Nước Mỹ nhìn từ cuộc bạo loạn: Nan y bẩm sinh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Phân biệt sắc tộc và màu da đi cùng với bạo lực của cảnh sát người da trắng nhằm vào người da màu là nguyên nhân chính của những sự việc như thế. Đấy là căn bệnh nan y bẩm sinh của nước Mỹ, cứ âm ỷ thường trực theo thời gian và chỉ đợi có dịp là lại lập tức tái phát.
Trong những ngày này, nước Mỹ bị rung chuyển và tàn phá không chỉ bởi dịch bệnh viên đường hô hấp cấp do virus corona gây ra mà còn bởi những diễn biến tiếp theo vụ việc công dân gốc Phi 46 tuổi tên là George Floyd bị cảnh sát người da trắng ở Minneapolis đè cổ đến chết ngạt giữa ban ngày ban mặt và lại còn trước sự chứng kién của 3 viên cảnh sát cũng người da trắng khác. Người đàn ông gốc Phi kia đã nhiều lần kêu thảm thiết "Tôi không thể thở được" nhưng rồi vẫn bị sát hại. Tiếng kêu này đã nhanh chóng trở thành khẩu hiệu và biệt danh cho làn sóng biểu tình, đấu tranh ở Mỹ và trên thế giới về chống phân biệt sắc tộc và mầu da ở Mỹ và trên thế giới, đòi chấm dứt bạo lực của cảnh sát người da trắng đối với người da mầu ở Mỹ. 
Nước Mỹ lại một lần nữa đắm chìm trong làn sóng biểu tình phản đối, trong đấu tranh chính trị, xã hội và pháp lý, trong hành động trấn áp của cảnh sát, trong hỗn loạn, phá phách và bạo lực. Nước Mỹ bị liên tưởng ngay đến tình trạng năm 1968 sau khi mục sư người da đen Martin Luther King bị ám sát, đến năm 1992 khi người đàn ông da đen Rodney King bị cảnh sát người da trắng bạo hành ở Los Angeles hay đến năm 2014 khi chàng trai người da đen Michael Brown bị cảnh sát người da trắng sát hại ở Fergusson. Đấy chỉ là những vụ việc lừng danh nhất và chỉ là một vài trong vô vàn những sự việc như vậy đã xảy ra ở nước Mỹ kể từ khi lập quốc đến nay.
Phân biệt sắc tộc và màu da đi cùng với bạo lực của cảnh sát người da trắng nhằm vào người da màu là nguyên nhân chính của những sự việc như thế. Đấy là căn bệnh nan y bẩm sinh của nước Mỹ, cứ âm ỷ thường trực theo thời gian và chỉ đợi có dịp là lại lập tức tái phát. Nó có gốc rễ từ mối quan hệ giữa người da trắng và người da mầu ở thời còn chế độ chiếm hữu và buôn bán nô lệ tại các vùng về sau hợp lại thành nước Mỹ ngày nay. Trên danh nghĩa chính thức, chế độ ấy cho đến nay đã bị xoá bỏ ở nước Mỹ nhưng tinh thần và triết lý của nó vẫn còn tồn tại trong suy nghĩ và hành động của đông đảo người da trắng ở Mỹ, trong chính trị và luật pháp ở Mỹ, trong cơ cấu tổ chức bộ máy công quyền và đặc biệt trong cảnh sát và tư pháp ở nước Mỹ. Sự phân hoá về chính trị và xã hội rất rõ ràng và trầm trọng ở nước Mỹ vừa có một trong những nguồn gốc ở những đặc thù trên vừa làm cho căn bệnh này của nước Mỹ càng thêm khó được chữa khỏi hẳn. 
Muốn chấm dứt bạo lực trong hành động của cảnh sát và thực thi bình đẳng đối sử thật sự giữa người da trắng và người da màu, muốn đảm bảo có được công bằng xã hội và công lý thật sự ở nước Mỹ thì đất nước này phải tiến hành những cuộc cải cách chính trị, pháp luật, tư pháp và xã hội hết sức cơ bản và sâu rộng, triệt để và quả cảm. Điều này hoàn toàn không mới lạ gì nhưng xưa nay nước Mỹ vẫn chưa làm nổi. Rất có thể và hy vọng vụ sát hại George Floyd sẽ tạo ra sự thôi thúc quyết định để nước Mỹ làm được những cuộc cải cách này. Nước Mỹ nợ George Floyd và tất cả những nạn nhân trước đó của sự phân biệt sắc tộc và tôn giáo, của vấn nạn bạo lực của cảnh sát người da trắng đối với người da mầu ở Mỹ những việc cần phải làm ấy. Nếu không, việc lại có người da mầu ở Mỹ bị cảnh sát người da trắng sát hại hay bạo hành và rồi sau đấy cả nước Mỹ lại bị nhấn chìm trong làn sóng biểu tình phản đối, trong bạo lực và hỗn loạn chỉ là vấn đề thời gian.
Cùng với tác động của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona gây ra, làn sóng biểu tình phản đối và tình trạng hỗn loạn, bạo lực hiện tại đang chi phối diễn biến cuộc vận động tranh cử tổng thống ở nước Mỹ và sẽ quyết định ở mức độ rất đáng kể kết cục cuối cùng của cuộc bầu cử này. Ứng cử viên tổng thống của phe Đảng Dân chủ, cựu phó tổng thống Joe Biden, đã có ngay những cam kết tranh cử mới trên cơ sở nhận thức rằng phải chữa chạy căn bệnh kinh niên kia của nước Mỹ để tranh thủ diện cử tri là người da màu và những cử tri là người da trắng bất bình với cách thức và không hài lòng với kết quả của tổng thống Mỹ Donald Trump xử lý cả hai cuộc khủng hoảng hiện tại ở nước Mỹ. Ông Biden đang nỗ lực gây dựng hình ảnh là người trái ngược hoàn toàn với ông Trump về mọi phương diện, đặc biệt về định hướng quan điểm chính sách và cung cách cầm quyền. 
Cách thức xử lý khủng hoảng của ông Trump cho thấy ông không để tâm đến việc giải quyết vấn đề tận gốc rễ và trong bản chất của nó mà lại khoét sâu sự phân hoá về chính trị và xã hội ở nước Mỹ để làm yên lòng bộ phận cử tri đã bỏ phiếu bầu mình năm 2016. Ứng cử viên tổng thống Richard Nixon đã định hướng như thế để vận động tranh cử tổng thống năm 1968 với cái gọi là Southern Strategy và đã đắc cử trong cuộc bầu cử tổng thống năm ấy ở nước Mỹ. Ông Trump giờ bấu víu vào đấy. Và nếu ông Biden trong thời gian gần 5 tháng tới không thành công với việc vận động đông đảo như có thể được cử tri là người da màu ở Mỹ và bộ phận cử tri người da trắng trung dung đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống tới thì ông Trump sẽ có cơ may được tái đắc cử theo đúng cách như đã đắc cử cách đây 4 năm.
Đại sứ Trần Đức Mậu (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

(GLO)-"Hôm nay là khoảnh khắc đặc biệt, duy nhất sẽ không bao giờ xảy ra. Cả trong lịch sử Nga, Belarus và Ukraine, cũng như trong lịch sử thế giới, đặc biệt là châu Âu. Câu hỏi duy nhất là phải làm gì. Tất cả các bạn đều hiểu và biết rằng chỉ có một cách thức – đó là đàm phán. Đàm phán không có điều kiện tiên quyết", ông Lukashenko nói trong bài phát biểu trước người dân Belarus và các nhà lập pháp hôm 31/3.
Cựu tổng thống Trump bị truy tố

Cựu tổng thống Trump bị truy tố

(GLO)-Theo CNN đưa tin ngày 30/3, ông Trump sẽ trở thành cựu Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ bị truy tố hình sự. Diễn biến này có thể tác động đáng kể đến chiến dịch tái tranh cử năm 2024 của ông Trump, trùng với thời điểm xét xử vụ án.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

(GLO)-Mới đây, đài RT dẫn lời ông Putin cho biết vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga có thể được đưa đến Belarus sớm nhất vào mùa hè năm nay, đánh dấu lần đầu tiên từ thập niên 1990 vũ khí này được triển khai ngoài lãnh thổ Nga. Vũ khí đưa đến Belarus nhưng sẽ do lực lượng Nga quản lý.
Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

(GLO)-CNN hôm 23/3 dẫn số liệu thống kê từ chính quyền Bắc Kinh cho hay, từ năm 2021 – 2022, dân số thành phố đã giảm từ 21,88 triệu người xuống 21,84 triệu người. Đây là lần đầu tiên trong vòng 19 năm trở lại đây, Bắc Kinh ghi nhận tình trạng dân số giảm.
Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

(GLO)-Theo Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây, nhu cầu để Ukraine tái thiết và phục hồi đã tăng lên tới 411 tỷ USD, chỉ sau một năm Nga tấn công nước này. Khoản kinh phí khổng lồ nêu trên thể hiện tại cáo cáo được thực hiện bởi Kiev, Ngân hàng Thế giới, Ủy ban châu Âu và Liên hợp quốc.
Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

(GLO)-Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 21/3, người phát ngôn phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby nói: “Chúng ta đã thấy cách mà hai quốc gia này phát triển mối quan hệ gắn bó như thế nào trong nhiều năm qua”.
Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

(GLO)-Báo cáo được Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (IPCC) công bố hôm 20/ 3 ‐ chắt lọc từ 10.000 trang báo cáo của hơn 1.000 nhà khoa học - cho thấy thế giới có khả năng đã bỏ lỡ mục tiêu khí hậu là hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5⁰C so với nhiệt độ thời tiền công nghiệp.