Đài Loan: Hai phe cầm quyền và đối lập ẩu đả tại nghị viện

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ẩu đả xảy ra giữa các nghị sĩ Đảng Dân chủ Tiến bộ (DPP) cầm quyền và phe đối lập chính Quốc dân Đảng (KMT) tại nghị viện Đài Loan hôm 29-6.



Hãng tin Reuters cho biết hơn 20 nghị sĩ KMT đã chiếm giữ tòa nhà lập pháp ở Đài Bắc qua đêm hôm 29-6, chặn lối vào phòng chính bằng dây xích và ghế ngồi. Họ phản đối chính quyền tìm cách thông qua các dự luật, đồng thời yêu cầu nhà lãnh đạo Thái Anh Văn rút lại đề cử phụ tá thân cận Chen Chu làm lãnh đạo Giám sát viện.

Sáng 29-6, các nghị sĩ DPP tiến vào tòa nhà lập pháp, loại bỏ chướng ngại vật và tiếp cận xung quanh bục chính, nơi các nghị sĩ KMT đang chiếm giữ. Đã xảy ra những vụ ẩu đả và tiếng la hét khi KMT – bao gồm cả tân Chủ tịch Johnny Chiang - cố gắng giữ nguyên vị trí.

Sau đó, các nghị sĩ KMT đứng trước bục bày tỏ sự phản đối, thay nhau hô khẩu hiệu trong lúc các nghị sĩ DPP đứng sau họ.

 

 Các nghị sĩ KMT cầm dây xích chiếm tòa nhà lập pháp. Ảnh: Reuters
Các nghị sĩ KMT cầm dây xích chiếm tòa nhà lập pháp. Ảnh: Reuters



Theo Reuters, KMT bắt đầu biểu tình chống lại DPP cùng bà Thái tối 28-6. "Năm nay, chính quyền của bà Thái trở nên độc đoán hơn trước. Sự cố chấp của bà Thái khiến Quốc dân Đảng không còn lựa chọn nào khác ngoài việc chiếm giữ tòa nhà lập pháp để tẩy chay nghị viện (do DPP nắm đa số)" – KMT giải thích.

Cả DPP lẫn văn phòng nhà lãnh đạo Đài Loan đều lên án hành động kể trên. Người phát ngôn DPP mỉa mai rằng Quốc dân Đảng đang "dàn dựng một trò hề".

Năm 2014, hàng trăm sinh viên cũng chiếm giữ nghị viện Đài Loan suốt nhiều tuần trong các cuộc biểu tình "Phong trào Hoa Hướng dương". Những người tham gia đòi hỏi chính quyền minh bạch và cẩn trọng hơn về sự ảnh hưởng kinh tế - chính trị của Trung Quốc đối với hòn đảo.

 

Theo Phạm Nghĩa (NLĐO/Reuters)

Có thể bạn quan tâm

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

(GLO)-"Hôm nay là khoảnh khắc đặc biệt, duy nhất sẽ không bao giờ xảy ra. Cả trong lịch sử Nga, Belarus và Ukraine, cũng như trong lịch sử thế giới, đặc biệt là châu Âu. Câu hỏi duy nhất là phải làm gì. Tất cả các bạn đều hiểu và biết rằng chỉ có một cách thức – đó là đàm phán. Đàm phán không có điều kiện tiên quyết", ông Lukashenko nói trong bài phát biểu trước người dân Belarus và các nhà lập pháp hôm 31/3.
Cựu tổng thống Trump bị truy tố

Cựu tổng thống Trump bị truy tố

(GLO)-Theo CNN đưa tin ngày 30/3, ông Trump sẽ trở thành cựu Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ bị truy tố hình sự. Diễn biến này có thể tác động đáng kể đến chiến dịch tái tranh cử năm 2024 của ông Trump, trùng với thời điểm xét xử vụ án.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

(GLO)-Mới đây, đài RT dẫn lời ông Putin cho biết vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga có thể được đưa đến Belarus sớm nhất vào mùa hè năm nay, đánh dấu lần đầu tiên từ thập niên 1990 vũ khí này được triển khai ngoài lãnh thổ Nga. Vũ khí đưa đến Belarus nhưng sẽ do lực lượng Nga quản lý.
Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

(GLO)-CNN hôm 23/3 dẫn số liệu thống kê từ chính quyền Bắc Kinh cho hay, từ năm 2021 – 2022, dân số thành phố đã giảm từ 21,88 triệu người xuống 21,84 triệu người. Đây là lần đầu tiên trong vòng 19 năm trở lại đây, Bắc Kinh ghi nhận tình trạng dân số giảm.
Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

(GLO)-Theo Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây, nhu cầu để Ukraine tái thiết và phục hồi đã tăng lên tới 411 tỷ USD, chỉ sau một năm Nga tấn công nước này. Khoản kinh phí khổng lồ nêu trên thể hiện tại cáo cáo được thực hiện bởi Kiev, Ngân hàng Thế giới, Ủy ban châu Âu và Liên hợp quốc.
Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

(GLO)-Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 21/3, người phát ngôn phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby nói: “Chúng ta đã thấy cách mà hai quốc gia này phát triển mối quan hệ gắn bó như thế nào trong nhiều năm qua”.
Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

(GLO)-Báo cáo được Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (IPCC) công bố hôm 20/ 3 ‐ chắt lọc từ 10.000 trang báo cáo của hơn 1.000 nhà khoa học - cho thấy thế giới có khả năng đã bỏ lỡ mục tiêu khí hậu là hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5⁰C so với nhiệt độ thời tiền công nghiệp.