Mỹ-Trung căng thẳng, đồng minh Washington tiến thoái lưỡng nan

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trong bối cảnh quan hệ Mỹ - Trung tiếp tục diễn biến căng thẳng vì đại dịch COVID-19, nỗi lo ngại về khả năng Mỹ gây sức ép buộc đồng minh 'chọn phe' một lần nữa nổi lên.
Xuất khẩu cao lương tới Trung Quốc chiếm khoảng 1/2 hoạt động xuất khẩu mặt hàng này của Úc - Ảnh: AFP
Trong khi Nhật Bản và Ấn Độ đều đã công bố kế hoạch hỗ trợ để thu hút doanh nghiệp rời khỏi Trung Quốc, một số đồng minh khác của Mỹ vẫn tỏ ra cẩn trọng vì việc phương hại quan hệ với Trung Quốc có thể đem lại tác động không mong muốn về mặt kinh tế.

Bóng đang ở sân của Chính phủ Trung Quốc. Chúng tôi đã nói rõ rằng tôi sẵn sàng và muốn đối thoại.

Bộ trưởng Thương mại Úc Simon Birmingham nói ngày 13-5.

Áp lực lựa chọn
Văn phòng Bộ trưởng Thương mại Úc ngày 13-5 cho biết Bộ trưởng Simon Birmingham đã gửi yêu cầu điện đàm cho người đồng cấp Chung Sơn bên phía Trung Quốc nhưng đến chiều cùng ngày vẫn chưa nhận được phản hồi. 
Cuộc điện đàm được biết nhằm mục đích đối thoại với Trung Quốc về vấn đề thương mại giữa hai bên, sau khi Trung Quốc cấm cửa bốn nhà xuất khẩu thịt bò lớn của Úc và đe dọa áp thuế quan lên đến 80% mặt hàng cao lương nhập khẩu từ quốc gia này.
Đi kèm với thông báo trên, ông Birmingham cũng tự mình khẳng định Úc, một đồng minh thân cận của Mỹ, vẫn theo đuổi cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc của dịch bệnh COVID-19. Bắc Kinh trước đó đã lên tiếng phản đối cuộc điều tra này. 
Hồi tháng 4, đại sứ Trung Quốc tại Úc Thành Cạnh Nghiệp đã cảnh báo người tiêu dùng Trung Quốc sẽ tẩy chay hàng Úc nếu Canberra tiếp tục theo đuổi cuộc điều tra COVID-19.
Giới quan sát đánh giá động thái mới đây của Úc là nỗ lực giảm nhiệt trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước, tuy ông Birmingham khẳng định cuộc điện đàm và việc điều tra "là những vấn đề không liên quan".
Ngoài ra, nhiều thông tin nói Mỹ đang ngầm thúc ép Anh, một đồng minh khác, chọn giữa Mỹ và Trung Quốc, thông qua quá trình đàm phán thương mại song phương. Theo tờ Guardian, Washington đang tìm cách chèn một điều khoản cho phép Mỹ rút khỏi một số điều khoản trong thỏa thuận cùng Anh, nếu Anh ký kết hiệp định thương mại với một nước mà Mỹ phản đối.
Dù không nhắc đến Trung Quốc, điều khoản dự kiến này vẫn bị nhiều nhà ngoại giao Anh tại Washington nhìn nhận như công cụ giúp Mỹ ngăn mối quan hệ Anh - Trung xích lại gần nhau hơn. Phía Anh xem điều khoản này như áp lực công khai trước đây Mỹ từng đặt lên London về việc sẽ không ký kết hiệp định thương mại nếu Anh chọn Tập đoàn công nghệ Huawei (Trung Quốc) làm đối tác xây dựng hệ thống mạng 5G.
Điều khoản bổ sung được cho là dựa trên chương 30 trong Hiệp định tự do thương mại Mỹ - Mexico - Canada (USMCA), theo đó ngăn chặn các nền kinh tế phi thị trường. Tuy London chưa chính thức phản đối điều khoản này, các nhà ngoại giao Anh đã lo lắng rằng trong bối cảnh hiện tại, điều khoản bổ sung có thể cho Mỹ chiêu bài để can thiệp vào chính sách của Anh đối với Trung Quốc.
Cần sự cam kết
Trên thực tế, đi kèm mong muốn đồng minh và đối tác sát cánh trong việc cạnh tranh sức ảnh hưởng với Trung Quốc, Mỹ triển khai một chiến lược thuyết phục các nước này. Cuộc đàm phán thỏa thuận thương mại song phương Mỹ - Anh được triển khai ngay trong đại dịch là một ví dụ cho thấy Washington cũng muốn tối ưu hóa những con bài trong tay.
Đối với các nước khác, Mỹ cũng phát đi tín hiệu hợp tác để "giảm thiểu tác động lên kinh tế toàn cầu" do dịch COVID-19. Không ngẫu nhiên Reuters có thông tin Mỹ đang đẩy mạnh chiến lược "rút chuỗi sản xuất ra khỏi Trung Quốc" và đề cập tới một sáng kiến có tên "Mạng lưới thịnh vượng kinh tế".
Tuy nhiên, để thực sự thành công trong câu chuyện này, Mỹ dự kiến còn nhiều việc phải làm. Thứ nhất, Washington phải đảm bảo thuyết phục các nước khác điều chỉnh chính sách đối ngoại, đặc biệt chính sách đối ngoại với Trung Quốc. Thứ hai, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump phải tìm cách trấn an đồng minh và đối tác bằng việc thể hiện mức độ cam kết của Mỹ trong bất kỳ sáng kiến nào do Washington dẫn đầu.
Tờ Guardian ngày 12-5 dẫn lời giới thạo chính sách ở Anh lo ngại rằng London sẽ vướng vào một tình huống tiến thoái lưỡng nan. Cụ thể, nếu dấn sâu vào một chính sách đối ngoại và kinh tế dựa trên căng thẳng với Trung Quốc mà Mỹ đang theo đuổi, bản thân nước Anh cũng không thể thực hiện chính sách "Global Britain" (Nước Anh toàn cầu) của riêng mình.
Global Britain là chính sách quan trọng để Anh tái định hình vị trí trên bàn cờ thế giới sau khi ra khỏi Liên minh châu Âu (EU), mà Trung Quốc trong đó là giải pháp kinh tế không thể bỏ qua. Guardian cũng là tờ báo theo khuynh hướng không muốn các nước cuốn vào vòng xoáy cạnh tranh Mỹ - Trung và từ đó ngó lơ những bộ phận công dân chịu thiệt hại kinh tế vì chính sách đối ngoại ấy.
Quyết định không dễ dàng

Sau khi Nhật Bản công bố gói hỗ trợ kinh tế 2,2 tỉ USD cho doanh nghiệp nội địa di dời chuỗi sản xuất khỏi Trung Quốc, tờ South China Morning Post đã thực hiện bài phỏng vấn với 5 công ty Nhật, trong đó có Hãng xe Toyota. Theo tờ báo, cả 5 hãng này đều cho biết chưa có kế hoạch rời khỏi Trung Quốc, đồng thời cho rằng đây sẽ không phải là quyết định dễ dàng.

"Toyota hiện không có kế hoạch thay đổi chiến lược ở Trung Quốc hoặc châu Á vì tình hình hiện tại. Ngành công nghiệp xe hơi cần rất nhiều nhà cung cấp và vận hành trong một chuỗi cung ứng lớn. Điều đó khiến việc thay đổi lập tức là không thể. Chúng tôi hiểu quyết định của chính phủ, nhưng chúng tôi không có kế hoạch thay đổi hoạt động sản xuất" - Toyota tuyên bố.

Tương tự, hãng cung cấp vật liệu xây dựng Lixil Corporation cho biết: "Chúng tôi vận hành trong một chuỗi cung ứng toàn cầu linh hoạt với hơn 100 cơ sở sản xuất trên toàn thế giới. Sự linh hoạt này và kết cấu tích hợp đầy đủ cho phép chúng tôi chống đỡ được trước một số tác động của COVID-19".

NHẬT ĐĂNG-NGUYÊN HẠNH (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

(GLO)-"Hôm nay là khoảnh khắc đặc biệt, duy nhất sẽ không bao giờ xảy ra. Cả trong lịch sử Nga, Belarus và Ukraine, cũng như trong lịch sử thế giới, đặc biệt là châu Âu. Câu hỏi duy nhất là phải làm gì. Tất cả các bạn đều hiểu và biết rằng chỉ có một cách thức – đó là đàm phán. Đàm phán không có điều kiện tiên quyết", ông Lukashenko nói trong bài phát biểu trước người dân Belarus và các nhà lập pháp hôm 31/3.
Cựu tổng thống Trump bị truy tố

Cựu tổng thống Trump bị truy tố

(GLO)-Theo CNN đưa tin ngày 30/3, ông Trump sẽ trở thành cựu Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ bị truy tố hình sự. Diễn biến này có thể tác động đáng kể đến chiến dịch tái tranh cử năm 2024 của ông Trump, trùng với thời điểm xét xử vụ án.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

(GLO)-Mới đây, đài RT dẫn lời ông Putin cho biết vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga có thể được đưa đến Belarus sớm nhất vào mùa hè năm nay, đánh dấu lần đầu tiên từ thập niên 1990 vũ khí này được triển khai ngoài lãnh thổ Nga. Vũ khí đưa đến Belarus nhưng sẽ do lực lượng Nga quản lý.
Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

(GLO)-CNN hôm 23/3 dẫn số liệu thống kê từ chính quyền Bắc Kinh cho hay, từ năm 2021 – 2022, dân số thành phố đã giảm từ 21,88 triệu người xuống 21,84 triệu người. Đây là lần đầu tiên trong vòng 19 năm trở lại đây, Bắc Kinh ghi nhận tình trạng dân số giảm.
Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

(GLO)-Theo Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây, nhu cầu để Ukraine tái thiết và phục hồi đã tăng lên tới 411 tỷ USD, chỉ sau một năm Nga tấn công nước này. Khoản kinh phí khổng lồ nêu trên thể hiện tại cáo cáo được thực hiện bởi Kiev, Ngân hàng Thế giới, Ủy ban châu Âu và Liên hợp quốc.
Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

(GLO)-Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 21/3, người phát ngôn phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby nói: “Chúng ta đã thấy cách mà hai quốc gia này phát triển mối quan hệ gắn bó như thế nào trong nhiều năm qua”.
Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

(GLO)-Báo cáo được Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (IPCC) công bố hôm 20/ 3 ‐ chắt lọc từ 10.000 trang báo cáo của hơn 1.000 nhà khoa học - cho thấy thế giới có khả năng đã bỏ lỡ mục tiêu khí hậu là hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5⁰C so với nhiệt độ thời tiền công nghiệp.