'Binh đoàn' châu chấu áp sát Trung Quốc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sau khi phá hoại mùa màng ở nhiều quốc gia Đông Phi và các nước láng giềng với Trung Quốc như Ấn Độ, Pakistan, 'binh đoàn' châu chấu được dự đoán áp sát Trung Quốc trong thời gian sớm muộn.
Đầu tháng 2-2020, Chính phủ Pakistan tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia để đối phó với “đại dịch” châu chấu phá hoại mùa màng - Ảnh: AFP
Thật là họa vô đơn chí khi năm 2019 đã là một năm khó khăn với ngành nông nghiệp Trung Quốc - 1 triệu ha đất trồng và mùa vụ trên đó bị dịch bệnh sâu keo mùa thu tàn phá. Dịch châu chấu nếu xảy ra có thể kéo nền kinh tế vốn đã bị dịch COVID-19 làm điêu đứng xuống sâu hơn.
Tam tai
Trong khi đang đối phó với dịch bệnh COVID-19 và dịch tả heo châu Phi làm giảm 55% đàn heo, Trung Quốc hiện nay đang nín thở theo dõi diễn biến của dịch cào cào, châu chấu ở các nước láng giềng.
Trung Quốc đã theo dõi diễn biến và tăng cường cảnh báo từ giữa tháng 2 và đầu tháng 3 trong trường hợp đàn cào cào, châu chấu ở Pakistan, Ấn Độ tràn qua biên giới.
Một tổ chuyên gia có trách nhiệm giám sát và - nếu có thể - ngăn chặn sự xuất hiện của loài côn trùng háu ăn này. Bộ Nông nghiệp Trung Quốc cho rằng các đàn châu chấu có thể bay theo hướng gió mùa.
Nếu khí hậu thuận lợi, có thể chúng sẽ di chuyển theo hướng từ Pakistan vào Ấn Độ, đến Tây Tạng rồi vào Trung Quốc và đi sâu xuống tỉnh Vân Nam. Ngoài ra, một hướng di chuyển khác của đàn cào cào là qua Kazakhstan và tràn vào khu tự trị Tân Cương.
Theo báo South China Morning Post ngày 2-3, Tổng cục Lâm nghiệp và đồng cỏ Trung Quốc thông báo: "Mặc dù các chuyên gia nhận định nguy cơ dịch cào cào, châu chấu là thấp, Trung Quốc sẽ vất vả trong việc giám sát chúng do thiếu kỹ thuật và kiến thức về mô hình di chuyển của chúng".
Dùng gà, vịt diệt châu chấu
Theo báo Asia Times ngày 28-2, Trung Quốc đã có những kinh nghiệm và giải pháp của riêng  mình trong việc đối phó với dịch châu chấu trước đây, cụ thể là sử dụng gà, vịt.
Một con vịt có thể ăn 200 con cào cào, châu chấu mỗi ngày, một con gà tiêu diệt được 70 con. Đây là cách lợi dụng thiên địch hoàn toàn tự nhiên, tốt hơn nhiều so với việc dùng thuốc trừ sâu. 
Để ngăn ngừa từ xa, Trung Quốc dự kiến gửi đàn vịt 100.000 con cho Pakistan để giúp nước này chống dịch châu chấu.
Mùa hè 2017 từng xuất hiện dịch châu chấu ở tỉnh Sơn Đông, người dân ở đây đổ xô đi bắt châu chấu làm thức ăn đặc sản thay cho nỗi buồn mất mùa. 
Châu chấu có mặt trong nhiều thực đơn ở nhiều nhà hàng ở Trung Quốc. Châu chấu tươi hoặc đông lạnh có giá dao động 17 - 400 nhân dân tệ/kg (56.000 - 1,3 triệu đồng/kg).
Theo Thời báo Hoàn Cầu, cuộc chiến chống châu chấu ở Tân Cương hồi tháng 5-2000 có sự giúp sức của gần 100.000 con vịt và tỏ ra khá hiệu quả. Đến tháng 8 cùng năm, vịt đã ăn sạch châu chấu ở hơn 400.000ha đất nông nghiệp tại Tân Cương.
Đe dọa an ninh lương thực ở châu Phi

Cuối tháng 1, Tổ chức Lương thực và nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) đã kêu gọi các nỗ lực toàn cầu để đối phó với dịch châu chấu tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ đang diễn ra.

Đàn châu chấu xuất hiện ở Ethiopia, Kenya và Somalia với "quy mô lớn chưa từng có", đồng nghĩa với nguy cơ mùa màng bị chúng "hủy diệt", đe dọa an ninh lương thực ở các quốc gia vốn đang bị nạn đói hoành hành.

Hai nước Somalia và Ethiopia chưa từng bị phá hoại thế này trong ít nhất 25 năm qua, trong khi đây là nạn châu chấu tồi tệ nhất ở Kenya trong 70 năm qua.

Lượng mưa cao đột biến giữa mùa khô vừa qua ở các nước châu Phi đã tạo điều kiện thuận lợi cho hàng trăm tỉ con châu chấu sinh sôi nảy nở.

Hồng Vân (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

(GLO)-"Hôm nay là khoảnh khắc đặc biệt, duy nhất sẽ không bao giờ xảy ra. Cả trong lịch sử Nga, Belarus và Ukraine, cũng như trong lịch sử thế giới, đặc biệt là châu Âu. Câu hỏi duy nhất là phải làm gì. Tất cả các bạn đều hiểu và biết rằng chỉ có một cách thức – đó là đàm phán. Đàm phán không có điều kiện tiên quyết", ông Lukashenko nói trong bài phát biểu trước người dân Belarus và các nhà lập pháp hôm 31/3.
Cựu tổng thống Trump bị truy tố

Cựu tổng thống Trump bị truy tố

(GLO)-Theo CNN đưa tin ngày 30/3, ông Trump sẽ trở thành cựu Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ bị truy tố hình sự. Diễn biến này có thể tác động đáng kể đến chiến dịch tái tranh cử năm 2024 của ông Trump, trùng với thời điểm xét xử vụ án.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

(GLO)-Mới đây, đài RT dẫn lời ông Putin cho biết vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga có thể được đưa đến Belarus sớm nhất vào mùa hè năm nay, đánh dấu lần đầu tiên từ thập niên 1990 vũ khí này được triển khai ngoài lãnh thổ Nga. Vũ khí đưa đến Belarus nhưng sẽ do lực lượng Nga quản lý.
Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

(GLO)-CNN hôm 23/3 dẫn số liệu thống kê từ chính quyền Bắc Kinh cho hay, từ năm 2021 – 2022, dân số thành phố đã giảm từ 21,88 triệu người xuống 21,84 triệu người. Đây là lần đầu tiên trong vòng 19 năm trở lại đây, Bắc Kinh ghi nhận tình trạng dân số giảm.
Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

(GLO)-Theo Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây, nhu cầu để Ukraine tái thiết và phục hồi đã tăng lên tới 411 tỷ USD, chỉ sau một năm Nga tấn công nước này. Khoản kinh phí khổng lồ nêu trên thể hiện tại cáo cáo được thực hiện bởi Kiev, Ngân hàng Thế giới, Ủy ban châu Âu và Liên hợp quốc.
Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

(GLO)-Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 21/3, người phát ngôn phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby nói: “Chúng ta đã thấy cách mà hai quốc gia này phát triển mối quan hệ gắn bó như thế nào trong nhiều năm qua”.
Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

(GLO)-Báo cáo được Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (IPCC) công bố hôm 20/ 3 ‐ chắt lọc từ 10.000 trang báo cáo của hơn 1.000 nhà khoa học - cho thấy thế giới có khả năng đã bỏ lỡ mục tiêu khí hậu là hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5⁰C so với nhiệt độ thời tiền công nghiệp.