Điều gì xảy ra nếu Mỹ hủy quy chế đặc biệt cho Hồng Kông?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo Đạo luật Chính sách Mỹ - Hồng Kông năm 1992, Mỹ sẽ đối xử với Hồng Kông khác với Trung Quốc đại lục về thương mại và nhiều lĩnh vực khác. Trong hoàn cảnh hiện tại, khi Bắc Kinh vừa thông qua nghị quyết về dự luật an ninh Hồng Kông, Tổng thống Mỹ Donald Trump nhiều khả năng có thể hủy bỏ quy chế đặc biệt dành cho thành phố, theo Bloomberg.

 

Ông Tập Cận Bình bấm nút thông qua nghị quyết về dự luật an ninh Hồng Kông (ảnh: SCMP)
Ông Tập Cận Bình bấm nút thông qua nghị quyết về dự luật an ninh Hồng Kông (ảnh: SCMP)



Nếu hủy quy chế đặc biệt, đồng nghĩa với việc Mỹ sẽ đối xử với Hồng Kông giống như toàn bộ các thành phố khác của Trung Quốc và không còn ưu đãi. Đây có thể là “cơn địa chấn” đối với Hồng Kông trong bối cảnh kinh tế đang phục hồi sau đại dịch.

Hôm 28.5, Văn phòng Bộ Ngoại giao Trung Quốc tại Hồng Kông đã gọi việc Mỹ đe dọa chấm dứt quy chế đặc biệt cho thành phố là “độc đoán và không biết xấu hổ”.

Vậy Mỹ có quyết sẽ tước bỏ quy chế đặc biệt cho Hồng Kông không?

Nhiều khả năng điều này sẽ xảy ra, theo Bloomberg. Tổng thống Mỹ hoàn toàn có quyết chấm dứt quy chế đặc biệt cho Hồng Kông bằng một mệnh lệnh hành pháp.

Năm 2019, ông Trump đã phê chuẩn đạo luật “Dân chủ và Nhân quyền Hồng Kông”. Theo đó, mỗi năm một lần, Ngoại trưởng Mỹ có trách nhiệm xác nhận Hồng Kông có đang duy trì sự tự trị khỏi Bắc Kinh hay không. Nếu kết quả là có thì Hồng Kông mới được tiếp tục hưởng những ưu đãi của quy chế đặc biệt.

Tuy nhiên, ngày 27.5, phát biểu trước Quốc hội Mỹ, Ngoại trưởng Mike Pompeo tuyên bố “Hồng Kông đã không còn đủ điều kiện để hưởng ưu đãi quy chế đặc biệt”.


 

Cảnh sát chống bạo động được triển khai tại Hồng Kông (ảnh: Reuters)
Cảnh sát chống bạo động được triển khai tại Hồng Kông (ảnh: Reuters)



Điều gì sẽ xảy ra với Hồng Kông nếu bị Mỹ tước quy chế đặc biệt?

Nếu bị tước bỏ quy chế đặc biệt, Hồng Kông có thể đối mặt với việc bị Mỹ hạn chế cấp thị thực, đặc biệt là mức thuế quan chắn chắc sẽ bị nâng lên. Kim ngạch thương mại trị giá khoảng 38 tỷ USD giữa Hồng Kông với Mỹ nhiều khả năng “lao dốc”.

Không thành phố nào tại Trung Quốc được hưởng ưu đãi từ Mỹ và phương Tây nhiều như Hồng Kông. Đây cũng là một trong những “chìa khóa” phát triển kinh tế của thành phố.

Và nếu chính phủ Mỹ đã đối xử với Hồng Kông không khác gì so với bất kỳ thành phố nào khác tại Trung Quốc đại lục, thì các nhà đầu tư, doanh nghiệp nước ngoài nhiều khả năng cũng sẽ làm điều tương tự.

“Về lâu dài, các nhà đầu tư sẽ cân nhắc kĩ lưỡng về việc làm ăn kinh doanh tại Hồng Kông”, Kevin Lai, chuyên gia kinh tế tại Daiwa Capital Markets, nhận định.

Khoảng 290 công ty Mỹ đang đặt trụ sở tại Hồng Kông.


 

 Người biểu tình Hồng Kông phản đối luật an ninh vừa được Bắc Kinh thông qua (ảnh: Reuters)
Người biểu tình Hồng Kông phản đối luật an ninh vừa được Bắc Kinh thông qua (ảnh: Reuters)



Quan hệ Mỹ - Trung sẽ ra sao nếu quy chế đặc biệt cho Hồng Kông bị chấm dứt?

Khi Anh trao trả Hồng Kông cho Trung Quốc năm 1977, Bắc Kinh đã cam kết rằng, thành phố sẽ có “mức độ tự trị cao” cả về pháp luật và kinh tế trong 50 năm, theo mô hình “Một quốc gia hai chế độ”.

Theo các chuyên gia, chưa cần đến những lệnh trừng phạt, chỉ riêng việc tuyên bố chấm dứt quy chế đặc biệt cho Hồng Kông (nếu xảy ra) thì Mỹ đã tiếp tục đẩy căng thẳng giữa nước này với Trung Quốc đại lục lên mức cao hơn. Đối với Hồng Kông, những cuộc biểu tình sẽ còn xuất hiện với quy mô và tần suất đáng lo ngại hơn nữa.

Như một động thái khẳng định quyết tâm, chỉ một ngày sau tuyên bố của ông Pompeo về Hồng Kông, Bắc Kinh hôm 28.5 đã quyết định thông qua nghị quyết về dự luật an ninh cho thành phố.

Triệu Lập Kiên – phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc – phát đi cảnh báo, Bắc Kinh sẽ có biện pháp đối phó với bất kỳ sự can thiệp nào từ bên ngoài vào vấn đề Hồng Kông.

Chính quyền Hồng Kông nói gì?

Trong bối cảnh các cuộc biểu tình vẫn tiếp diễn, Đặc khu trưởng Hồng Kông – bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga – tuyên bố, tự do của thành phố sẽ không bị xói mòn bởi luật an ninh mới và việc thế lực bên ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của Hồng Kông là “không thể chấp nhận được”.

Mỹ sẽ “đơn thương độc mã” trong việc ngăn cản luật an ninh Hồng Kông?

Chưa có quốc gia nào lên tiếng sẽ ủng hộ Mỹ trong việc trừng phạt Bắc Kinh về vấn đề Hồng Kông. Những đồng minh của Mỹ tại châu Á và châu Âu đều đang e ngại một cuộc đối đầu về kinh tế với Trung Quốc trong bối cảnh còn phải lo chống lại sự bùng phát dịch bệnh, theo SCMP.


 

Người biểu tình Hồng Kông đối mặt hơi cay của cảnh sát (ảnh: Bloomberg)
Người biểu tình Hồng Kông đối mặt hơi cay của cảnh sát (ảnh: Bloomberg)



Các nhà ngoại giao, chuyên gia phân tích tại châu Á, châu Âu cho rằng, chính phủ nhiều nước “có sự thông cảm đối với người dân Hồng Kông”, tuy nhiên, không nước nào muốn “mang tiếng” là can thiệp vào vấn đề nội bộ của Trung Quốc.

Nhật Bản cho biết, nước này quan tâm đến vấn đề Hồng Kông và đã triệu tập đại sứ Trung Quốc tại Tokyo để bày tỏ quan ngại.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hàn Quốc tuyên bố: “Chúng tôi có sự trao đổi thương mại và kinh tế chặt chẽ với Hồng Kông. Chúng tôi cho rằng điều quan trọng nhất với Hồng Kông là tiếp tục phát triển thịnh vượng dưới chính sách “Một quốc gia hai chế độ”.

“Mặc dù thông cảm đối với người dân Hồng Kông, nhưng chính phủ Hàn Quốc vẫn phải đặt lợi ích kinh tế và an ninh quốc gia lên hàng đầu. Hàn Quốc không muốn bị cuốn vào tranh chấp giữa Mỹ và Trung Quốc”, Lee Seong-hyon, người đứng đầu Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc của Học viện Sejong (Seoul), nhận xét.

Đến nay, Anh là quốc gia duy nhất tại châu Âu đã làm việc trực tiếp với Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo về vấn đề Hồng Kông (thuộc địa cũ của Anh). Tuy nhiên, Anh vẫn chưa có động thái nào được cho là cho là đáng kể về dự luật an ninh Hồng Kông.

Thủ tướng Đức - bà Merkel - tuyên bố: “Giữa EU và Trung Quốc có sự khác biệt sâu sắc về luật pháp. Chúng ta chỉ cần quan tâm rằng Hồng Kông vẫn đang được áp dụng chính sách “Một quốc gia hai chế độ” là đủ”.

 

https://danviet.vn/dieu-gi-xay-ra-neu-my-huy-quy-che-dac-biet-cho-hong-kong-5020202955594275.htm

Theo Vương Nam (Dân Việt, Bloomberg, SCMP)

Có thể bạn quan tâm

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

(GLO)-"Hôm nay là khoảnh khắc đặc biệt, duy nhất sẽ không bao giờ xảy ra. Cả trong lịch sử Nga, Belarus và Ukraine, cũng như trong lịch sử thế giới, đặc biệt là châu Âu. Câu hỏi duy nhất là phải làm gì. Tất cả các bạn đều hiểu và biết rằng chỉ có một cách thức – đó là đàm phán. Đàm phán không có điều kiện tiên quyết", ông Lukashenko nói trong bài phát biểu trước người dân Belarus và các nhà lập pháp hôm 31/3.
Cựu tổng thống Trump bị truy tố

Cựu tổng thống Trump bị truy tố

(GLO)-Theo CNN đưa tin ngày 30/3, ông Trump sẽ trở thành cựu Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ bị truy tố hình sự. Diễn biến này có thể tác động đáng kể đến chiến dịch tái tranh cử năm 2024 của ông Trump, trùng với thời điểm xét xử vụ án.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

(GLO)-Mới đây, đài RT dẫn lời ông Putin cho biết vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga có thể được đưa đến Belarus sớm nhất vào mùa hè năm nay, đánh dấu lần đầu tiên từ thập niên 1990 vũ khí này được triển khai ngoài lãnh thổ Nga. Vũ khí đưa đến Belarus nhưng sẽ do lực lượng Nga quản lý.
Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

(GLO)-CNN hôm 23/3 dẫn số liệu thống kê từ chính quyền Bắc Kinh cho hay, từ năm 2021 – 2022, dân số thành phố đã giảm từ 21,88 triệu người xuống 21,84 triệu người. Đây là lần đầu tiên trong vòng 19 năm trở lại đây, Bắc Kinh ghi nhận tình trạng dân số giảm.
Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

(GLO)-Theo Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây, nhu cầu để Ukraine tái thiết và phục hồi đã tăng lên tới 411 tỷ USD, chỉ sau một năm Nga tấn công nước này. Khoản kinh phí khổng lồ nêu trên thể hiện tại cáo cáo được thực hiện bởi Kiev, Ngân hàng Thế giới, Ủy ban châu Âu và Liên hợp quốc.
Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

(GLO)-Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 21/3, người phát ngôn phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby nói: “Chúng ta đã thấy cách mà hai quốc gia này phát triển mối quan hệ gắn bó như thế nào trong nhiều năm qua”.
Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

(GLO)-Báo cáo được Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (IPCC) công bố hôm 20/ 3 ‐ chắt lọc từ 10.000 trang báo cáo của hơn 1.000 nhà khoa học - cho thấy thế giới có khả năng đã bỏ lỡ mục tiêu khí hậu là hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5⁰C so với nhiệt độ thời tiền công nghiệp.