Ai đã sát hại 7 nhà khoa học hạt nhân hàng đầu của Iran?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ai đã ra tay sát hại 7 nhà khoa học hạt nhân hàng đầu của Iran và tương lai quan hệ giữa Mỹ và Israel với Iran sẽ đi về đâu trong một môi trường quốc tế nhiều biến động và tiềm ẩn những yếu tố khó lường như hiện nay?

Hai thập kỷ hoạt động tình báo

Các báo cáo trước đây đề cập đến vụ ám sát nhà khoa học hạt nhân Mohsin Fakhrizadeh của Iran ngày 27/11/2020 theo nhiều cách, nhưng hiện các quan chức Iran nói rằng ông đã bị hạ sát với sự trợ giúp của một khẩu súng máy điều khiển từ xa. Iran vẫn giữ quan điểm Israel là tác giả vụ sát hại đó. Lý do cáo buộc của Iran rất đơn giản, Israel là một trong số ít quốc gia có đủ lý do và khả năng để thực hiện các cuộc tấn công như vậy trên đất Iran và một suy luận có cơ sở hơn nữa là Israel cũng đã từng làm điều này trước đó.

 
 Tehran cáo buộc Israel là tác giả chính của việc ám sát các nhà khoa học hạt nhân hàng đầu của Iran. Nguồn: moderndiplomacy.eu
Tehran cáo buộc Israel là tác giả chính của việc ám sát các nhà khoa học hạt nhân hàng đầu của Iran. Nguồn: moderndiplomacy.eu


Trên thực tế, từ năm 2010 đến 2012, ít nhất 4 nhà khoa học liên quan đến chương trình hạt nhân Iran đã bị sát hại và nhà khoa học thứ 5 bị thương nặng trong một vụ tấn công khác. Nhà khoa học hạt nhân Masood Ali Mohamed đã thiệt mạng trong một vụ nổ bom xe máy vào tháng 1/2010, là người đầu tiên trong số 4 nhà khoa học hạt nhân thiệt mạng. 2 năm sau đó, ba nhà khoa học nữa đã bị ám sát.

Ngày 27/11/2010, một nhà khoa học hạt nhân khác là Majid Shahriari đã thiệt mạng trong một vụ nổ bom trong xe của ông ta. Trong một vụ việc tương tự khác diễn ra cùng ngày, đồng nghiệp Faradoon Abbasi của ông cũng bị thương nặng. Tháng 7/2011, nhà vật lý học Darius Rezinzad đã bị bắn chết ngay trước cửa nhà của mình. Và tháng 1/2012, Mustafa Ahmadi Roshan bị giết trong một vụ nổ bom khác.

Cơ quan Tình báo Israel (Mossad) không bao giờ nhận trách nhiệm về các hoạt động như vậy, bởi vì không muốn thách thức Iran trả đũa, Rez Jimat thuộc Viện Nghiên cứu An ninh Quốc gia của Israel nói.

“Nhưng tất nhiên khi nói đến Iran và các lực lượng tình báo ở đó, đặc biệt là chống phá chương trình hạt nhân, có rất ít quốc gia quan tâm. Việc đó thường được thực hiện với sự hợp tác của Mossad và CIA, hoặc cả hai”, chuyên gia này cho hay.

Cả Mossad và CIA đã theo đuổi trong một thời gian dài nỗ lực làm chệch hướng chương trình hạt nhân của Iran với sự hỗ trợ của các chiến dịch tình báo. Năm ngoái, Richard Maher - Giáo sư về an ninh quốc tế tại Union College Dublin - đã viết một bài báo về chủ đề này trên Tạp chí Nghiên cứu Chiến lược. Maher cho biết, đầu tiên bắt đầu với nỗ lực phá vỡ chuỗi cung ứng mà Iran trông chờ cho chương trình hạt nhân của mình.

Tất nhiên vì chương trình của Iran bí mật, họ không thể mua các thiết bị cần thiết một cách công khai nên đã phải nhờ đến các kênh trung gian. Mỹ và các quốc gia khác đã cố gắng phá vỡ nỗ lực này và đôi khi họ đã thành công. Sau đó, Mỹ và Israel đã phát triển thành công sâu máy tính Stuxnet, được mô tả là “phần mềm độc hại lớn nhất và đắt nhất” tại thời điểm đó, với mục đích thực sự là nhằm vào nhà máy hạt nhân Natanz của Iran. Từ năm 2007-2010, đã có một số cuộc tấn công mạng vào nhà máy này khiến máy ly tâm thứ năm của cơ sở đã bị đóng cửa.


Quay lại và bắt đầu lại

Tháng 1/2015, Iran tuyên bố rằng nỗ lực ám sát một nhà khoa học của họ đã bị thất bại. Các chuyên gia nói rằng hoạt động tình báo đã giảm trong năm đó do thỏa thuận hạt nhân được ký kết. Đầu năm 2018, Mossad đã tìm cách lấy được nhiều tài liệu liên quan đến chương trình hạt nhân Iran và năm 2020, có sự gia tăng chưa từng có trong các hoạt động tình báo.

Mùa hè 2020 đã xảy ra một vụ nổ bí ẩn tại nhà máy hạt nhân Natanz, Iran cũng cáo buộc Mossad phải chịu trách nhiệm vụ việc này. Hai năm trước khi bị giết vào năm 2020, tài liệu của Mohsin Fakhrizadeh đã bị đánh cắp. Ông này cũng là giám đốc của dự án AMAD - một sáng kiến bí mật do Iran khởi xướng được cho nhằm chế tạo vũ khí hạt nhân, mà Iran đã ngừng vào năm 2003.

Giáo sư Philip C. Bleek thuộc Viện Nghiên cứu Quốc tế Middlebury cho biết, “rất khó để đánh giá tác động của những nỗ lực này của Israel đối với việc tiêu diệt những người liên quan đến chương trình hạt nhân của Iran”. Kinh nghiệm về khoa học và công nghệ của những người bị ám sát gần như có thể được bù đắp, nhưng xét về năng lực lãnh đạo và quản lý thì chắc chắn sẽ không dễ lấp khoảng trống vì ít người có năng lực này”. Giáo sư Bleek cho biết: "Mohsin Fakhrizadeh đóng một vai trò quan trọng trong chương trình hạt nhân Iran và tham gia sâu vào nó, vì vậy sẽ không thực sự dễ dàng để lấp đầy khoảng trống của ông ấy".

Tuy nhiên, Richard Maher cho rằng, mục tiêu của Israel cũng có thể là khiến cho quan hệ ngoại giao của Iran với chính quyền Tổng thống Biden trong tương lai thậm chí còn khó khăn hơn.
"Trì hoãn cũng là một chiến lược"

Chuyên gia Maher nói: “Tổng thống Rouhani đã nói rõ rằng Iran sẽ không rơi vào 'cái bẫy của chủ nghĩa phục quốc'. Nếu Iran cảm thấy rằng ông Biden đã sẵn sàng dỡ bỏ các lệnh trừng phạt và quay trở lại thỏa thuận hạt nhân, thì nước này cũng sẽ làm như vậy, bất kể Israel làm gì”.

Các nỗ lực hạt nhân của Iran đã bị trì hoãn ít nhất một năm hoặc có thể một năm rưỡi do vụ tấn công mạng nhằm vào nhà máy hạt nhân Natza. Theo chuyên gia Maher, Mossad và CIA đều có khả năng tấn công mạng không chỉ ở nhà máy hạt nhân của Iran và các nguồn lực khác của chính phủ mà còn ở các nước Nam Á.

“Tôi tin rằng mọi người đều biết những chiến dịch tình báo này có thể ngăn Iran trở thành một quốc gia hạt nhân, điều sẽ có lợi cho Israel và Mỹ. Tôi không nói rằng tôi đồng ý với điều này nhưng quan điểm chính thức của Israel là buộc Iran phải đàm phán dưới sức ép ngày càng lớn hơn thông qua các lệnh trừng phạt và ngày càng sẵn sàng hơn để cắt giảm thỏa thuận”.
Tương lai phức tạp

Tuy nhiên, chuyên gia Maher không tin rằng Israel sẽ từ bỏ nỗ lực của mình. Ông cho rằng: “Israel không có khả năng quân sự để tấn công các chương trình hạt nhân của Iran. Tất cả những gì họ có là khả năng thực hiện các chiến dịch tình báo. Ngoài ra, nếu ông Biden chỉ ra rằng ông ấy sẵn sàng đàm phán với Iran và sau đó có thể xem xét một số điểm của thỏa thuận hạt nhân năm 2015, tôi nghĩ chúng tôi sẽ tham gia vào hoạt động tình báo do Israel điều hành và có thể thấy được sự mở rộng”.

Chuyên gia này cũng cho rằng các bên nên thực hiện lại thỏa thuận. Trước khi rút khỏi thỏa thuận, Iran còn một năm nữa mới có đủ năng lực cần thiết để phát triển vũ khí hạt nhân nhưng cho tới nay thì chỉ còn khoảng 3, 4 tháng nữa. Nếu các nỗ lực rút khỏi thỏa thuận hạt nhân thành công, và Iran trả đũa một số hoạt động đã thực hiện vào năm ngoái, thì Iran lại có thể mất ít nhất một năm để phát triển các khả năng đó.

“Tôi nghĩ rằng người Iran muốn tiến gần hơn đến việc chế tạo vũ khí hạt nhân chứ không muốn phát triển một loại vũ khí hạt nhân chính thức. Họ muốn ở một tình huống mà họ có một số quyết định chính trị để thực hiện. Bây giờ vấn đề tranh luận chính trị là liệu Israel có sẵn sàng để cho Iran rơi vào tình huống này hay không. Một số người nghi ngờ, nhưng một số người tin rằng sẽ rất khó để ngăn chặn nó”.

Ông Maher nhận định: “Cuối cùng, tôi sẽ nói thêm rằng, việc phát triển một hệ thống phần mềm độc hại và tấn công bất kỳ quốc gia nào cũng như các nhà khoa học của quốc gia đó là một chiến lược cũ của CIA và Mossad. Họ đã áp dụng nhiều cách để tiêu diệt mục tiêu từ đầu độc đến nổ súng, thâm nhập vào hệ thống vệ tinh, cài đặt phần mềm độc hại từ xa trong máy tính... Việc này rất quan trọng với bảy vụ giết các nhà khoa học hạt nhân hàng đầu của Iran. Tuy nhiên, tôi cũng nghi ngờ rằng điều đó có thể làm xấu đi mối quan hệ Mỹ-Iran-Israel và có thể khiến cả hai nước bên bờ vực chiến tranh”.



https://danviet.vn/ai-da-sat-hai-7-nha-khoa-hoc-hat-nhan-hang-dau-cua-iran-20210220162850316.htm

Theo DÂN VIỆT

Có thể bạn quan tâm

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

(GLO)-"Hôm nay là khoảnh khắc đặc biệt, duy nhất sẽ không bao giờ xảy ra. Cả trong lịch sử Nga, Belarus và Ukraine, cũng như trong lịch sử thế giới, đặc biệt là châu Âu. Câu hỏi duy nhất là phải làm gì. Tất cả các bạn đều hiểu và biết rằng chỉ có một cách thức – đó là đàm phán. Đàm phán không có điều kiện tiên quyết", ông Lukashenko nói trong bài phát biểu trước người dân Belarus và các nhà lập pháp hôm 31/3.
Cựu tổng thống Trump bị truy tố

Cựu tổng thống Trump bị truy tố

(GLO)-Theo CNN đưa tin ngày 30/3, ông Trump sẽ trở thành cựu Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ bị truy tố hình sự. Diễn biến này có thể tác động đáng kể đến chiến dịch tái tranh cử năm 2024 của ông Trump, trùng với thời điểm xét xử vụ án.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

(GLO)-Mới đây, đài RT dẫn lời ông Putin cho biết vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga có thể được đưa đến Belarus sớm nhất vào mùa hè năm nay, đánh dấu lần đầu tiên từ thập niên 1990 vũ khí này được triển khai ngoài lãnh thổ Nga. Vũ khí đưa đến Belarus nhưng sẽ do lực lượng Nga quản lý.
Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

(GLO)-CNN hôm 23/3 dẫn số liệu thống kê từ chính quyền Bắc Kinh cho hay, từ năm 2021 – 2022, dân số thành phố đã giảm từ 21,88 triệu người xuống 21,84 triệu người. Đây là lần đầu tiên trong vòng 19 năm trở lại đây, Bắc Kinh ghi nhận tình trạng dân số giảm.
Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

(GLO)-Theo Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây, nhu cầu để Ukraine tái thiết và phục hồi đã tăng lên tới 411 tỷ USD, chỉ sau một năm Nga tấn công nước này. Khoản kinh phí khổng lồ nêu trên thể hiện tại cáo cáo được thực hiện bởi Kiev, Ngân hàng Thế giới, Ủy ban châu Âu và Liên hợp quốc.
Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

(GLO)-Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 21/3, người phát ngôn phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby nói: “Chúng ta đã thấy cách mà hai quốc gia này phát triển mối quan hệ gắn bó như thế nào trong nhiều năm qua”.
Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

(GLO)-Báo cáo được Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (IPCC) công bố hôm 20/ 3 ‐ chắt lọc từ 10.000 trang báo cáo của hơn 1.000 nhà khoa học - cho thấy thế giới có khả năng đã bỏ lỡ mục tiêu khí hậu là hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5⁰C so với nhiệt độ thời tiền công nghiệp.