Vị giáo sư luôn đoán đúng người đắc cử tổng thống Mỹ và đây là bí quyết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Vị giáo sư Mỹ dự đoán đúng các cuộc bầu cử Mỹ từ năm 1984 đã đoán đúng kết quả bầu cử Mỹ 2016 và 2020 nhờ vào mô hình 13 yếu tố. Đặc biệt, mô hình này cho kết quả chính xác "thần kỳ" mà không dựa vào các thăm dò.
 

Giáo sư Allan Lichtman. Ảnh: Alumni
Giáo sư Allan Lichtman. Ảnh: Alumni



Theo tờ Sunday Guardian, vị giáo sư dự đoán đúng kết quả bầu cử Mỹ 2020 và nhiều cuộc bầu cử trước đó là Allan Lichtman, làm việc tại Đại học Mỹ ở thủ đô Washington DC.

Là một giáo sư sử học nhưng Lichtman lại dự đoán khá chuẩn xác về tương lai của các tổng thống Mỹ. Ông đã làm điều này kể từ năm 1984 và chưa từng đoán sai.

Những dự đoán của Lichtman chính xác tới nỗi ông còn dự đoán trước được việc luận tội. Giáo sư Mỹ dự đoán Tổng thống Trump sẽ bị luận tội và thực tế điều đó đã xảy ra.

Là một thành viên của đảng Dân chủ, giáo sư Lichtman dự đoán ông Trump, ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa, giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2016.

Nhưng năm nay, mọi thứ đã không còn như 4 năm trước. Mô hình 13 yếu tố của giáo sư Lichtman dự đoán ông Trump thua bầu cử Mỹ 2020. Với tuyên bố có phần bất ngờ từ người đã không sai khi dự đoán về các cuộc bầu cử Mỹ từ năm 1984 đến nay, Lichtman trở thành cái tên được giới truyền thông Mỹ "săn đón" nhiều nhất kể từ tháng 8.

Trong một bài phát biểu với Sunday Guardian, giáo sư Lichtman đã giải mã bí mật về mô hình 13 yếu tố giúp ông đoán chính xác các cuộc bầu cử từ năm 1984 đến nay.

Mô hình 13 yếu tố (hay còn gọi Keys to the White House)

 

 Mô hình 13 yếu tố giúp giáo sư Mỹ dự đoán đúng kết quả nhiều cuộc bầu cử tổng thống Mỹ từ năm 1984 tới nay. Ảnh: NYT
Mô hình 13 yếu tố giúp giáo sư Mỹ dự đoán đúng kết quả nhiều cuộc bầu cử tổng thống Mỹ từ năm 1984 tới nay. Ảnh: NYT


Trước hết, chúng ta cần hiểu rõ về mô hình 13 yếu tố này. Theo trang Polly Vote, mô hình 13 yếu tố lần đầu tiên được giáo sư Lichtman phát triển vào năm 1981, với sự hợp tác của Vladimir Keilis-Borok, người sáng lập Viện Quốc tế về Giả thuyết dự đoán động đất và Địa vật lý toán học. Mô hình này là một hệ thống dự đoán người chiến thắng trong các cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, dựa trên lý thuyết về bỏ phiếu thực tế thay vì các thăm dò.

Theo mô hình này, cử tri Mỹ lựa chọn tổng thống tiếp theo không phải theo các sự kiện trong chiến dịch tranh cử mà theo cách đảng nắm quyền kiểm soát Nhà Trắng đã điều hành đất nước tốt như thế nào. Nếu các cử tri hài lòng với đảng nắm quyền, đảng đó và người đứng đầu sẽ có thêm 4 năm ở Nhà Trắng. Nếu cử tri không hài lòng, đảng đối lập sẽ chiến thắng.

Như vậy, theo mô hình này, việc lựa chọn tổng thống không phải là làm nổi bật các cuộc tranh luận, các bài phát biểu, biểu tình, lời hứa hay chiến thuật tranh cử. Đơn giản, các cuộc bầu cử tổng thống chủ yếu là trưng cầu dân ý về kết quả hoạt động của đảng nắm quyền kiểm soát Nhà Trắng trong 4 năm.

Mô hình Keys to the White House của giáo sư Lichtman gồm 13 yếu tố, trong đó 7 yếu tố in đậm là các yếu tố âm trong năm 2020.


 

 



Theo nguyên tắc của giáo sư Lichtman, dự đoán được đưa ra căn cứ vào số yếu tố không tốt (âm). Nếu số yếu tố âm nhỏ hơn hoặc bằng 5, bên đương nhiệm sẽ thắng. Trong trường hợp các yếu tố âm lớn hơn hoặc bằng 6, bên thách thức sẽ thắng.

Mô hình của giáo sư Lichtman năm nay có 7 yếu tố âm (in đậm trong bảng trên). Như vậy, Tổng thống Mỹ đương nhiệm Donald Trump được dự báo sẽ thua trong bầu cử Mỹ 2020.

Giải mã bí ẩn mô hình 13 yếu tố


 

 Giáo sư Lichtman cho biết mô hình của ông không dựa vào các cuộc thăm dò để dự đoán. Ảnh: Getty
Giáo sư Lichtman cho biết mô hình của ông không dựa vào các cuộc thăm dò để dự đoán. Ảnh: Getty



Chia sẻ với Sunday Guardian, giáo sư Lichtman cho biết: "Mô hình của tôi không dựa vào các cuộc thăm dò để đưa ra dự đoán mà đánh giá sức mạnh và hiệu suất của đảng đương nhiệm kiểm soát Nhà Trắng.

Mô hình 13 yếu tố bỏ qua các cuộc thăm dò ý kiến, nhận định chuyên gia hoặc các sự kiện hàng ngày của chiến dịch tranh cử. Căn cứ vào 13 yếu tố, các cuộc bầu cử tổng thống đơn giản là việc trưng cầu ý kiến về sức mạnh và màn thể hiện của đảng đương nhiệm trong thời gian nắm quyền. Khả năng điều hành, thay vì chiến dịch tranh cử, mới là yếu tố chính được xét đến trong các cuộc tranh cử tổng thống.  

13 yếu tố là các câu hỏi phỏng đoán được nêu dưới dạng mệnh đề ủng hộ việc tái cử của đảng đương nhiệm. Nếu các yếu tố âm lớn hơn hoặc bằng 6, đảng đương nhiệm sẽ thất cử".

Khi được hỏi vì sao lại đưa ra kết quả bất lợi cho ông Trump trong cuộc bầu cử năm nay, giáo sư sử học người Mỹ trả lời: "Các thất bại trong việc đối phó với đại dịch Covid-19 và những lời kêu gọi công bằng xã hội, chủng tộc đã khiến Tổng thống Mỹ đương nhiệm mất đi 3 yếu tố chỉ trong vài tháng. Điều này dẫn đến số yếu tố trong mô hình vượt ngưỡng 6 và đó là điều kiện để tôi đưa ra kết luận ông Trump sẽ thất cử năm nay".

Giáo sư Lichtman còn tiết lộ, năm 2016, ông nhận được một ghi chú của ông Trump trên bản sao của một tài liệu phỏng vấn trên Washington Post ngày 23/9/2016. "Bản sao nói về dự đoán của tôi rằng ông Trump chiến thắng", giáo sư Mỹ nói. Nội dung dòng ghi chú là "Này giáo sư, chúc mừng nhé, ông dự đoán tốt đấy" và bên dưới là chữ ký của ông Trump.

Tuy nhiên, ông Trump không hiểu ý nghĩa sâu xa của 13 yếu tố, rằng khả năng quản lý mới là yếu tố quyết định kết quả bầu cử thay vì các cuộc vận động tranh cử.

Kết quả là ông ấy đã thất bại trong việc đối phó với những thách thức năm 2020 và thua cuộc trong bầu cử Mỹ năm nay.

Khi được hỏi về sự tự tin vào mô hình của mình, giáo sư Lichtman nói: "Tôi luôn tự tin vào mô hình phỏng đoán của mình. Tuy nhiên, vẫn có thể có các yếu tố bên ngoài tác động tới khiến dự đoán sai lệch".

https://danviet.vn/vi-giao-su-luon-doan-dung-nguoi-dac-cu-tong-thong-my-va-day-la-bi-quyet-50202091119281606.htm
 

Theo Nguyễn Thái (Tổng hợp/Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

(GLO)-"Hôm nay là khoảnh khắc đặc biệt, duy nhất sẽ không bao giờ xảy ra. Cả trong lịch sử Nga, Belarus và Ukraine, cũng như trong lịch sử thế giới, đặc biệt là châu Âu. Câu hỏi duy nhất là phải làm gì. Tất cả các bạn đều hiểu và biết rằng chỉ có một cách thức – đó là đàm phán. Đàm phán không có điều kiện tiên quyết", ông Lukashenko nói trong bài phát biểu trước người dân Belarus và các nhà lập pháp hôm 31/3.
Cựu tổng thống Trump bị truy tố

Cựu tổng thống Trump bị truy tố

(GLO)-Theo CNN đưa tin ngày 30/3, ông Trump sẽ trở thành cựu Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ bị truy tố hình sự. Diễn biến này có thể tác động đáng kể đến chiến dịch tái tranh cử năm 2024 của ông Trump, trùng với thời điểm xét xử vụ án.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

(GLO)-Mới đây, đài RT dẫn lời ông Putin cho biết vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga có thể được đưa đến Belarus sớm nhất vào mùa hè năm nay, đánh dấu lần đầu tiên từ thập niên 1990 vũ khí này được triển khai ngoài lãnh thổ Nga. Vũ khí đưa đến Belarus nhưng sẽ do lực lượng Nga quản lý.
Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

(GLO)-CNN hôm 23/3 dẫn số liệu thống kê từ chính quyền Bắc Kinh cho hay, từ năm 2021 – 2022, dân số thành phố đã giảm từ 21,88 triệu người xuống 21,84 triệu người. Đây là lần đầu tiên trong vòng 19 năm trở lại đây, Bắc Kinh ghi nhận tình trạng dân số giảm.
Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

(GLO)-Theo Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây, nhu cầu để Ukraine tái thiết và phục hồi đã tăng lên tới 411 tỷ USD, chỉ sau một năm Nga tấn công nước này. Khoản kinh phí khổng lồ nêu trên thể hiện tại cáo cáo được thực hiện bởi Kiev, Ngân hàng Thế giới, Ủy ban châu Âu và Liên hợp quốc.
Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

(GLO)-Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 21/3, người phát ngôn phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby nói: “Chúng ta đã thấy cách mà hai quốc gia này phát triển mối quan hệ gắn bó như thế nào trong nhiều năm qua”.
Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

(GLO)-Báo cáo được Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (IPCC) công bố hôm 20/ 3 ‐ chắt lọc từ 10.000 trang báo cáo của hơn 1.000 nhà khoa học - cho thấy thế giới có khả năng đã bỏ lỡ mục tiêu khí hậu là hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5⁰C so với nhiệt độ thời tiền công nghiệp.