Chủ tịch nước dự lễ khởi công tòa nhà hành chính Quốc hội Campuchia do Việt Nam viện trợ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội Campuchia đã dự Lễ khởi công xây dựng toà nhà hành chính mới của Quốc hội Vương quốc Campuchia - quà tặng của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam dành cho Nhà nước và nhân dân Campuchia, trị giá 25 triệu USD.

Chiều 21-12, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Vương quốc Campuchia, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc hội kiến với Chủ tịch Thượng viện Campuchia Say Chhum.

 

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc hội kiến với Chủ tịch Thượng viện Campuchia Xay Chum (Say Chhum) - Ảnh: Thế Dũng
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc hội kiến với Chủ tịch Thượng viện Campuchia Xay Chum (Say Chhum) - Ảnh: Thế Dũng


Tại cuộc hội kiến, Chủ tịch Thượng viện Say Chhum hoan nghênh và đánh giá cao ý nghĩa hết sức quan trọng của chuyến thăm cấp Nhà nước tới Vương quốc Campuchia của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn đại biểu cấp cao nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, góp phần thắt chặt mối quan hệ láng giềng hữu nghị giữa hai nước; đồng thời chúc mừng những thành quả to lớn Việt Nam đã đạt được dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đứng đầu; bày tỏ tin tưởng Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam sẽ thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội Đảng XIII.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ vui mừng được trở lại thăm đất nước Campuchia tươi đẹp trên cương vị mới; chúc mừng những thành tựu to lớn mà nhân dân Campuchia anh em đạt được thời gian qua, nhất là an ninh - chính trị được giữ vững, dịch bệnh được kiểm soát tốt, đời sống của người dân không ngừng được cải thiện, vị thế của Campuchia ngày càng được nâng cao ở khu vực và trên thế giới.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chúc Campuchia tổ chức thành công cuộc bầu cử Hội đồng xã, phường năm 2022 và bầu cử Quốc hội năm 2023; bày tỏ tin tưởng rằng dưới sự trị vì anh minh của Quốc vương Norodom Sihamoni, với sự đồng lòng chung sức của Thượng viện, Quốc hội, Chính phủ và ý chí kiên cường của nhân dân Campuchia anh em, Vương quốc Campuchia sẽ tiếp tục phát triển bền vững, thịnh vượng, không ngừng nâng cao.

Cùng khẳng định quyết tâm không ngừng vun đắp và củng cố quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài giữa Việt Nam và Campuchia, hai nhà lãnh đạo vui mừng nhận thấy, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, hợp tác giữa hai nước vẫn giữ được đà phát triển tích cực trên tất cả các kênh và trong tất cả các lĩnh vực, trong đó hợp tác giữa các cơ quan lập pháp hai nước.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh Quốc hội Việt Nam và Thượng viện Campuchia thường xuyên trao đổi, phối hợp và ủng hộ lẫn nhau trong khuôn khổ song phương cũng như tại các diễn đàn nghị viện khu vực và quốc tế.

Trao đổi về phương hướng tăng cường hợp tác trong thời gian tới, hai bên nhất trí thúc đẩy các cơ quan lập pháp hai nước tiếp tục ủng hộ và tạo hành lang pháp lý thuận lợi hơn nữa cho việc tăng cường kết nối kinh tế, thương mại, đầu tư; thúc đẩy giao lưu nhân dân, nhất là thế hệ trẻ, và hợp tác giữa các địa phương, nhất là các tỉnh giáp biên của hai nước; phối hợp tổ chức tốt các hoạt động chào mừng "Năm Hữu nghị Việt Nam - Campuchia, Campuchia - Việt Nam 2022" và kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước (24-6-1967 - 24-6-2022).

 


Chiều cùng ngày, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc hội kiến với Chủ tịch Quốc hội Campuchia Heng Samrin.

Tại cuộc hội kiến, Chủ tịch Quốc hội Heng Samrin nhiệt liệt chào mừng chuyến thăm cấp Nhà nước tới Vương quốc Campuchia của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc; tin tưởng chuyến thăm sẽ góp phần thúc đẩy và làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ "làng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài" giữa hai nước.

Chủ tịch Heng Samrin bày tỏ cảm ơn sự giúp đỡ chí tình, chí nghĩa của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã dành cho Campuchia trong giai đoạn đấu tranh giành độc lập dân tộc và lật đổ chế độ diệt chủng trước đây cũng như trong phát triển đất nước ngày nay.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ vui mừng được trở lại thăm Campuchia và gặp lại Chủ tịch Heng Samrin, người bạn thân thiết và gần gũi của nhân dân Việt Nam; chúc mừng Quốc hội Campuchia thời gian qua đã chủ trì thành công nhiều hoạt động đối nội, đối ngoại quan trọng, gần đây nhất là Hội nghị Đối tác Liên nghị viện (ASEP) lần thứ 11 (11/2021); bày tỏ tin tưởng và chúc Campuchia tổ chức thành công cuộc bầu cử Hội đồng xã, phường năm 2022, bầu cử Quốc hội năm 2023, cũng như đảm nhiệm tốt vai trò Chủ tịch Hội đồng Liên Nghị viện Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (AIPA) trong năm 2022.

Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh Việt Nam và Campuchia là hai nước láng giềng gần gũi, có truyền thống đoàn kết, ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau, là niềm tự hào và là tài sản vô giá của hai dân tộc mà các thế hệ mai sau của hai nước cần tiếp tục duy trì, gìn giữ và phát huy, như việc hai nước thời gian qua đã hỗ trợ lẫn nhau rất kịp thời, hiệu quả trong công tác phòng chống dịch Covid-19.

Hai bên nhất trí trong thời gian tới sẽ duy trì tiếp xúc, trao đổi cấp cao và các cấp thường xuyên ở tất cả các kênh, trong đó kênh nghị viện; tăng cường trao đổi kinh nghiệm cũng như tổ chức các cuộc giao lưu giữa các Nghị sĩ, Nhóm Nghị sĩ hữu nghị, Nhóm nữ đại biểu Quốc hội, Nhóm đại biểu Quốc hội trẻ hai nước; tiếp tục phát huy vai trò của Quốc hội hai nước trong việc thúc đẩy quan hệ song phương, nhất là trong việc xây dựng thể chế, hoàn thiện hệ thống pháp luật cho việc tăng cường kết nối giữa hai nền kinh tế, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho cho việc tăng cường và nâng cao hiệu quả hợp tác trên tất cả các lĩnh vực; tiếp tục phối hợp chặt chẽ, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn nghị viện khu vực và quốc tế như AIPA, Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU), Diễn đàn Nghị viện châu Á – Thái Bình Dương (APPF).

Đáng chú ý, ngay sau cuộc hội kiến, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội Campuchia đã cùng tham dự Lễ khởi công dự án xây dựng toà nhà hành chính mới của Quốc hội Vương quốc Campuchia - quà tặng của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam dành cho Nhà nước và nhân dân Campuchia.

Đây là quà tặng của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam dành cho nhà nước và nhân dân Campuchia.

 

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội Campuchia tham dự lễ khởi công dự án xây dựng toà nhà hành chính mới của Quốc hội Vương quốc Campuchia.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội Campuchia tham dự lễ khởi công dự án xây dựng toà nhà hành chính mới của Quốc hội Vương quốc Campuchia.


Chủ tịch Quốc hội Campuchia Heng Samrin trân trọng cảm ơn và đánh giá cao Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã tặng 25 triệu USD để xây dựng công trình hết sức có ý nghĩa này.

Tòa nhà hành chính mới Quốc hội Campuchia được khởi công xây dựng theo thỏa thuận cung cấp viện trợ tài chính không hoàn lại cho Chính phủ Vương quốc Campuchia để xây dựng tòa nhà hành chính mới của Quốc hội Campuchia. Thỏa thuận này được thực hiện theo ý tưởng trong chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Campuchia vào tháng 7-2017 trước đó.

Theo đó, Chính phủ Việt Nam sẽ viện trợ cho Campuchia 25 triệu USD để xây dựng công trình này. Công trình tòa nhà hành chính mới Quốc hội Vương quốc Campuchia được xây dựng trên diện tích ngang 27 m, dài 49 m, cao 12 tầng và 2 tầng hầm đỗ xe, có vị trí ngay bên cạnh tòa nhà Quốc hội hiện tại.


 


Báo cáo tại lễ khởi công, Tổng thư ký Quốc hội Campuchia Leng Peng Long khẳng định công trình sẽ được xây dựng đúng quy định, đảm bảo chất lượng, chắc chắn và mỹ quan vô cùng hấp dẫn.

"Chúng tôi hy vọng rằng tòa nhà quý giá này sẽ trở thành biểu tượng của tình hữu nghị giữa dân tộc Campuchia và dân tộc Việt Nam, là tình hữu nghị vững bền và là tải sản vô giá mà hai dân tộc chúng ta sẽ nỗ lực gìn giữ mãi mãi"- ông Leng Peng Long nói.

Thế Dũng từ Phnom Penh, Campuchia
(Dẫn nguồn NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

(GLO)-"Hôm nay là khoảnh khắc đặc biệt, duy nhất sẽ không bao giờ xảy ra. Cả trong lịch sử Nga, Belarus và Ukraine, cũng như trong lịch sử thế giới, đặc biệt là châu Âu. Câu hỏi duy nhất là phải làm gì. Tất cả các bạn đều hiểu và biết rằng chỉ có một cách thức – đó là đàm phán. Đàm phán không có điều kiện tiên quyết", ông Lukashenko nói trong bài phát biểu trước người dân Belarus và các nhà lập pháp hôm 31/3.
Cựu tổng thống Trump bị truy tố

Cựu tổng thống Trump bị truy tố

(GLO)-Theo CNN đưa tin ngày 30/3, ông Trump sẽ trở thành cựu Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ bị truy tố hình sự. Diễn biến này có thể tác động đáng kể đến chiến dịch tái tranh cử năm 2024 của ông Trump, trùng với thời điểm xét xử vụ án.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

(GLO)-Mới đây, đài RT dẫn lời ông Putin cho biết vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga có thể được đưa đến Belarus sớm nhất vào mùa hè năm nay, đánh dấu lần đầu tiên từ thập niên 1990 vũ khí này được triển khai ngoài lãnh thổ Nga. Vũ khí đưa đến Belarus nhưng sẽ do lực lượng Nga quản lý.
Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

(GLO)-CNN hôm 23/3 dẫn số liệu thống kê từ chính quyền Bắc Kinh cho hay, từ năm 2021 – 2022, dân số thành phố đã giảm từ 21,88 triệu người xuống 21,84 triệu người. Đây là lần đầu tiên trong vòng 19 năm trở lại đây, Bắc Kinh ghi nhận tình trạng dân số giảm.
Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

(GLO)-Theo Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây, nhu cầu để Ukraine tái thiết và phục hồi đã tăng lên tới 411 tỷ USD, chỉ sau một năm Nga tấn công nước này. Khoản kinh phí khổng lồ nêu trên thể hiện tại cáo cáo được thực hiện bởi Kiev, Ngân hàng Thế giới, Ủy ban châu Âu và Liên hợp quốc.
Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

(GLO)-Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 21/3, người phát ngôn phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby nói: “Chúng ta đã thấy cách mà hai quốc gia này phát triển mối quan hệ gắn bó như thế nào trong nhiều năm qua”.
Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

(GLO)-Báo cáo được Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (IPCC) công bố hôm 20/ 3 ‐ chắt lọc từ 10.000 trang báo cáo của hơn 1.000 nhà khoa học - cho thấy thế giới có khả năng đã bỏ lỡ mục tiêu khí hậu là hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5⁰C so với nhiệt độ thời tiền công nghiệp.