Việt Nam đã xác lập chủ quyền tại Hoàng Sa - Trường Sa lâu đời, liên tục nhiều thế kỷ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Thêm một lần nữa, quan điểm đó tiếp tục được khẳng định bằng các chứng cứ lịch sử, cơ sở pháp luật, tại hội thảo xác lập chủ quyền của Nhà nước Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vừa tổ chức chiều 18-8 tại Huế.

Bản đồ vẽ hình thể phủ Quảng Ngãi trong tập Thiên hạ bản đồ, biên soạn vào thời Lê (thế kỷ 18), sao lục thời Nguyễn (thế kỷ 19).Chú dẫn phía trên bản đồ này có miêu tả địa danh Bãi Cát Vàng (tức quần đảo Hoàng Sa) phía ngoài khơi Quảng Ngãi - Tư liệu Nhà trưng bày Hoàng Sa - Đà Nẵng
Bản đồ vẽ hình thể phủ Quảng Ngãi trong tập Thiên hạ bản đồ, biên soạn vào thời Lê (thế kỷ 18), sao lục thời Nguyễn (thế kỷ 19).Chú dẫn phía trên bản đồ này có miêu tả địa danh Bãi Cát Vàng (tức quần đảo Hoàng Sa) phía ngoài khơi Quảng Ngãi - Tư liệu Nhà trưng bày Hoàng Sa - Đà Nẵng


Hội thảo khoa học "Quá trình xác lập chủ quyền của Nhà nước Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa" do Hội khoa học lịch sử Thừa Thiên Huế tổ chức, với sự tham gia của nhiều chuyên gia sử học và luật học từ Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, TP.HCM và nhiều địa phương khác.

Xác lập chủ quyền thì phải nhân danh nhà nước

Các chuyên gia đã tiếp tục trình bày một cách đầy đủ và hệ thống về quá trình xác lập và thực thi chủ quyền của Nhà nước Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong hai thời kỳ: trước năm 1945, và từ năm 1945 đến nay. Đồng thời, trình bày các cơ sở pháp lý và quá trình đấu tranh pháp lý bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam.

Phát biểu đề dẫn hội thảo, PGS.TS Đỗ Bang - phó chủ tịch Hội khoa học lịch sử VN, chủ tịch Hội khoa học lịch sử Thừa Thiên Huế - cho biết đến nay vẫn có nhiều ý kiến khác nhau về chủ quyền biển đảo của một quốc gia, nhưng ý kiến chung nhất để thừa nhận chủ quyền, chủ nhân là phải nhân danh nhà nước, phải thông qua tư liệu của nhà nước và được nước ngoài hoặc một tổ chức quốc tế thừa nhận ở các mức độ khác nhau.

"Chủ quyền biển đảo không thể nhân danh cá nhân của người phát hiện, thám hiểm, vẽ bản đồ, đặt tên hoặc nhân danh của một tổ chức quân sự, kinh tế, xã hội, văn hóa hay nhân danh chính quyền của một địa phương. Với lập luận này cho ta thấy Việt Nam đã xác lập chủ quyền tại hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa lâu đời, liên tục trong nhiều thế kỷ", PGS Đỗ Bang nhấn mạnh.

Chủ quyền được xác lập bằng châu bản, chính sử, bản đồ quốc gia

PGS Đỗ Bang cho biết nhiều nguồn tư liệu chính thống của Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ khác nhau, cùng tài liệu điền dã kết hợp với tư liệu nước ngoài, đã minh chứng tính liên tục về chủ quyền của Nhà nước Việt Nam thời chúa Nguyễn và Tây Sơn, đã được Trung Quốc, Hà Lan và nhiều nước trên thế giới thừa nhận.


 

Châu bản triều Nguyễn về quần đảo Hoàng Sa tại Nhà trưng bày Hoàng Sa - Đà Nẵng - Ảnh:MINH TỰ
Châu bản triều Nguyễn về quần đảo Hoàng Sa tại Nhà trưng bày Hoàng Sa - Đà Nẵng - Ảnh:MINH TỰ


Nhà nước Việt Nam dưới thời các vua Nguyễn tiếp tục thực thi chủ quyền đó tại Hoàng Sa và Trường Sa, từ đầu thế kỷ 19 đến năm 1945. Theo PGS Đỗ Bang, các nước tranh chấp chủ quyền biển đảo với Việt Nam tại Biển Đông, không có nước nào có bộ châu bản (văn bản của nhà nước), bộ chính sử của nhà nước và bộ bản đồ quốc gia ghi lại.

Cưỡng đoạt Hoàng Sa là vi phạm Hiến chương Liên Hiệp Quốc và Hiệp định Paris

Các tham luận tại hội thảo nhắc lại việc nhà nước triều Nguyễn chấm dứt (8-1945) nhưng chủ quyền biển đảo Việt Nam vẫn tiếp tục được các thể chế chính trị tiếp đó thực thi.

Tại hội nghị quốc tế San Francisco (Hoa Kỳ) từ ngày 5 đến 8-9-1951, tuyên bố của thủ tướng kiêm ngoại trưởng chính quyền quốc gia Việt Nam Trần Văn Hữu về chủ quyền của Việt Nam đối với các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa đã được các nước tham dự hội nghị thừa nhận. Hội nghị San Francisco là cơ sở pháp lý quốc tế đầu tiên, lớn nhất và thống nhất cao về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

 

Quang cảnh hội nghị San Francisco 1951 - Ảnh tư liệu
Quang cảnh hội nghị San Francisco 1951 - Ảnh tư liệu


TS Nguyễn Thanh Minh cho biết những văn kiện pháp lý quốc tế từ Tuyên bố Cairo ngày 27-11-1943, Tuyên ngôn hội nghị Potsdam ngày 26-7-1945, Hội nghị Genève (1954), Hiệp định Paris (1973) đã không xác nhận chủ quyền của bất kỳ quốc gia nào khác đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Nhà nước Việt Nam.
 

 Khu nhà đồn trú của lính địa phương quân Việt Nam Cộng hòa trên đảo Hoàng Sa năm 1959 - Ảnh tư liệu trong sách Kỷ yếu Hoàng Sa
Khu nhà đồn trú của lính địa phương quân Việt Nam Cộng hòa trên đảo Hoàng Sa năm 1959 - Ảnh tư liệu trong sách Kỷ yếu Hoàng Sa


"Do đó, hành vi nhà cầm quyền Trung Hoa dùng lực lượng quân sự cưỡng chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào tháng 1-1974 là vi phạm Hiến chương Liên Hiệp Quốc và Hiệp định Paris (1-1973) về chủ quyền của Việt Nam mà chính họ đã cam kết tôn trọng", PGS Đỗ Bang nhấn mạnh trong phát biểu đề dẫn.

Kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế là cần thiết

PGS.TS Trương Minh Dục cho biết, theo luật pháp quốc tế đương đại về thụ đắc lãnh thổ, một quốc gia được coi là có chủ quyền đối với một vùng lãnh thổ khi quốc gia đó chứng minh được mình đã chiếm hữu, thực thi, quản lý và khai thác lãnh thổ đó với tư cách nhà nước một cách liên tục, hòa bình.

Như vậy, Việt Nam đã xác lập, thực thi chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa hoàn toàn phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế.

TS Lê Nhị Hòa nhận định Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và căn cứ pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982. Những tuyên bố và hành động của Trung Quốc trên Biển Đông không thể thay đổi sự thật lịch sử về chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Nghiên cứu về vấn đề kiện Trung Quốc ra Tòa án Trọng tài thường trực quốc tế, theo ThS Trần Việt Dũng, đó là giải pháp cần thiết của Nhà nước Việt Nam để bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam hiện nay. Với những căn cứ đã có, cùng với nhận định của các chuyên gia pháp luật quốc tế, ThS Việt Dũng có niềm tin rằng: Việt Nam sẽ chiến thắng nếu kiện Trung Quốc ra Tòa án Trọng tài thường trực quốc tế.

 

 Tòa án Trọng tài thường trực quốc tế có trụ sở tại The Hague, Hà Lan - Ảnh tư liệu
Tòa án Trọng tài thường trực quốc tế có trụ sở tại The Hague, Hà Lan - Ảnh tư liệu


Hội thảo cho rằng, đến lúc này, giải pháp kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế là cần thiết, tối ưu, đúng đắn và đúng lúc; vì sau các giải pháp chính trị và ngoại giao hết sức kiên trì qua hàng chục năm đều không mang lại hiệu quả.

Theo MINH TỰ (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

(GLO)-"Hôm nay là khoảnh khắc đặc biệt, duy nhất sẽ không bao giờ xảy ra. Cả trong lịch sử Nga, Belarus và Ukraine, cũng như trong lịch sử thế giới, đặc biệt là châu Âu. Câu hỏi duy nhất là phải làm gì. Tất cả các bạn đều hiểu và biết rằng chỉ có một cách thức – đó là đàm phán. Đàm phán không có điều kiện tiên quyết", ông Lukashenko nói trong bài phát biểu trước người dân Belarus và các nhà lập pháp hôm 31/3.
Cựu tổng thống Trump bị truy tố

Cựu tổng thống Trump bị truy tố

(GLO)-Theo CNN đưa tin ngày 30/3, ông Trump sẽ trở thành cựu Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ bị truy tố hình sự. Diễn biến này có thể tác động đáng kể đến chiến dịch tái tranh cử năm 2024 của ông Trump, trùng với thời điểm xét xử vụ án.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

(GLO)-Mới đây, đài RT dẫn lời ông Putin cho biết vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga có thể được đưa đến Belarus sớm nhất vào mùa hè năm nay, đánh dấu lần đầu tiên từ thập niên 1990 vũ khí này được triển khai ngoài lãnh thổ Nga. Vũ khí đưa đến Belarus nhưng sẽ do lực lượng Nga quản lý.
Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

(GLO)-CNN hôm 23/3 dẫn số liệu thống kê từ chính quyền Bắc Kinh cho hay, từ năm 2021 – 2022, dân số thành phố đã giảm từ 21,88 triệu người xuống 21,84 triệu người. Đây là lần đầu tiên trong vòng 19 năm trở lại đây, Bắc Kinh ghi nhận tình trạng dân số giảm.
Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

(GLO)-Theo Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây, nhu cầu để Ukraine tái thiết và phục hồi đã tăng lên tới 411 tỷ USD, chỉ sau một năm Nga tấn công nước này. Khoản kinh phí khổng lồ nêu trên thể hiện tại cáo cáo được thực hiện bởi Kiev, Ngân hàng Thế giới, Ủy ban châu Âu và Liên hợp quốc.
Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

(GLO)-Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 21/3, người phát ngôn phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby nói: “Chúng ta đã thấy cách mà hai quốc gia này phát triển mối quan hệ gắn bó như thế nào trong nhiều năm qua”.
Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

(GLO)-Báo cáo được Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (IPCC) công bố hôm 20/ 3 ‐ chắt lọc từ 10.000 trang báo cáo của hơn 1.000 nhà khoa học - cho thấy thế giới có khả năng đã bỏ lỡ mục tiêu khí hậu là hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5⁰C so với nhiệt độ thời tiền công nghiệp.