Dịch COVID-19 ngày 12-3: Mỹ cấm du khách châu Âu nhập cảnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tổng thống Donald Trump đang cân nhắc tình trạng khẩn cấp quốc gia sau khi 23 bang đã tuyên bố khẩn cấp. Ông công bố các giải pháp trong sáng nay. Số ca nhiễm tại nhiều nước tiếp tục tăng, đặc biệt tại Ý.

 

 Đồ họa: NGỌC THÀNH
Đồ họa: NGỌC THÀNH



* Bản tin cập nhật lúc 8h20 ngày 12-3

Trong phát biểu sáng 12-3 (giờ Việt Nam), Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ cấm cửa du khách từ châu Âu, ngoại trừ Anh, trong một tháng, bắt đầu từ 13-3.

"Để ngăn các ca nhiễm mới vào Mỹ, chúng ta sẽ ngừng tất cả hoạt động đi lại từ châu Âu đến Mỹ trong 30 ngày tới" - ông Trump nói.

Tuy nhiên, tổng thống Mỹ vẫn khẳng định nguy cơ từ dịch bệnh đối với người Mỹ rất thấp dù những người lớn tuổi phải cẩn thận hơn. Ông cho biết người dân nên tránh đến những nơi đông người nếu không cần thiết. "Nếu cảm thấy bệnh, hãy ở nhà" - ông đưa ra lời khuyên.

Ngoài ra, ông Trump cũng cho biết sẽ có những hành động khẩn cấp để hỗ trợ các doanh nghiệp, người lao động bị ảnh hưởng.

Diễn viên Tom Hanks và vợ - Rita Wilson - nhiễm virus Corona chủng mới

Vợ chồng Tom Hanks (cùng 63 tuổi) đang ở Úc để làm tiền kỳ cho bộ phim mới về danh ca Elvis Presley. Trong phim này, Tom Hanks đóng vai người quản lý lâu năm của Presley, Tom Parker.

Tài tử người Mỹ nói về tình trạng sức khỏe của mình: "Chúng tôi hơi mệt, thấy lạnh và hơi đau người. Rita thỉnh thoảng thấy ớn lạnh rồi lại hết, hơi sốt nhẹ. Để chắc chắn, giống như cả thế giới đang làm, chúng tôi đã xét nghiệm virus Corona chủng mới và kết quả là dương tính".

Tom Hanks cho biết sẽ tuân theo chỉ dẫn y tế, như cách ly vì sức khỏe cộng đồng.

Hàn Quốc thêm 114 ca nhiễm

Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) sáng 12-3 thông báo 114 ca nhiễm COVID-19 mới được ghi nhận trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca tại nước này lên 7.869. Số ca tử vong tăng thêm sáu, lên 66 ca.

Ngoài ra, 45 trường hợp nhiễm đã hoàn toàn hồi phục, đưa tổng số người khỏi bệnh tại Hàn Quốc lên 333 người.

Trung vệ Juventus nhiễm COVID-19

Daniele Rugani là cầu thủ đầu tiên của Serie A (Ý) dương tính với Covid-19.

Theo thông báo từ Juventus, cầu thủ 25 tuổi hiện không có dấu hiệu bất thường nào. Câu lạc bộ này cho biết "đang kích hoạt tất cả thủ tục cách ly theo yêu cầu của pháp luật, bao gồm cả điều tra những người đã tiếp xúc với anh", trang chủ đội bóng thông báo.

Cầu thủ này dùng chung phòng thay đồ với các đồng đội Cristiano Ronaldo, Paulo Dybala trong chiến thắng 2-0 trước Inter Milan cách đây ít ngày.

Series A đang bị đình chỉ cho đến đầu tháng 4.

Hồ Bắc (Trung Quốc) chỉ có thêm 10 người tử vong

Tỉnh Hồ Bắc thông báo tỉnh này chỉ ghi nhận thêm 10 ca tử vong tính đến hết ngày 11-3, giảm hơn một nửa so với 22 ca của ngày 10-3. Tổng số ca tử vong tại tỉnh này đến nay là 3.056 ca, theo Hãng tin Reuters.




 

 



Qatar: số ca nhiễm tăng gấp 10 lần

Bộ Y tế Qatar ngày 11-3 xác nhận số ca nhiễm ở nước này tăng vọt từ 24 lên 262, sau khi có kết quả xét nghiệm tại một khu dân cư đang bị cách ly. Trước đó, nước này đã đóng cửa các trường học, hủy nhiều sự kiện lớn và cấm nhập cảnh đối với công dân từ 14 quốc gia.

Quốc gia láng giềng Bahrain cũng có thêm 77 ca nhiễm mới, nằm trong số những công dân hồi hương từ Iran.

Úc công bố kế hoạch giải cứu 11 tỉ USD

Thủ tướng Úc Scott Morrison ngày 12-3 công bố gói chi tiêu 11 tỉ USD nhằm giảm thiểu thiệt hại do đại dịch COVID-19. Kế hoạch, trị giá tương đương 1% GDP của Úc, chủ yếu hỗ trợ các doanh nghiệp.

"Kế hoạch này nhằm giữ việc làm cho người Úc, giúp doanh nghiệp tiếp tục làm ăn nhằm đảm bảo kinh tế Úc hồi phục mạnh mẽ" - ông Morrison nhấn mạnh. Theo Reuters, kế hoạch của Úc sẽ bao gồm hỗ trợ lương và các khoản chi trả bằng tiền mặt cho doanh nghiệp nhỏ.

Mỹ sắp đề xuất tình trạng khẩn cấp


 

Các nhân viên y tế tẩy trùng trung tâm dưỡng lão Life Care Center of Kirkland ở Washington, Mỹ - Ảnh: REUTERS
Các nhân viên y tế tẩy trùng trung tâm dưỡng lão Life Care Center of Kirkland ở Washington, Mỹ - Ảnh: REUTERS



Đài CNN cho biết Tổng thống Mỹ Donald Trump sắp đưa ra các đề xuất chống dịch COVID-19 trong ngày, trong đó bao gồm tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia theo Luật Stafford nhằm tăng cường nguồn hỗ trợ.

Nhiều bang, thành phố của Mỹ tiếp tục tuyên bố tình trạng khẩn cấp. Ngày 11-3, thống đốc bang Arizona Doug Ducey đặt bang này vào tình trạng khẩn cấp sau khi số ca nhiễm tăng lên 9. "Chúng tôi dự kiến số ca dương tính sẽ tăng thêm" - ông Ducey cảnh báo.

Thị trưởng thủ đô Washington, bà Muriel Bowser, tuyên bố tình trạng khẩn cấp do virus corona chủng mới, cũng với dự đoán số ca nhiễm sẽ tăng.

Đã có tổng cộng 23 bang của Mỹ tuyên bố tình trạng khẩn cấp.

Cơ quan Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) cho biết số ca nhiễm ở Mỹ đã tăng lên 1.162 ca tại 41 bang và thủ đô Washington. Số ca tử vong tăng lên 37 sau khi có thêm bốn người ở bang Washington tử vong.


 

 Đồ họa: VIỆT THÁI
Đồ họa: VIỆT THÁI



Chứng khoán toàn cầu suy sụp

COVID-19 sau khi trở thành đại dịch đã đẩy thị trường chứng khoán toàn cầu đi vào suy thoái.

Theo AFP, chỉ số Down Jones của Mỹ giảm mạnhg 1.465 điểm, tương đương 5,9%. Chỉ số S&P 500 chốt phiên giao dịch ngày 11-3, giờ địa phương, mất đến 4,9%. Tại châu Á, chứng khoán Nhật Bản giảm hơn 2% khi thị trường mở cửa trở lại ngày 12-3. Chỉ số Nikkei 225 giảm 2,24% còn Topix giảm 2,42%.

Giá dầu thế giới cũng lao dốc. Giá dầu WTI tại thị trường Mỹ giảm 4% còn 32,9 USD thùng trong khi dầu Brent có giá 35,7 USD/thùng, giảm 3,8%.

Số ca nhiễm ở Ý tăng hơn 2.000 ca trong một ngày



 

Đồ họa: NGỌC THÀNH
Đồ họa: NGỌC THÀNH



Ý vẫn là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nhất bởi COVID-19 với hơn 2.000 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua. Số ca nhiễm tại Ý đến nay đã là 12.462 ca, tăng mạnh so với 10.149 ca của ngày 11-3. Số ca tử vong cũng tăng vọt lên 827 với thêm 196 người chết trong vòng một ngày.

Thủ tướng Ý Giuseppe Conte tuyên bố đóng cửa toàn bộ nhà hàng, cửa hàng, quán bar trên toàn quốc để ngăn dịch COVID-19 lây lan. Biện pháp sẽ kéo dài từ nay đến ngày 25-3.

Chỉ có các nhà thuốc và siêu thị được phép hoạt động trong thời gian này. Các quán ăn chỉ được phép giao thức ăn, còn các công ty phải chuyển sang hình thức làm việc từ xa.

Ca nhiễm tăng mạnh tại châu Âu

Dịch COVID-19 vẫn đang lây lan với tốc độ nhanh tại châu Âu với số ca nhiễm mới tăng tại nhiều nước.

Trên khắp châu Âu, tổng số ca nhiễm COVID-19 đã vượt 22.000 ca với 930 ca tử vong, theo thống kê của Hãng tin AFP.

Theo thông báo tối 11-3 của Bộ trưởng Y tế Pháp Olivier Véran, hiện nước này có 2.281 trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2, tăng 497 người trong vòng 24 giờ. Số ca tử vong cũng đã tăng lên 48 người so với 33 ca ghi nhận tối hôm trước. Hiện Pháp vẫn ở giai đoạn 2 của dịch vì chưa lây lan ra cả cả nước.

Tại quốc gia láng giềng Bỉ, Bộ Y tế nước này thông báo có 314 ca mắc COVID-19, tăng từ con số 267 ca thông báo trước đó, và đã có 3 người tử vong. Hiện tại, các bệnh viện của Bỉ đang tiếp nhận ngày càng nhiều ca nhiễm trùng đường hô hấp dưới, báo hiệu có thể đang ở thời điểm đầu dịch.

Trong khi đó, Ủy ban châu Âu (EC) có trụ sở tại thủ đô Brussels của Bỉ xác nhận đã có 4 nhân viên dương tính với virus SARS-CoV-2. Cơ quan này yêu cầu tất cả các nhân viên từ Ý trở về phải thực hiện cách ly trong hai tuần.

Tại Thụy Điển, thông báo mới nhất từ chính phủ nước này cho biết số ca mắc COVID-19 đã lên tới 500 người, tăng 147 người chỉ trong một ngày. Chính phủ Thụy Điển đã ra lệnh cấm toàn bộ các hoạt động có từ 500 người tham gia trở lên. Ai vi phạm sẽ bị phạt tiền hoặc ngồi tù 6 tháng.


 

Đồ họa: NGỌC THÀNH
Đồ họa: NGỌC THÀNH



Anh sắp chuyển sang giai đoạn 2

Hãng tin AFP ngày 12-3 đưa tin chính phủ Anh chuẩn bị áp dụng giai đoạn 2 "trì hoãn" trong kế hoạch chống dịch COVID-19. Tuy nhiên, Quốc hội Anh vẫn tiếp tục hoạt động bất chấp một nghị sĩ đã bị nhiễm. Số ca nhiễm tại Anh đã tăng lên 456 với 8 ca tử vong.

Báo Guardian cho biết đã có ít nhất ba bộ trưởng bị cách ly chờ kết quả xét nghiệm COVID-19.

Ấn Độ đình chỉ tất cả thị thực du lịch

Ngay sau khi WHO tuyên bố đại dịch COVID-19, Ấn Độ đã đình chỉ tất cả các loại thị thực du lịch nhằm ngăn chặn COVID-19 lây lan tại nước này. Biện pháp này có hiệu lực từ ngày 13-3 đến ngày 15-4. Tuy nhiên một số đối tượng được miễn trừ như những người mang hộ chiếu ngoại giao, công vụ, tổ chức quốc tế và những người có thị thực làm việc hoặc dự án.

Chính quyền liên bang Thụy Sĩ tuyên bố đóng cửa một phần biên giới với Ý, theo đó sẽ đóng cửa ngay lập tức 9 trạm kiểm soát phụ tại biên giới giữa hai nước song các cửa khẩu chính vẫn sẽ được hoạt động.


 

Các nhà hàng, cửa hàng tại Ý cũng phải đóng cửa để ngăn dịch COVID-19 - Ảnh: REUTERS
Các nhà hàng, cửa hàng tại Ý cũng phải đóng cửa để ngăn dịch COVID-19 - Ảnh: REUTERS



Nghị sĩ Đức nhiễm bệnh COVID-19

Người phát ngôn Đảng đoàn Dân chủ Tự do (FDP) trong Quốc hội Đức tối 11-3 xác nhận một nghị sĩ quốc hội liên bang của đảng này đã bị nhiễm COVID-19.

Những người liên quan tới nghị sĩ này đã được cách ly phòng ngừa tại nhà. Trước đó, khoảng 15 nghị sĩ Đảng Dân chủ Xã hội (SPD) và nhân viên làm việc trong Quốc hội Đức đã phải cách ly tại nhà phòng nguy cơ bị lây nhiễm do đã có tiếp xúc với một trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 đến từ Bộ Tư pháp liên bang.

Trong khi đó, Chủ tịch Quốc hội liên bang Wolfgang Schäuble và lãnh đạo các đảng đoàn trong Quốc hội đã thống nhất sẽ không tiến hành biểu quyết theo tên trong phiên họp Quốc hội tuần này nhằm tránh nguy cơ lây nhiễm khi thẻ của các nghị sĩ được bỏ vào thùng phiếu trong quá trình thực hiện biểu quyết theo tên.



 

 Đồ họa: NGỌC THÀNH
Đồ họa: NGỌC THÀNH



Bệnh nhân ở Saudi Arabia chủ yếu là người Ai Cập

Bộ trưởng Y tế Saudi Arabia ngày 12-3 thông báo nước này ghi nhận thêm 24 ca nhiễm COVID-19 mới, nâng tổng số ca lên 45. Trong các ca nhiễm mới chủ yếu là các công dân Ai Cập có tiếp xúc gần với một du khách Ai Cập nhiễm virus.

Tại Trung Mỹ, El Salvador tuyên bố cấm cửa đối với toàn bộ người nước ngoài, trừ nhân viên ngoại giao, do lo ngại COVID-19. Ngoài ra, toàn bộ hoạt động tụ tập nơi công cộng như hoà nhạc, sự kiện thể thao, trong ba tuần. Cũng trong thời gian này, tất cả trường học ở El Salvador sẽ đóng cửa.


 

Theo TRẦN PHƯƠNG (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

(GLO)-"Hôm nay là khoảnh khắc đặc biệt, duy nhất sẽ không bao giờ xảy ra. Cả trong lịch sử Nga, Belarus và Ukraine, cũng như trong lịch sử thế giới, đặc biệt là châu Âu. Câu hỏi duy nhất là phải làm gì. Tất cả các bạn đều hiểu và biết rằng chỉ có một cách thức – đó là đàm phán. Đàm phán không có điều kiện tiên quyết", ông Lukashenko nói trong bài phát biểu trước người dân Belarus và các nhà lập pháp hôm 31/3.
Cựu tổng thống Trump bị truy tố

Cựu tổng thống Trump bị truy tố

(GLO)-Theo CNN đưa tin ngày 30/3, ông Trump sẽ trở thành cựu Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ bị truy tố hình sự. Diễn biến này có thể tác động đáng kể đến chiến dịch tái tranh cử năm 2024 của ông Trump, trùng với thời điểm xét xử vụ án.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

(GLO)-Mới đây, đài RT dẫn lời ông Putin cho biết vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga có thể được đưa đến Belarus sớm nhất vào mùa hè năm nay, đánh dấu lần đầu tiên từ thập niên 1990 vũ khí này được triển khai ngoài lãnh thổ Nga. Vũ khí đưa đến Belarus nhưng sẽ do lực lượng Nga quản lý.
Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

(GLO)-CNN hôm 23/3 dẫn số liệu thống kê từ chính quyền Bắc Kinh cho hay, từ năm 2021 – 2022, dân số thành phố đã giảm từ 21,88 triệu người xuống 21,84 triệu người. Đây là lần đầu tiên trong vòng 19 năm trở lại đây, Bắc Kinh ghi nhận tình trạng dân số giảm.
Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

(GLO)-Theo Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây, nhu cầu để Ukraine tái thiết và phục hồi đã tăng lên tới 411 tỷ USD, chỉ sau một năm Nga tấn công nước này. Khoản kinh phí khổng lồ nêu trên thể hiện tại cáo cáo được thực hiện bởi Kiev, Ngân hàng Thế giới, Ủy ban châu Âu và Liên hợp quốc.
Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

(GLO)-Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 21/3, người phát ngôn phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby nói: “Chúng ta đã thấy cách mà hai quốc gia này phát triển mối quan hệ gắn bó như thế nào trong nhiều năm qua”.
Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

(GLO)-Báo cáo được Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (IPCC) công bố hôm 20/ 3 ‐ chắt lọc từ 10.000 trang báo cáo của hơn 1.000 nhà khoa học - cho thấy thế giới có khả năng đã bỏ lỡ mục tiêu khí hậu là hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5⁰C so với nhiệt độ thời tiền công nghiệp.