Vụ tấn công của Iran vào căn cứ Mỹ: Vừa lòng đôi bên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tờ Guardian cho rằng việc Iran đáp trả vụ ám sát tướng Soleimani bằng vụ tấn công vào 2 căn cứ quân sự Mỹ ở Iraq là động thái làm vừa lòng cả đôi bên, ít nhất là cho tới nay.
Theo Guardian, Iran đã tung ra hành động "trả thù nghiêm túc" đối với cái chết của tướng Qassem Soleimani, bằng việc sử dụng tên lửa đạn đạo tầm ngắn tấn công vào căn cứ lớn nhất của Mỹ ở Iraq, và một địa điểm quân sự khác có lính Mỹ đồn trú ở Erbil vào sáng ngày 8/1.
Tấn công cùng thời điểm Mỹ ám sát tướng Soleimani
Các cuộc tấn công có thể trở thành cái cớ cho một số người có quan điểm diều hâu trong chính quyền Trump, nhằm khởi động một cuộc chiến toàn diện với Iran - nhưng nhiều khả năng nó sẽ trở thành cánh cửa mở lối thoát khỏi khủng hoảng giữa hai nước.
Hai vụ tấn công của Iran nặng về tính biểu tượng. Các tên lửa được phóng vào khoảng 1h30, cùng thời điểm tướng Soleimani bị ám sát bằng drone 5 ngày trước đó.
Những quả tên lửa đầu tiên bắn trúng mục tiêu sau chỉ vài giờ sau khi quan tài của tướng Soleimani được chôn cất tại thành phố Kerman.
Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran đặt tên chiến dịch lần này là "Chiến binh tử vì đạo Soleimani". Các đoạn băng ghi lại cảnh tên lửa rời bệ phóng cũng được phát sóng rộng rãi trên truyền thông Iran.
Ông Trump phát biểu tại Nhà Trắng hôm 8/1, cho biết sẽ áp đặt thêm các lệnh trừng phạt với Iran, nhưng không nói cụ thể. Ảnh: Getty.
Cuộc tấn công cũng dường như được lên kế hoạch một cách cẩn thận nhằm hạn chế thương vong cho quân đội Mỹ.
Mục tiêu là hai căn cứ vốn đã được đặt trong tình trạng báo động cao, và cho đến nay vẫn chưa có xác nhận về trường hợp thương vong nào.
Giảm áp lực cho Iran
Ông Adel Abdul-Mahdi, Thủ tướng Iraq, cho biết ông đã được cảnh báo trước về các cuộc tấn công khi chúng sắp xảy ra, và chuyển lời cảnh báo đó đến lực lượng quân đội đồn trú tại căn cứ.
Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif cho biết các cuộc tấn công được mô tả là mang tính chất phòng vệ và theo khuôn khổ của luật pháp quốc tế, chứ không phải là phát súng đầu tiên trong một cuộc chiến. Ông cũng nói thêm rằng các cuộc tấn công đã kết thúc.
Ngay cả những người theo đường lối cứng rắn trong hàng ngũ Vệ binh Cách mạng Iran cũng tuyên bố rằng họ coi lượt chiến sự lần này sẽ chấm dứt nếu Mỹ không đáp trả. Đại giáo chủ Ayatollah thì tuyên bố "Chúng ta đã tát vào mặt họ" sau khi vụ tấn công diễn ra
Đây là cơ hội cho ông Trump và tổng thống Mỹ dường như đã nhận ra. Khác xa với các lời cảnh báo mạnh mẽ mà ông đưa ra trong những ngày gần đây, tổng thống sử dụng lời lẽ khá nhẹ nhàng khi bình luận về các cuộc tấn công.
"Tất cả đều ổn! Tên lửa được phóng từ Iran nhắm vào hai căn cứ quân sự ở Iraq", ông Trump viết trên Twitter. "Đánh giá về thương vong và thiệt hại đang được tiến hành. Đến giờ, vẫn tốt! Chúng ta có quân đội mạnh nhất và được trang bị tốt nhất ở bất cứ đâu trên thế giới, cho đến giờ! Tôi sẽ đưa ra tuyên bố vào sáng mai", tổng thống Mỹ cho biết.
Vì không có thương vong nào, các cuộc tấn công hôm 8/1 sẽ là cơ hội để cả hai bên cùng giảm căng thẳng, hạ nhiệt khủng hoảng mà không bị mất thể diện. Iran có thể tuyên bố họ đã trả thù bằng bạo lực cho cái chết của tướng Soleimani, và quay trở lại với kiểu chiến tranh mà họ ưa thích là điều khiển các lực lượng ủy nhiệm ở các nước xung quanh.
Tehran cũng có thể gây sức ép lên Iraq nhằm trục xuất lực lượng Mỹ khỏi nước này, mục tiêu được yêu thích với cá nhân ông Soleimani trước đây, và cũng là ưu tiên cao nhất trong chính sách khu vực của Iran.
Mỹ cũng có thể lùi lại và nhún nhường trước sự trả đũa không đáng kể của Iran. Ông Trump cũng đã có được những điểm số mà ông muốn cho cuộc bầu cử sắp tới.
Sơn Trần (Zing.vn)

Có thể bạn quan tâm

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

(GLO)-"Hôm nay là khoảnh khắc đặc biệt, duy nhất sẽ không bao giờ xảy ra. Cả trong lịch sử Nga, Belarus và Ukraine, cũng như trong lịch sử thế giới, đặc biệt là châu Âu. Câu hỏi duy nhất là phải làm gì. Tất cả các bạn đều hiểu và biết rằng chỉ có một cách thức – đó là đàm phán. Đàm phán không có điều kiện tiên quyết", ông Lukashenko nói trong bài phát biểu trước người dân Belarus và các nhà lập pháp hôm 31/3.
Cựu tổng thống Trump bị truy tố

Cựu tổng thống Trump bị truy tố

(GLO)-Theo CNN đưa tin ngày 30/3, ông Trump sẽ trở thành cựu Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ bị truy tố hình sự. Diễn biến này có thể tác động đáng kể đến chiến dịch tái tranh cử năm 2024 của ông Trump, trùng với thời điểm xét xử vụ án.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

(GLO)-Mới đây, đài RT dẫn lời ông Putin cho biết vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga có thể được đưa đến Belarus sớm nhất vào mùa hè năm nay, đánh dấu lần đầu tiên từ thập niên 1990 vũ khí này được triển khai ngoài lãnh thổ Nga. Vũ khí đưa đến Belarus nhưng sẽ do lực lượng Nga quản lý.
Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

(GLO)-CNN hôm 23/3 dẫn số liệu thống kê từ chính quyền Bắc Kinh cho hay, từ năm 2021 – 2022, dân số thành phố đã giảm từ 21,88 triệu người xuống 21,84 triệu người. Đây là lần đầu tiên trong vòng 19 năm trở lại đây, Bắc Kinh ghi nhận tình trạng dân số giảm.
Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

(GLO)-Theo Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây, nhu cầu để Ukraine tái thiết và phục hồi đã tăng lên tới 411 tỷ USD, chỉ sau một năm Nga tấn công nước này. Khoản kinh phí khổng lồ nêu trên thể hiện tại cáo cáo được thực hiện bởi Kiev, Ngân hàng Thế giới, Ủy ban châu Âu và Liên hợp quốc.
Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

(GLO)-Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 21/3, người phát ngôn phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby nói: “Chúng ta đã thấy cách mà hai quốc gia này phát triển mối quan hệ gắn bó như thế nào trong nhiều năm qua”.
Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

(GLO)-Báo cáo được Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (IPCC) công bố hôm 20/ 3 ‐ chắt lọc từ 10.000 trang báo cáo của hơn 1.000 nhà khoa học - cho thấy thế giới có khả năng đã bỏ lỡ mục tiêu khí hậu là hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5⁰C so với nhiệt độ thời tiền công nghiệp.