Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ mong các bên sớm chấm dứt xung đột tại Ukraine  

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trong cuộc gặp với Phó chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga Konstantin Kosachev và Phó chủ tịch Quốc hội Ukraine Oleksandr Korniyenko vào ngày 23.11, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bày tỏ mong muốn hai bên sớm chấm dứt xung đột và nối lại đối thoại.

Bên lề Đại hội đồng liên nghị viện các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 43 (AIPA-43), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã gặp gỡ lãnh đạo một số quốc gia.

Tại cuộc gặp Phó chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga Konstantin Kosachev, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, thời gian qua, quan hệ hai nước không ngừng phát triển trên nhiều lĩnh vực. Đồng thời khẳng định, Việt Nam coi trọng quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Nga và mong muốn thúc đẩy hợp tác Việt - Nga ngày càng đi vào chiều sâu và hiệu quả, phát triển toàn diện, đáp ứng lợi ích của hai nước.

 

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Phó chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga Konstantin Kosachev. Ảnh: TTXVN
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Phó chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga Konstantin Kosachev. Ảnh: TTXVN


Ông Konstantin Kosachev khẳng định quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Nga - Việt phát triển mạnh mẽ và mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ giữa cơ quan quốc hội hai nước, trước hết là trao đổi đoàn và mong sớm đón Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm Nga.

Hai bên nhất trí tiếp tục thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư tương xứng với quan hệ chính trị tốt đẹp trên các ngành, lĩnh vực mà hai bên có nhu cầu và thế mạnh. Chủ tịch Quốc hội mong muốn trong nhiệm kỳ Quốc hội Khoá XV sẽ hợp tác chặt chẽ với Hội đồng Liên bang Nga nhằm thúc đẩy quan hệ hai nước, tăng cường trao đổi đoàn lãnh đạo Quốc hội và các Ủy ban của hai bên.

Trao đổi về tình hình Ukraine, Chủ tịch Quốc hội cho biết Việt Nam luôn quan tâm, theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình; khẳng định lập trường nhất quán của Việt Nam là tất cả các tranh chấp cần được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hiệp Quốc; mong các bên liên quan sớm chấm dứt xung đột và nối lại đối thoại.

Việt Nam hỗ trợ 500.000 USD cho người dân Ukraine

Tại cuộc gặp Phó chủ tịch Quốc hội Ukraine Oleksandr Korniyenko, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bày tỏ vui mừng gặp Phó chủ tịch Quốc hội Ukraine Oleksandr Korniyenko và các nghị sĩ Ukraine nhân dịp tham dự Đại hội đồng AIPA-43 và vào dịp hai nước kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Chủ tịch Quốc hội khẳng định, Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống, đối tác và hợp tác toàn diện với Ukraine.


 

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Phó chủ tịch Quốc hội Ukraine Oleksandr Korniyenko. Ảnh: TTXVN
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Phó chủ tịch Quốc hội Ukraine Oleksandr Korniyenko. Ảnh: TTXVN


Hai nhà lãnh đạo cho rằng, mặc dù bị ảnh hưởng của dịch Covid-19, quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại hai nước tiếp tục được duy trì và phát triển; Khóa họp lần thứ XV Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác kinh tế - thương mại và khoa học - kỹ thuật đã được tổ chức thành công.

Về quan hệ hợp tác giữa hai cơ quan lập pháp, hai lãnh đạo Quốc hội mong muốn thời gian tới đây, hai bên tiếp tục củng cố và thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Ukraine, đáp ứng lợi ích thiết thực của hai nước.

Trao đổi về tình hình xung đột tại Ukraine hiện nay, Chủ tịch Quốc hội khẳng định lập trường nhất quán của Việt Nam là các tranh chấp cần được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hiệp Quốc và mong muốn các bên liên quan sớm chấm dứt xung đột, nối lại đối thoại.

Nhân dịp này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cảm ơn Ukraine đã hỗ trợ bảo đảm an toàn và sơ tán công dân Việt Nam tại Ukraine. Trên tinh thần nhân đạo, sẻ chia, cũng như quan hệ hợp tác hai nước, Việt Nam đã quyết định hỗ trợ nhân đạo 500.000 USD cho người dân Ukraine thông qua Hội Chữ thập Đỏ và Liên Hiệp Quốc và sẵn sàng hợp tác tham gia tái thiết Ukraine sau này.

Bên cạnh đó, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng đã có cuộc gặp với Chủ tịch Quốc hội Nepal Ganesh Prasad Timilsina.


 

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có cuộc gặp với Chủ tịch Quốc hội Nepal Ganesh Prasad Timilsina. Ảnh: TTXVN
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có cuộc gặp với Chủ tịch Quốc hội Nepal Ganesh Prasad Timilsina. Ảnh: TTXVN


Hai nhà lãnh đạo cho rằng, hai quốc gia đã có lịch sử phát triển lâu dài cũng như mối quan hệ hợp tác hữu nghị ngày càng phát triển; mong muốn thời gian tới hai nước sẽ đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh vực còn nhiều tiềm năng.

Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, kim ngạch thương mại giữa hai nước hiện còn thấp so với tiềm năng và thế mạnh của mỗi nước, do đó cần thành lập Ủy ban hỗn hợp kinh tế - thương mại để tăng cường quan hệ kinh tế và khai thác thế mạnh của cả hai nước và hai khu vực. Từ đó, tạo điều kiện để các doanh nghiệp hai nước tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư, kinh doanh; xem xét mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực còn rất nhiều tiềm năng như nông nghiệp, viễn thông, văn hóa, du lịch.

Theo Đậu Tiến Đạt (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

(GLO)-"Hôm nay là khoảnh khắc đặc biệt, duy nhất sẽ không bao giờ xảy ra. Cả trong lịch sử Nga, Belarus và Ukraine, cũng như trong lịch sử thế giới, đặc biệt là châu Âu. Câu hỏi duy nhất là phải làm gì. Tất cả các bạn đều hiểu và biết rằng chỉ có một cách thức – đó là đàm phán. Đàm phán không có điều kiện tiên quyết", ông Lukashenko nói trong bài phát biểu trước người dân Belarus và các nhà lập pháp hôm 31/3.
Cựu tổng thống Trump bị truy tố

Cựu tổng thống Trump bị truy tố

(GLO)-Theo CNN đưa tin ngày 30/3, ông Trump sẽ trở thành cựu Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ bị truy tố hình sự. Diễn biến này có thể tác động đáng kể đến chiến dịch tái tranh cử năm 2024 của ông Trump, trùng với thời điểm xét xử vụ án.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

(GLO)-Mới đây, đài RT dẫn lời ông Putin cho biết vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga có thể được đưa đến Belarus sớm nhất vào mùa hè năm nay, đánh dấu lần đầu tiên từ thập niên 1990 vũ khí này được triển khai ngoài lãnh thổ Nga. Vũ khí đưa đến Belarus nhưng sẽ do lực lượng Nga quản lý.
Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

(GLO)-CNN hôm 23/3 dẫn số liệu thống kê từ chính quyền Bắc Kinh cho hay, từ năm 2021 – 2022, dân số thành phố đã giảm từ 21,88 triệu người xuống 21,84 triệu người. Đây là lần đầu tiên trong vòng 19 năm trở lại đây, Bắc Kinh ghi nhận tình trạng dân số giảm.
Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

(GLO)-Theo Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây, nhu cầu để Ukraine tái thiết và phục hồi đã tăng lên tới 411 tỷ USD, chỉ sau một năm Nga tấn công nước này. Khoản kinh phí khổng lồ nêu trên thể hiện tại cáo cáo được thực hiện bởi Kiev, Ngân hàng Thế giới, Ủy ban châu Âu và Liên hợp quốc.
Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

(GLO)-Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 21/3, người phát ngôn phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby nói: “Chúng ta đã thấy cách mà hai quốc gia này phát triển mối quan hệ gắn bó như thế nào trong nhiều năm qua”.
Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

(GLO)-Báo cáo được Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (IPCC) công bố hôm 20/ 3 ‐ chắt lọc từ 10.000 trang báo cáo của hơn 1.000 nhà khoa học - cho thấy thế giới có khả năng đã bỏ lỡ mục tiêu khí hậu là hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5⁰C so với nhiệt độ thời tiền công nghiệp.