Đảo chính ở Mali, Tổng thống và Thủ tướng bị bắt giữ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Một thủ lĩnh giấu tên của nhóm binh sĩ tham gia binh biến cho biết “Tổng thống và Thủ tướng Mali đang bị kiểm soát” sau khi bị “bắt giữ” ở dinh thự của Tổng thống Ibrahim Boubacar Keita tại thủ đô Bamako.

 Người dân xuống đường ở Bamako ngày 11-8, đòi Tổng thống Ibrahim Boubacar Keita từ chức - Ảnh: REUTERS
Người dân xuống đường ở Bamako ngày 11-8, đòi Tổng thống Ibrahim Boubacar Keita từ chức - Ảnh: REUTERS


Sáng nay 19-8, hãng tin Reuters dẫn đài truyền hình nhà nước Mali cho biết Tổng thống Ibrahim Boubacar Keita đã tuyên bố từ chức.

Như một vòng tròn oan nghiệt. Ibrahim Boubacar Keita, Tổng thống Mali, đã bị các binh sĩ nổi dậy bắt giữ cuối ngày 18-8, rồi dẫn giải đến Trại Kati, nằm cách thủ đô Bamako độ 15 km.

Cũng tại nơi này 8 năm trước từng khởi phát một cuộc binh biến hạ bệ nhà lãnh đạo Amadou Toumani Touré.

Nhưng Tổng thống Touré - người được gọi vớii biệt danh "ATT" khi đó đã thoát khỏi Dinh Koulouba, nằm giữa thành phố Kati và thủ đô Bamako, và đã bí mật sang được Guinea với sự trợ giúp của một số nhân vật trung thành.

Nay thì Ibrahim Bouba Keita, được gọi là "IBK", không có cơ may như người tiền nhiệm. Ông đã bị bắt mà theo thông tin ban đầu là tại nhà riêng ở Sébénikoro, giống như vị Thủ tướng của ông là Boubou Cissé.

Cả hai được dẫn giải đến trại lục quân ở Kati, trong khi trên phố thủ đô Bamako dân chúng reo hò vì hai nhà lãnh đạo đã bị bắt.

Ông Keita từng được bầu lên năm 2013, vài tháng sau cuộc đảo chính hạ bệ ATT, và tái đắc cử năm 2018.

Trong vài tháng qua, ông đã bị dân chúng oán ghét vì điều hành kém, chính phủ tham nhũng… Nhiều cuộc xuống đường rầm rộ của dân chúng đòi hỏi Tổng thống từ chức khiến các nhà quan sát đã nhận định số phận chính phủ "cực kỳ mong manh".

 

 Người dân Mali biểu tình phản đối cả Pháp và các đồng minh bảo trợ cho chính quyền đương nhiệm - Ảnh: REUTERS
Người dân Mali biểu tình phản đối cả Pháp và các đồng minh bảo trợ cho chính quyền đương nhiệm - Ảnh: REUTERS
Mali - tên chính thức là Cộng hòa Mali, là một quốc gia nằm trong lục địa của miền tây châu Phi. Mali là đất nước có diện tích lớn thứ tám châu Phi, dân số khoảng hơn 14 triệu người.


Ngày 18-8, Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres đã yêu cầu "trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện" Tổng thống Mali Boubacar Keita và các thành viên trong chính phủ của ông, sau khi những người này bị các binh sĩ tham gia binh biến ở thủ đô Bamako bắt giữ.

Trong thông báo, người phát ngôn của Tổng thư ký LHQ, ông Stephane Dujarric cho biết: "LHQ lên án các hành động và kêu gọi ngay lập tức khôi phục lại trật tự hiến pháp và thượng tôn pháp luật tại Mali. Để chấm dứt tình trạng hiện nay, LHQ yêu cầu trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện với Tổng thống Boubacar Keita và các thành viên trong nội các của ông".

Cũng theo thông báo, Tổng thư ký LHQ hối thúc tất cả các bên liên quan, đặc biệt là các lực lượng vũ trang và an ninh, giảm căng thẳng và duy trì các quyền cơ bản cho người dân Mali.

Dự kiến, Hội đồng bảo an LHQ sẽ nhóm họp trong ngày 19-8 để thảo luận về tình hình Mali theo đề xuất của Pháp và Niger.

 

 Tổng thống Ibrahim Boubacar Keita trong lần đăng đàn phát biểu tại LHQ - Ảnh: AFP
Tổng thống Ibrahim Boubacar Keita trong lần đăng đàn phát biểu tại LHQ - Ảnh: AFP


Cùng ngày, Liên minh châu Âu (EU) cùng Liên minh châu Phi (AU) đã lên án "âm mưu đảo chính" ở Mali sau khi các binh sĩ tham gia binh biến và bắt giữ các lãnh đạo chính trị của nước này.

Trong thông báo, Đại diện cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại của EU, ông Josep Borrell nói: "Liên minh châu Âu lên án âm mưu đảo chính đang diễn ra ở Mali và khước từ toàn bộ thay đổi nào không phù hợp với hiến pháp. Đây không phải là cách để phản ứng cho cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội đã tác động tới Mali trong những tháng qua".

Những động thái trên được đưa ra sau khi một thủ lĩnh giấu tên của nhóm binh sĩ tham gia binh biến cho biết "tổng thống và thủ tướng Mali đang bị kiểm soát" sau khi bị "bắt giữ" ở dinh thự của Tổng thống Keita tại thủ đô Bamako.

Cùng ngày, một quan chức thuộc Văn phòng Thủ tướng Mali cũng xác nhận việc Tổng thống Keita và Thủ tướng Boubou Cisse đang bị giam giữ ở căn cứ quân đội tại thị trấn Kati.

 

 Người dân reo hò ủng hộ lực lượng binh sĩ làm binh biến - Ảnh: AFP
Người dân reo hò ủng hộ lực lượng binh sĩ làm binh biến - Ảnh: AFP


Hãng tin Reuters của Anh cho biết trong một cảnh báo tới công dân, Đại sứ quán Na Uy nêu rõ: "Đại sứ quán đã được thông báo về một cuộc binh biến trong các lực lượng vũ trang và các binh sĩ đang trên đường tới Bamako. Công dân Na Uy cần thận trọng và tốt hơn hết nên ở nhà cho tới khi tình hình được đảm bảo".

Trong khi đó, nguồn tin an ninh xác nhận thông tin về cuộc binh biến và cho biết quân đội đã triển khai lực lượng.

Người phát ngôn quân đội xác nhận đã xảy ra nổ súng tại căn cứ ở Kati, vùng ngoại ô cách thủ đô Bamako khoảng 15 km. Tuy nhiên, không cung cấp thêm thông tin chi tiết.

Từ tháng 6 tới nay, những người phản đối chính quyền hiện nay của Tổng thống Ibrahim Boubacar Keita đã tiến hành biểu tình đòi ông từ chức, cho rằng chính quyền đương nhiệm đã thất bại trong việc khôi phục an ninh và chống tham nhũng.

Trước đó, một cuộc binh biến ở căn cứ tại Kati dẫn đến một cuộc đảo chính năm 2012 lật đổ Tổng thống khi đó là Amadou Toumani Toure. Sự kiện này là một trong những nguyên nhân khiến miền Bắc Mali rơi vào tay các phần tử thánh chiến.

Theo Ý NGUYÊN (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

(GLO)-"Hôm nay là khoảnh khắc đặc biệt, duy nhất sẽ không bao giờ xảy ra. Cả trong lịch sử Nga, Belarus và Ukraine, cũng như trong lịch sử thế giới, đặc biệt là châu Âu. Câu hỏi duy nhất là phải làm gì. Tất cả các bạn đều hiểu và biết rằng chỉ có một cách thức – đó là đàm phán. Đàm phán không có điều kiện tiên quyết", ông Lukashenko nói trong bài phát biểu trước người dân Belarus và các nhà lập pháp hôm 31/3.
Cựu tổng thống Trump bị truy tố

Cựu tổng thống Trump bị truy tố

(GLO)-Theo CNN đưa tin ngày 30/3, ông Trump sẽ trở thành cựu Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ bị truy tố hình sự. Diễn biến này có thể tác động đáng kể đến chiến dịch tái tranh cử năm 2024 của ông Trump, trùng với thời điểm xét xử vụ án.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

(GLO)-Mới đây, đài RT dẫn lời ông Putin cho biết vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga có thể được đưa đến Belarus sớm nhất vào mùa hè năm nay, đánh dấu lần đầu tiên từ thập niên 1990 vũ khí này được triển khai ngoài lãnh thổ Nga. Vũ khí đưa đến Belarus nhưng sẽ do lực lượng Nga quản lý.
Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

(GLO)-CNN hôm 23/3 dẫn số liệu thống kê từ chính quyền Bắc Kinh cho hay, từ năm 2021 – 2022, dân số thành phố đã giảm từ 21,88 triệu người xuống 21,84 triệu người. Đây là lần đầu tiên trong vòng 19 năm trở lại đây, Bắc Kinh ghi nhận tình trạng dân số giảm.
Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

(GLO)-Theo Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây, nhu cầu để Ukraine tái thiết và phục hồi đã tăng lên tới 411 tỷ USD, chỉ sau một năm Nga tấn công nước này. Khoản kinh phí khổng lồ nêu trên thể hiện tại cáo cáo được thực hiện bởi Kiev, Ngân hàng Thế giới, Ủy ban châu Âu và Liên hợp quốc.
Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

(GLO)-Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 21/3, người phát ngôn phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby nói: “Chúng ta đã thấy cách mà hai quốc gia này phát triển mối quan hệ gắn bó như thế nào trong nhiều năm qua”.
Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

(GLO)-Báo cáo được Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (IPCC) công bố hôm 20/ 3 ‐ chắt lọc từ 10.000 trang báo cáo của hơn 1.000 nhà khoa học - cho thấy thế giới có khả năng đã bỏ lỡ mục tiêu khí hậu là hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5⁰C so với nhiệt độ thời tiền công nghiệp.