UNCTAD 15: Thúc đẩy thương mại và phát triển trong bối cảnh COVID-19

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn kêu gọi đẩy mạnh chủ nghĩa đa phương và hợp tác quốc tế nhằm kiểm soát dịch bệnh, nâng cao khả năng thích ứng và đẩy nhanh quá trình phục hồi kinh tế.

 

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu tại phiên toàn thể hội nghị. (Nguồn: baoquocte.vn)
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu tại phiên toàn thể hội nghị. (Nguồn: baoquocte.vn)


Nhận lời mời của Tổng Thư ký Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD), Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tham dự Khóa họp lần thứ 15 của UNCTAD. Hội nghị được tổ chức từ ngày 3-7/10/2021 theo hình thức trực tuyến và trực tiếp tại Geneva (Thụy Sĩ) và Bridgetown (Barbados).

Với chủ đề “Từ bất bình đẳng và tính dễ bị tổn thương đến thịnh vượng cho tất cả mọi người,” UNCTAD 15 có sự tham dự của lãnh đạo cấp cao các nước và tổ chức quốc tế, như Thủ tướng Barbados Mia Amor Mottley, Tổng thống Kenya, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres, Tổng Thư ký UNCTAD Rebeca Grynspan, Tổng Giám đốc WTO Ngozi Okonjo-Iweala, cùng các Bộ trưởng và đại biểu từ hơn 200 quốc gia trên thế giới.

Phát biểu tại phiên khai mạc, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres nhấn mạnh, các nước đang phát triển đang đứng trước những thách thức nghiêm trọng để thúc đẩy thương mại và phát triển trong bối cảnh phục hồi từ COVID-19. Theo đó, Liên hợp quốc cần phát huy vai trò hỗ trợ các nước đang phát triển trong các nỗ lực này.

Tổng Thư ký UNCTAD Rebeca Grynspan cho rằng, thế giới đang ở thời điểm quan trọng trong lịch sử của chủ nghĩa đa phương khi các nước đang phát triển đối mặt với rất nhiều thách thức trên các lĩnh vực, đặc biệt là kiểm soát dịch bệnh và phục hồi kinh tế.

Nhiều nhà lãnh đạo nhấn mạnh thông điệp tiếp cận bình đẳng vaccine COVID-19, tăng cường phối hợp đa phương trong ứng phó khủng hoảng khí hậu và khủng hoảng nợ.

Phát biểu tại phiên toàn thể của Hội nghị (ngày 6/10), Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, năm 2021 đánh dấu một chương mới của thương mại và phát triển toàn cầu; trong đó, số hóa và đổi mới sáng tạo làm biến đổi sâu sắc cách thức các nước trao đổi và hợp tác; bất bình đẳng ngày càng gia tăng không chỉ trong nắm bắt các cơ hội của toàn cầu hóa mà còn trong khả năng hồi phục sau đại dịch.

Các thách thức toàn cầu, nhất là biến đổi khí hậu và đại dịch COVID-19 đã gây ra khủng hoảng y tế, kinh tế và xã hội chưa từng có tiền lệ.

Trong bối cảnh đó, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đề xuất ba khuyến nghị quan trọng. Thứ nhất, hơn lúc nào hết, cần đẩy mạnh chủ nghĩa đa phương và hợp tác quốc tế nhằm kiểm soát dịch bệnh, nâng cao khả năng thích ứng và đẩy nhanh quá trình phục hồi kinh tế trên phạm vi toàn cầu, đồng thời củng cố những nền tảng để nâng cao khả năng tự cường trước các cú sốc toàn cầu có thể xảy ra trong tương lai.

Bộ trưởng kêu gọi cần bảo đảm tiếp cận vaccine công bằng và sớm nhất, đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong chia sẻ vaccine cũng như hợp tác về công nghệ sản xuất vaccine.

UNTAD cần phối hợp chặt chẽ với các cơ chế đa phương, hỗ trợ các nước đang phát triển trong việc giải quyết các thách thức đang đặt ra trong thương mại và phát triển, nhất là đứt gãy chuỗi cung ứng, nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu, nâng cao khả năng tự chủ của nền kinh tế...

Thứ hai, phát triển trong tương lai cần bảo đảm tính bền vững, bao trùm cả về kinh tế, môi trường và xã hội. Bộ trưởng đề nghị tăng cường các nỗ lực quốc tế để hỗ trợ nâng cao khả năng thích ứng của những khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu, trong đó có khu vực tiểu vùng Mekong và đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam.

Thứ ba, UNCTAD cần phát huy vai trò trong việc thúc đẩy hợp tác toàn cầu về đổi mới sáng tạo và số hóa nhằm tạo ra các động lực mới cho phát triển bền vững và tăng trưởng trên nền tảng công nghệ.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định, Việt Nam đang tập trung mọi nỗ lực để kiểm soát và thích ứng an toàn với dịch bệnh, thúc đẩy phục hồi kinh tế, phát triển nhanh và bền vững trong điều kiện bình thường mới, trên cơ sở khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Việt Nam mong muốn tiếp tục nhận được sự hợp tác chặt chẽ của UNCTAD và cộng đồng quốc tế trong quá trình thực hiện các mục tiêu phát triển đất nước, đồng thời sẽ tiếp tục chung tay cùng cộng đồng quốc tế để bảo đảm môi trường quốc tế hòa bình, ổn định, phát triển và thịnh vượng.

Hội nghị UNCTAD 15 - hội nghị quan trọng của cơ chế hợp tác và phát triển lớn nhất toàn cầu, sẽ tiếp tục diễn ra đến hết ngày 7/10/2021. Dự kiến, Hội nghị sẽ thông qua Tuyên bố “Từ bất bình đẳng và tính dễ bị tổn thương đến thịnh vượng cho tất cả mọi người” nhằm khẳng định cam kết của UNCTAD trong việc ứng phó với các thách thức về thương mại và phát triển trong quá trình phục hồi từ đại dịch COVID-19 vì mục tiêu thịnh vượng cho tất cả mọi người.

Tuyên bố đặc biệt nhấn mạnh chìa khóa để giải quyết các thách thức về thương mại và phát triển toàn cầu là đẩy mạnh chủ nghĩa đa phương và tăng cường hợp tác quốc tế.

Ngoài phiên thảo luận toàn thể, đoàn Việt Nam tham dự, đóng góp tích cực đóng góp tại Hội nghị quan chức cao cấp, Hội nghị Bộ trưởng nhóm G77 và Trung Quốc.

Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) là diễn đàn liên chính phủ được thành lập năm 1964 nhằm mục đích hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển kinh tế nói chung và thương mại nói riêng của tất cả các nước thành viên; đặc biệt hướng tới mục tiêu bảo đảm sự phát triển hài hòa về các mặt thương mại, vận tải, viện trợ, tài chính và kỹ thuật.

Hiện UNCTAD bao gồm 195 thành viên, trong đó có 155 nước (trong đó có Việt Nam) là thành viên của Ủy ban Thương mại và phát triển.

Theo TTXVN/Vietnam+

Có thể bạn quan tâm

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

(GLO)-"Hôm nay là khoảnh khắc đặc biệt, duy nhất sẽ không bao giờ xảy ra. Cả trong lịch sử Nga, Belarus và Ukraine, cũng như trong lịch sử thế giới, đặc biệt là châu Âu. Câu hỏi duy nhất là phải làm gì. Tất cả các bạn đều hiểu và biết rằng chỉ có một cách thức – đó là đàm phán. Đàm phán không có điều kiện tiên quyết", ông Lukashenko nói trong bài phát biểu trước người dân Belarus và các nhà lập pháp hôm 31/3.
Cựu tổng thống Trump bị truy tố

Cựu tổng thống Trump bị truy tố

(GLO)-Theo CNN đưa tin ngày 30/3, ông Trump sẽ trở thành cựu Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ bị truy tố hình sự. Diễn biến này có thể tác động đáng kể đến chiến dịch tái tranh cử năm 2024 của ông Trump, trùng với thời điểm xét xử vụ án.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

(GLO)-Mới đây, đài RT dẫn lời ông Putin cho biết vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga có thể được đưa đến Belarus sớm nhất vào mùa hè năm nay, đánh dấu lần đầu tiên từ thập niên 1990 vũ khí này được triển khai ngoài lãnh thổ Nga. Vũ khí đưa đến Belarus nhưng sẽ do lực lượng Nga quản lý.
Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

(GLO)-CNN hôm 23/3 dẫn số liệu thống kê từ chính quyền Bắc Kinh cho hay, từ năm 2021 – 2022, dân số thành phố đã giảm từ 21,88 triệu người xuống 21,84 triệu người. Đây là lần đầu tiên trong vòng 19 năm trở lại đây, Bắc Kinh ghi nhận tình trạng dân số giảm.
Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

(GLO)-Theo Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây, nhu cầu để Ukraine tái thiết và phục hồi đã tăng lên tới 411 tỷ USD, chỉ sau một năm Nga tấn công nước này. Khoản kinh phí khổng lồ nêu trên thể hiện tại cáo cáo được thực hiện bởi Kiev, Ngân hàng Thế giới, Ủy ban châu Âu và Liên hợp quốc.
Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

(GLO)-Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 21/3, người phát ngôn phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby nói: “Chúng ta đã thấy cách mà hai quốc gia này phát triển mối quan hệ gắn bó như thế nào trong nhiều năm qua”.
Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

(GLO)-Báo cáo được Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (IPCC) công bố hôm 20/ 3 ‐ chắt lọc từ 10.000 trang báo cáo của hơn 1.000 nhà khoa học - cho thấy thế giới có khả năng đã bỏ lỡ mục tiêu khí hậu là hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5⁰C so với nhiệt độ thời tiền công nghiệp.