Triều Tiên-Hàn Quốc chơi lại cuộc chơi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Những động thái mới của phía Triều Tiên diễn ra vào thời điểm cả tổng thống Mỹ Donald Trump lẫn tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in phải tập trung nhiều nhất và trước hết cho những chuyện nội bộ, đặc biệt là ông Trump.
Ba nhà lãnh đạo Triều Tiên, Mỹ, Hàn Quốc
Triều Tiên làm găng trực tiếp vào Hàn Quốc nhiều hơn nhưng lại nhằm vào Mỹ là chính. Từ đầu năm 2018 đến nay, trên thực tế song hành tiến trình hoà bình và hoà giải giữa Triều Tiên với Mỹ và giữa Triều Tiên với Hàn Quốc với lộ trình và cách thức riêng nhưng hai tiến trình này không biệt lập với nhau mà tương tác lẫn nhau, bổ sung và hậu thuẫn lẫn nhau. Dù vậy, vai trò quyết định hơn cả vẫn thuộc về trục quan hệ giữa Mỹ và Triều Tiên. Cách đây hai năm rưỡi, ba nước này đi từ cải thiện quan hệ song phương giữa Triều Tiên và Hàn Quốc đến cải thiện quan hệ giữa Triều Tiên và Mỹ. 
Mọi vấn đề cốt lõi nhất và quyết định nhất đối với hoà bình và an ninh cho bán đảo Triều Tiên và trên bán đảo này đều là giữa Mỹ và Triều Tiên trước hết, rồi sau đấy mới đến giữa hai miền trên bán đảo Triều Tiên. Tiến trình hoà bình và hoà giải giữa Triều Tiên và Hàn Quốc có thể đi trước nhưng không thể đo quá xa và quá nhanh so với tiến trình hoà bình và hoà giải giữa Mỹ và Triều Tiên. Cả trên danh nghĩa lẫn trong thực chất, các vấn đề mắc mớ song phương giữa Triều Tiên và Hàn Quốc không nan giải, cơ bản, phức tạp và nhạy cảm như các vấn đề đặt ra cần phải được giải quyết giữa Mỹ và Triều Tiên. 
Chìa khoá để giải quyết mọi vẫn đề liên quan đến bán đảo Triều Tiên nằm ở mối quan hệ giữa Triều Tiên và Mỹ. Triều Tiên có hai cách để thúc ép Mỹ sử dụng chìa khoá ấy là chơi cuộc chơi gây áp lực và răn đe trực tiếp với Mỹ và với Hàn Quốc mà với hiệu ứng mạnh nhất là thử hạt nhân và phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa cũng như ít nhất là phóng vật thể bay, tập trận quân sự và ngưng trệ mọi mối liên lạc trực tiếp với Mỹ và Hàn Quốc.
 Chẳng hạn như khu công nghiệp chung Keasong đã vài lần bị Triều Tiên đóng cửa và rồi cho hoạt động trở lại. Triều Tiên làm găng với Hàn Quốc buộc Hàn Quốc phải gắn kết chặt chẽ hơn với Mỹ nhưng đồng thời cũng phải tìm cách trung gian hoà giải giữa Mỹ và Triều Tiên để giảm đối địch và để kịch bản tồi tệ nhất không xảy ra. Triều Tiên gây áp lực đối với Hàn Quốc buộc Hàn Quốc phải đáp trả nhưng cũng thôi thúc Hàn Quốc nhờ cậy Mỹ tác động để giảm căng thẳng và đối đầu.
Hiện tại là một tình trạng như thế trên bán đảo Triều Tiên. Tiến trình hoà bình và hoà giải giữa Triều Tiên với Mỹ và Hàn Quốc thời gian vừa qua gần như không tiến triển gì. Chúng vẫn là mối quan tâm hàng đầu của Triều Tiên trong khi không phải như vậy đối với Mỹ và Hàn Quốc, không phải vì hai đối tác này chủ ý thế mà bởi họ bị buộc phải như thế. Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona gây ra hoành hành dữ dội ở cả hai nơi này, gây tổn hại nặng nề tới tình hình phát triển kinh tế xã hội. 
Ông Moon Jae-in ở Hàn Quốc thì còn đỡ chứ ông Trump ở Mỹ rất khó khăn và khó xử khi kinh tế Mỹ suy thoái nghiêm trọng và tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ tăng cao như chưa từng thấy trong vòng gần 100 năm nay.  Ông Trump vẫn chưa thành công với việc kiểm soát và đẩy lùi dịch bệnh ở nước Mỹ. Đất nước này lại còn bị rung chuyển bởi làn sóng biểu tình phản đối phâm biệt sắc tộc và bạo lực của cảnh sát người da trắng đối với người da mầu.
 Vì thế, tiến trình hoà bình và hoà giải giữa Triều Tiên với Mỹ và với Hàn Quốc nếu không tiến triển thêm được thì chỉ cần không bị đảo ngược hoặc thụt lùi thôi cũng có lợi cho Mỹ và Hàn Quốc, đặc biệt cho ông Trump trong cuộc vận động tranh cử tổng thống hiện tại ở Mỹ. Trong khi đó, Triều Tiên chẳng khác gì tiếp tục ở trong tình trạng nhượng bộ nhiều cho Mỹ và Hàn Quốc mà không đạt được những mục đích chính đề ra.
Triều Tiên dùng biểu hiện thụt lùi trong cả hai tiến trình này để phát đi thông điệp là chúng có thể bị đảo ngược và nếu Mỹ, Hàn Quốc cứ nhì nhằng như trong thời gian vừa qua thì chúng sẽ bị đảo ngược. Triều Tiên muốn làm cho ông Trump nhận thấy là nếu muốn chơi con bài Triều Tiên trong cuộc bầu cử tổng thống năm nay ở Mỹ thì phải trả giá cao hơn cho Triều Tiên. Triều Tiên muốn ông Trump và ông Moon Jae-in ngay bây giờ chứ không phải muộn hơn lựa chọn giữa tiếp tục chơi cuộc chơi tay ba như từ đầu năm 2018 hay chơi một cuộc chơi mới.
Đại sứ Trần Đức Mậu (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

(GLO)-"Hôm nay là khoảnh khắc đặc biệt, duy nhất sẽ không bao giờ xảy ra. Cả trong lịch sử Nga, Belarus và Ukraine, cũng như trong lịch sử thế giới, đặc biệt là châu Âu. Câu hỏi duy nhất là phải làm gì. Tất cả các bạn đều hiểu và biết rằng chỉ có một cách thức – đó là đàm phán. Đàm phán không có điều kiện tiên quyết", ông Lukashenko nói trong bài phát biểu trước người dân Belarus và các nhà lập pháp hôm 31/3.
Cựu tổng thống Trump bị truy tố

Cựu tổng thống Trump bị truy tố

(GLO)-Theo CNN đưa tin ngày 30/3, ông Trump sẽ trở thành cựu Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ bị truy tố hình sự. Diễn biến này có thể tác động đáng kể đến chiến dịch tái tranh cử năm 2024 của ông Trump, trùng với thời điểm xét xử vụ án.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

(GLO)-Mới đây, đài RT dẫn lời ông Putin cho biết vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga có thể được đưa đến Belarus sớm nhất vào mùa hè năm nay, đánh dấu lần đầu tiên từ thập niên 1990 vũ khí này được triển khai ngoài lãnh thổ Nga. Vũ khí đưa đến Belarus nhưng sẽ do lực lượng Nga quản lý.
Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

(GLO)-CNN hôm 23/3 dẫn số liệu thống kê từ chính quyền Bắc Kinh cho hay, từ năm 2021 – 2022, dân số thành phố đã giảm từ 21,88 triệu người xuống 21,84 triệu người. Đây là lần đầu tiên trong vòng 19 năm trở lại đây, Bắc Kinh ghi nhận tình trạng dân số giảm.
Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

(GLO)-Theo Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây, nhu cầu để Ukraine tái thiết và phục hồi đã tăng lên tới 411 tỷ USD, chỉ sau một năm Nga tấn công nước này. Khoản kinh phí khổng lồ nêu trên thể hiện tại cáo cáo được thực hiện bởi Kiev, Ngân hàng Thế giới, Ủy ban châu Âu và Liên hợp quốc.
Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

(GLO)-Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 21/3, người phát ngôn phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby nói: “Chúng ta đã thấy cách mà hai quốc gia này phát triển mối quan hệ gắn bó như thế nào trong nhiều năm qua”.
Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

(GLO)-Báo cáo được Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (IPCC) công bố hôm 20/ 3 ‐ chắt lọc từ 10.000 trang báo cáo của hơn 1.000 nhà khoa học - cho thấy thế giới có khả năng đã bỏ lỡ mục tiêu khí hậu là hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5⁰C so với nhiệt độ thời tiền công nghiệp.