Trung Quốc kỷ luật hơn 30 quan chức quản lý yếu kém để bùng phát dịch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Một Phó Thị trưởng, nhiều lãnh đạo huyện và người đứng đầu các ủy ban y tế địa phương, nhân viên quản lý bệnh viện, các quan chức sân bay... bị kỷ luật do quản lý yếu kém làm bùng phát dịch COVID-19.

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Vũ Hán, Trung Quốc, ngày 3/8/2021. (Ảnh: THX/TTXVN)
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Vũ Hán, Trung Quốc, ngày 3/8/2021. (Ảnh: THX/TTXVN)



Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, hơn 30 quan chức ở 4 tỉnh đang bùng phát dịch COVID-19 tại Trung Quốc đã bị kỷ luật bằng nhiều hình thức vì phản ứng chậm chạp và quản lý yếu kém trong việc đối phó với làn sóng dịch mới nhất trên khắp nước này.

Trong số này có một Phó Thị trưởng, nhiều lãnh đạo huyện, người đứng đầu các ủy ban y tế địa phương, nhân viên quản lý bệnh viện, các quan chức sân bay và ngành du lịch.

Tại thành phố Nam Kinh, thủ phủ tỉnh Giang Tô, miền Đông Trung Quốc, khởi điểm của đợt bùng phát dịch mới nhất, ít nhất 15 quan chức đã phải nhận một loạt hình thức kỷ luật vào ngày 7/8, trong đó có ông Hồ Vạn Tiến, Phó Thị trưởng Nam Kinh, Phương Trung Hữu, Chủ nhiệm Ủy ban Y tế Nam Kinh và Vương Siêu, Trưởng bộ phận chống dịch tại sân bay quốc tế Lộc Khẩu của Nam Kinh.

Việc phòng chống dịch yếu kém tại sân bay chính là nguyên nhân làm bùng phát dịch lần này.

Tại thành phố du lịch Trương Gia Giới ở tỉnh Hồ Nam, một trọng điểm lây nhiễm COVID-19 trong đợt bùng phát mới nhất, 20 quan chức và nhân viên công quyền đã bị kỷ luật vì phản ứng chậm chạp trong việc phòng chống dịch.

Danh sách này bao gồm các quan chức cấp huyện, nhân viên quản lý bệnh viện, nhân viên trong lĩnh vực du lịch và nhiều nhân viên liên quan đến một buổi biểu diễn nghệ thuật tại địa phương phục vụ khách du lịch.

Buổi biểu diễn đã khiến dịch bệnh lây lan rộng đến ít nhất 8 tỉnh và khu vực trên khắp Trung Quốc.

Hai thành phố khác bị dịch bệnh hoành hành là Trịnh Châu ở tỉnh Hà Nam, miền Trung Trung Quốc và Yên Đài ở tỉnh Sơn Đông, miền Đông Trung Quốc, cũng đã thông báo các hình thức kỷ luật đối với những cán bộ và nhân viên thực hiện không hiệu quả trách nhiệm quản lý và giám sát phòng chống dịch.

Bà Phó Quý Vinh, Bí thư Đảng ủy Ủy ban Y tế Trịnh Châu, đã bị cách chức. Bí thư Đảng ủy Bệnh viện Nhân dân số 6 Trịnh Châu, một bệnh viện được chỉ định để điều trị cho những người nước ngoài bị nhiễm COVID-19, cũng bị cách chức.

Ủy ban Y tế Trịnh Châu đã được yêu cầu điều chỉnh việc quản lý bệnh viện sau khi nhiều bệnh nhân COVID-19 được xác nhận và không có triệu chứng ở thành phố được phát hiện có liên quan đến bệnh viện này, bao gồm các nhân viên dọn vệ sinh, nhân viên y tế, bệnh nhân nội trú và người thân đi cùng họ.

Đợt bùng phát dịch COVID-19 mới nhất, được mô tả là nghiêm trọng nhất kể từ đợt bùng phát năm ngoái ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, miền Trung Trung Quốc, đã chứng kiến 1.588 trường hợp được xác nhận nhiễm bệnh từ ngày 20/7 đến cuối ngày 8/8.

Trong một bài báo đăng ngày 7/8, cựu Bộ trưởng Y tế Trung Quốc Cao Cường đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bịt kín những kẽ hở trong việc ngăn chặn các ca bệnh nhập khẩu.

Ông Cao Cường nói rằng Trung Quốc có khả năng loại bỏ virus SARS-CoV-2 giống như cách mà Trung Quốc nhanh chóng ngăn chặn đợt bùng phát dịch bệnh năm 2020.

Các chuyên gia cho rằng, việc trừng phạt kịp thời những cán bộ không đủ năng lực trong công tác phòng chống dịch là hành động thích đáng vì cuộc chiến chống dịch không có chỗ cho những sơ hở, sai sót hay lơ là của những người phụ trách công tác phòng chống dịch.

Ông Vương Bồi Ngọc, Phó Hiệu trưởng Trường Y tế Công cộng thuộc Đại học Bắc Kinh, ngày 8/8 cho biết, đợt bùng phát dịch bắt đầu ở Nam Kinh và lan nhanh sang một số tỉnh thành đã cho thấy lỗ hổng trong công tác kiểm soát dịch bệnh ở một số nơi, ví dụ như sân bay.

Chuyên gia này nhấn mạnh rằng “đây là một lời cảnh tỉnh cho tất cả mọi người, rằng dịch COVID-19 có thể bùng phát bất cứ lúc nào khi chúng ta nới lỏng các biện pháp kiểm soát".

Theo Tiến Trung (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

(GLO)-"Hôm nay là khoảnh khắc đặc biệt, duy nhất sẽ không bao giờ xảy ra. Cả trong lịch sử Nga, Belarus và Ukraine, cũng như trong lịch sử thế giới, đặc biệt là châu Âu. Câu hỏi duy nhất là phải làm gì. Tất cả các bạn đều hiểu và biết rằng chỉ có một cách thức – đó là đàm phán. Đàm phán không có điều kiện tiên quyết", ông Lukashenko nói trong bài phát biểu trước người dân Belarus và các nhà lập pháp hôm 31/3.
Cựu tổng thống Trump bị truy tố

Cựu tổng thống Trump bị truy tố

(GLO)-Theo CNN đưa tin ngày 30/3, ông Trump sẽ trở thành cựu Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ bị truy tố hình sự. Diễn biến này có thể tác động đáng kể đến chiến dịch tái tranh cử năm 2024 của ông Trump, trùng với thời điểm xét xử vụ án.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

(GLO)-Mới đây, đài RT dẫn lời ông Putin cho biết vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga có thể được đưa đến Belarus sớm nhất vào mùa hè năm nay, đánh dấu lần đầu tiên từ thập niên 1990 vũ khí này được triển khai ngoài lãnh thổ Nga. Vũ khí đưa đến Belarus nhưng sẽ do lực lượng Nga quản lý.
Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

(GLO)-CNN hôm 23/3 dẫn số liệu thống kê từ chính quyền Bắc Kinh cho hay, từ năm 2021 – 2022, dân số thành phố đã giảm từ 21,88 triệu người xuống 21,84 triệu người. Đây là lần đầu tiên trong vòng 19 năm trở lại đây, Bắc Kinh ghi nhận tình trạng dân số giảm.
Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

(GLO)-Theo Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây, nhu cầu để Ukraine tái thiết và phục hồi đã tăng lên tới 411 tỷ USD, chỉ sau một năm Nga tấn công nước này. Khoản kinh phí khổng lồ nêu trên thể hiện tại cáo cáo được thực hiện bởi Kiev, Ngân hàng Thế giới, Ủy ban châu Âu và Liên hợp quốc.
Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

(GLO)-Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 21/3, người phát ngôn phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby nói: “Chúng ta đã thấy cách mà hai quốc gia này phát triển mối quan hệ gắn bó như thế nào trong nhiều năm qua”.
Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

(GLO)-Báo cáo được Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (IPCC) công bố hôm 20/ 3 ‐ chắt lọc từ 10.000 trang báo cáo của hơn 1.000 nhà khoa học - cho thấy thế giới có khả năng đã bỏ lỡ mục tiêu khí hậu là hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5⁰C so với nhiệt độ thời tiền công nghiệp.