Nga - Trung đưa ra thảo luận. Tình hình Ukraine, bán đảo Triều Tiên và căng thẳng gia tăng xung quanh đảo Đài Loan cũng được lưu tâm đầy đủ. 

Phó Giám đốc Viện nghiên cứu IMEMO Alexander Lomanov cho biết sau kết quả của Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 20 với việc ông Tập Cận Bình tái đắc cử Tổng bí thư Ban chấp hành trung ương Đảng, Nga đã biết họ sẽ hội đàm với ai ở Trung Quốc trong 5 năm tới.

Ông Lomanov đề cập Trung Quốc coi nền ngoại giao là ngoại giao cá nhân của một quan chức hàng đầu. Theo quan điểm của Bắc Kinh, quan hệ Nga - Trung thực sự thành công vì đã được lên kế hoạch chiến lược ở cấp cao nhất. Do đó, các nhà lãnh đạo có khả năng thảo luận những vấn đề quan trọng giữa hai bên trong ít nhất 5 năm tới. Điều này sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi cả về kinh tế và lĩnh vực nhân đạo cho hai quốc gia.

Về sự xích lại gần nhau, các nhà phân tích nhìn thấy những nét tương đồng rõ ràng về chính trị, trong đó có tính cách của cả hai nhà lãnh đạo và hệ thống chính trị ở Nga và Trung Quốc.

Sự bổ sung về mặt kinh tế tạo ra một động lực mạnh mẽ: một Trung Quốc “đói” tài nguyên là thị trường khổng lồ đang phát triển lại có vị trí địa lý gần gũi rõ ràng là mảnh đất màu mỡ cho các nhà xuất khẩu năng lượng, hàng hóa và nông sản Nga. Trong khi đó, các nhà sản xuất và đầu tư Trung Quốc luôn “chào hàng” các đối tác Nga với giá cạnh tranh.

Về chính sách đối ngoại, Nga và Trung Quốc có cùng chí hướng. Các lợi ích và chương trình nghị sự của hai nước này thường phù hợp: cả hai cùng có mục tiêu thách thức vị trí bá chủ của Mỹ.

Nga và Trung Quốc cũng có sự hội tụ- mặc dù không hoàn chỉnh- về chính sách đối với các vấn đề quốc tế. Nga và Trung Quốc thường tránh phản đối gay gắt bên còn lại, hoặc trấn an rằng đối phương có sự hậu thuẫn nhất định. Điều này đã được phản ánh qua thái độ thận trọng của Nga trước các hoạt động gây hấn của Trung Quốc ở biển Đông và sự im lặng của Trung Quốc trước những gì Nga làm ở Ukraine. 

Lợi ích và khác biệt  

Khi phương Tây vẫn đang ra sức bảo vệ và thúc đẩy một trật tự thế giới được thiết lập xoay quanh những định chế ra đời sau Thế chiến 2 thì Nga, Trung và một số nước khác lại muốn phát triển các định chế riêng như một lựa chọn khác.

Trên thực tế, sự liên kết chặt chẽ hơn với Bắc Kinh là nhu cầu chiến lược của Moscow để tạo ra đối trọng bù đắp cho sự xa lánh mà Mỹ và Liên minh châu Âu dành cho Nga sau khi nước này sáp nhập bán đảo Crimea hồi năm 2014, cũng như nhiều mâu thuẫn về mặt chính trị và kinh tế khác.

Ông Putin nhận thấy rằng mối quan hệ Nga- Trung gần gũi hơn sẽ “làm khó” cho Mỹ và các nước phương Tây, làm cho các tính toán chiến lược của Mỹ không dễ xảy ra và điều đó có lợi cho Moscow trước Washington. Những toan tính thực dụng về chính trị, kinh tế và chính sách đối ngoại cũng có liên quan.

Đến nay, Bắc Kinh đã cố gắng cân bằng sự ủng hộ dành cho Matxcơva với sự thận trọng cần thiết, tránh không để kinh tế nước mình chịu ảnh hưởng từ các lệnh cấm vận Nga của phương Tây.

Trung Quốc không lên án Nga trong cuộc chiến mà cáo buộc phương Tây khiêu khích; họ chưa gửi vũ khí cho Nga nhưng vẫn làm ăn buôn bán bình thường; không kết liên minh quân sự chính thức nhưng thường xuyên tổ chức các cuộc tập trận chung...Gần đây họ đã mua giá dầu Nga cao hơn giá trần do tổ chức các nước sản xuất, xuất khẩu dầu mỏ áp đặt.

Về vướng mắc trong quan hệ song phương, đó là sự cạnh tranh ảnh hưởng ở Trung Á- nơi hai nước từ lâu đã là "những địch thủ lặng lẽ của nhau", theo Therese Fallon - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Á, Âu và Nga ở Brussels (Bỉ).

Niva Yau- nghiên cứu viên cấp cao ở Viện OSCE, Bishkek (Kyrgyzstan), nói với Đài Mỹ CNN rằng, Trung Quốc có mục tiêu dài hạn chuyển dần thương mại toàn cầu từ trên biển lên trên bộ, nhất là các tuyến vận chuyển nhiên liệu "đề phòng biến cố ở Đài Loan". Việc kiểm soát các tuyến thương mại này, do đó, có thể trở thành vấn đề tế nhị giữa hai quốc gia.

Sự phức tạp trong quan hệ song phương thể hiện qua những khác biệt về cách đưa tin chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trung Quốc Lật Chiến Thư tới Nga. Duma Nga cho biết ông Lật đã nói: "Trung Quốc hiểu và ủng hộ Nga về những vấn đề nước này coi là lợi ích sống còn, cụ thể là tình hình ở Ukraine... Chúng tôi nhìn nhận việc Mỹ và các đồng minh NATO mở rộng sự hiện diện gần biên giới Nga là đe dọa nghiêm trọng an ninh quốc gia và sinh mạng công dân Nga". Tuy nhiên, điều này không xuất hiện trong thông cáo chính thức của Trung Quốc.

"Rõ ràng Trung Quốc muốn một nước Nga ổn định - Kerry Brown- Giáo sư về Trung Quốc ở Đại học King’s College (London, Anh)- bình luận. “Trung Quốc hẳn nhiên không tin tưởng NATO hay phương Tây, nhưng họ trên hết là vì lợi ích của mình, và giờ lợi ích đó không bao gồm sự bất ổn".

TS ( từ TTXVN, TPO, VOV,Tuổi trẻ online)

Có thể bạn quan tâm

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

(GLO)-"Hôm nay là khoảnh khắc đặc biệt, duy nhất sẽ không bao giờ xảy ra. Cả trong lịch sử Nga, Belarus và Ukraine, cũng như trong lịch sử thế giới, đặc biệt là châu Âu. Câu hỏi duy nhất là phải làm gì. Tất cả các bạn đều hiểu và biết rằng chỉ có một cách thức – đó là đàm phán. Đàm phán không có điều kiện tiên quyết", ông Lukashenko nói trong bài phát biểu trước người dân Belarus và các nhà lập pháp hôm 31/3.
Cựu tổng thống Trump bị truy tố

Cựu tổng thống Trump bị truy tố

(GLO)-Theo CNN đưa tin ngày 30/3, ông Trump sẽ trở thành cựu Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ bị truy tố hình sự. Diễn biến này có thể tác động đáng kể đến chiến dịch tái tranh cử năm 2024 của ông Trump, trùng với thời điểm xét xử vụ án.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

(GLO)-Mới đây, đài RT dẫn lời ông Putin cho biết vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga có thể được đưa đến Belarus sớm nhất vào mùa hè năm nay, đánh dấu lần đầu tiên từ thập niên 1990 vũ khí này được triển khai ngoài lãnh thổ Nga. Vũ khí đưa đến Belarus nhưng sẽ do lực lượng Nga quản lý.
Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

(GLO)-CNN hôm 23/3 dẫn số liệu thống kê từ chính quyền Bắc Kinh cho hay, từ năm 2021 – 2022, dân số thành phố đã giảm từ 21,88 triệu người xuống 21,84 triệu người. Đây là lần đầu tiên trong vòng 19 năm trở lại đây, Bắc Kinh ghi nhận tình trạng dân số giảm.
Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

(GLO)-Theo Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây, nhu cầu để Ukraine tái thiết và phục hồi đã tăng lên tới 411 tỷ USD, chỉ sau một năm Nga tấn công nước này. Khoản kinh phí khổng lồ nêu trên thể hiện tại cáo cáo được thực hiện bởi Kiev, Ngân hàng Thế giới, Ủy ban châu Âu và Liên hợp quốc.
Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

(GLO)-Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 21/3, người phát ngôn phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby nói: “Chúng ta đã thấy cách mà hai quốc gia này phát triển mối quan hệ gắn bó như thế nào trong nhiều năm qua”.
Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

(GLO)-Báo cáo được Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (IPCC) công bố hôm 20/ 3 ‐ chắt lọc từ 10.000 trang báo cáo của hơn 1.000 nhà khoa học - cho thấy thế giới có khả năng đã bỏ lỡ mục tiêu khí hậu là hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5⁰C so với nhiệt độ thời tiền công nghiệp.