Khóc, vì gần nửa tỉ động vật ở Úc đã chết cùng cháy rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chris Dickman, nhà sinh thái học ở Trường đại học Sydney, tuần qua công bố con số gây sốc: khoảng 480 triệu động vật đã chết do cháy rừng ở Úc từ tháng 9-2019 đến nay, chỉ tính riêng ở bang New South Wales.

Nông dân Steve Shipton phải tự tay kết thúc nỗi thống khổ của đàn gia súc bị bỏng nặng vì cháy rừng của ông - Ảnh: AAP
Nông dân Steve Shipton phải tự tay kết thúc nỗi thống khổ của đàn gia súc bị bỏng nặng vì cháy rừng của ông - Ảnh: AAP



Con số này thực sự gây chấn động trong bối cảnh người dân Úc đã quá mệt mỏi và đau khổ với cháy rừng. Bà Sussan Lei, bộ trưởng Môi trường Úc, cho biết: "Các loài vật không cần phải dễ thương để được cứu hộ, tất cả đều quan trọng như nhau trong thảm họa này".

Tự tay giải thoát vật nuôi

Steve Shipton là nông dân nuôi bò sữa ở Coolagolite, một thị trấn bị tàn phá nặng vì cháy rừng ở New South Wales. Ngay đúng ngày đầu năm mới 1-1, ông Shipton đã phải đích thân chấm dứt nỗi thống khổ của 20 con trong đàn bò 250 con của mình vì chúng bị lửa thiêu, bị phỏng toàn thân nghiêm trọng.

Ở Úc, hàng triệu sinh vật đã chết và hàng trăm ngàn loài vật khác có thể sẽ chịu chung số phận trong những ngày sắp tới đây do hậu quả của các đám cháy rừng. Chúng bao gồm động vật hoang dã lẫn vật nuôi thuộc nhiều giống loài: động vật có vú, thú, chim, bò sát...

Theo các chuyên gia, dẫu thoát khỏi cái chết cháy nhưng chúng có thể bị đói, khát hoặc chết vì sốc nhiệt trong khi bị mất đi môi trường sống.

Trên báo News ngày 3-1, bà Megan Davidson - trưởng Cơ quan bảo vệ động vật hoang dã bang Victoria - cho biết: "Chúng ta có thể sẽ không bao giờ lường hết mức độ của cuộc tàn sát này và nguy cơ vẫn chưa kết thúc. Các nhóm cứu trợ động vật hoang dã gần như không thể làm gì trong nhiều trường hợp".

Hiện nay, nỗi đau và ám ảnh của những người làm công tác cứu hộ động vật ở Úc là có quá nhiều con vật bị phỏng nặng. Công việc của họ không chỉ là cứu sống những con vật tội nghiệp, mà còn giúp chấm dứt sự đau khổ của chúng.


 

 Một chú koala được chữa trị và chăm sóc tại bệnh viện koala ở New South Wales, Úc - Ảnh: AFP
Một chú koala được chữa trị và chăm sóc tại bệnh viện koala ở New South Wales, Úc - Ảnh: AFP



Bật khóc vì koala

Một người phụ nữ đang lái xe thì phát hiện con koala (gấu túi) đi vào đám cháy. Chị cởi áo làm khăn quấn lấy con koala, rồi tức tốc cho uống nước, xối nước hạ nhiệt và quấn con thú đang hoảng loạn vào tấm chăn. Máu từ vết thương của chú koala thấm vào tấm chăn trắng khiến nhiều người bật khóc.

Kể từ khi cháy rừng hoành hành dữ dội ở Úc, tờ News của Úc cho biết 1/3 đàn koala - biểu tượng quốc gia của Úc - đã chết và 1/3 nơi sinh sống của chúng bị tàn phá - chỉ tính riêng ở New South Wales, nơi có quần thể koala thuộc loại lớn với 15.000 - 28.000 con. Các tình nguyện viên đã cứu koala từ những thân cây âm ỉ cháy, hay trên nền đất đầy tro bụi sau các đám cháy rừng.

Theo báo New York Times, không giống như kangaroo, chim hay rắn, koala không biết chạy trốn. Thay vào đó, chúng leo lên cây và cuộn mình lại chờ nguy hiểm qua đi. Trong các vụ cháy dữ dội đã xảy ra ở Úc, loài vật hiền lành, khờ khạo này đã không có nhiều cơ hội sống sót.


 

 Người Úc xịt nước làm mát cho động vật trong cảnh lửa cháy và trời nóng dữ dội - Ảnh: New York Times
Người Úc xịt nước làm mát cho động vật trong cảnh lửa cháy và trời nóng dữ dội - Ảnh: New York Times



Tại một bệnh viện dành cho koala ở Port Macquarie thuộc NSW, bà Cheyne Flanagan - giám đốc bệnh viện - cho biết: "Những con koala được cứu sống đều hoảng sợ về những gì đã xảy ra". Nhiều gia đình ở Úc đã biến nhà, phòng khách, phòng ngủ của họ thành nơi cứu hộ koala, loài động vật biểu tượng của Úc nhưng đang đối diện với nhiều nguy cơ dẫn đến họa tuyệt chủng từ tháng 9-2019 đến nay.

Tuy nhiên, danh sách các loài động vật chịu đựng "hỏa ngục" từ cháy rừng không chỉ có koala. Hàng trăm ngàn con dơi rơi xuống đất chết thảm khi nhiệt độ quá 42 độ C ở bắc Úc. Còn kangaroo không còn chỗ trú phải nhảy vào sân nhà, vào vườn nho của dân hoặc bất chấp nguy hiểm lao ra xa lộ, khu dân cư để rồi bị chó tấn công hoặc tông vào xe hơi.

"Phải có ai đó chăm sóc chúng vì những người khác và chính quyền đều đang quá tải lẫn bận rộn bảo vệ tài sản, nhà cửa của họ. Chúng tôi làm điều này với hi vọng có thể cứu một số nào đó koala khỏi số phận nghiệt ngã" - nữ tình nguyện viên Christeen McLeod chia sẻ.


 

"Hỏa ngục khổng lồ"

Ngày 4-1, báo chí Úc đã dùng những cụm từ "hỏa ngục khổng lồ", "bom nguyên tử" để mô tả về những trận cháy rừng khủng khiếp đang diễn ra và diễn biến xấu trên cả nước, đặc biệt là tại hai bang New South Wales và Victoria.


 

 Tờ New York Times của Mỹ cũng gọi cuộc cháy rừng này ở Úc như
Tờ New York Times của Mỹ cũng gọi cuộc cháy rừng này ở Úc như "bom nguyên tử" - Ảnh: New York Times



Thủ tướng Úc Scott Morison ngày 4-1 cho biết sẽ tăng cường quân đội vào công việc chữa cháy, thêm máy bay trên trời, tàu dưới biển và xe cộ lăn bánh trên đất liền để hỗ trợ các nỗ lực chữa cháy và tái thiết.

Những ngày gần đây, liên tục có thêm người chết vì cháy rừng ở Úc. Theo báo News ngày 4-1, thống kê chưa đầy đủ các nỗ lực tập trung vào việc chữa cháy và cứu hộ cho biết ít nhất 22 người chết, diện tích bị cháy là hơn 5 triệu ha. Một số đám cháy lớn có xu hướng nhập lại thành "hỏa ngục khổng lồ" hoặc lan tới những khu vực xa xôi không thể tiếp cận. Thời tiết nắng nóng và gió mạnh cũng khiến công việc của những người lính cứu hỏa dũng cảm khó khăn rất nhiều.



Theo HỒNG VÂN (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

(GLO)-"Hôm nay là khoảnh khắc đặc biệt, duy nhất sẽ không bao giờ xảy ra. Cả trong lịch sử Nga, Belarus và Ukraine, cũng như trong lịch sử thế giới, đặc biệt là châu Âu. Câu hỏi duy nhất là phải làm gì. Tất cả các bạn đều hiểu và biết rằng chỉ có một cách thức – đó là đàm phán. Đàm phán không có điều kiện tiên quyết", ông Lukashenko nói trong bài phát biểu trước người dân Belarus và các nhà lập pháp hôm 31/3.
Cựu tổng thống Trump bị truy tố

Cựu tổng thống Trump bị truy tố

(GLO)-Theo CNN đưa tin ngày 30/3, ông Trump sẽ trở thành cựu Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ bị truy tố hình sự. Diễn biến này có thể tác động đáng kể đến chiến dịch tái tranh cử năm 2024 của ông Trump, trùng với thời điểm xét xử vụ án.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

(GLO)-Mới đây, đài RT dẫn lời ông Putin cho biết vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga có thể được đưa đến Belarus sớm nhất vào mùa hè năm nay, đánh dấu lần đầu tiên từ thập niên 1990 vũ khí này được triển khai ngoài lãnh thổ Nga. Vũ khí đưa đến Belarus nhưng sẽ do lực lượng Nga quản lý.
Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

(GLO)-CNN hôm 23/3 dẫn số liệu thống kê từ chính quyền Bắc Kinh cho hay, từ năm 2021 – 2022, dân số thành phố đã giảm từ 21,88 triệu người xuống 21,84 triệu người. Đây là lần đầu tiên trong vòng 19 năm trở lại đây, Bắc Kinh ghi nhận tình trạng dân số giảm.
Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

(GLO)-Theo Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây, nhu cầu để Ukraine tái thiết và phục hồi đã tăng lên tới 411 tỷ USD, chỉ sau một năm Nga tấn công nước này. Khoản kinh phí khổng lồ nêu trên thể hiện tại cáo cáo được thực hiện bởi Kiev, Ngân hàng Thế giới, Ủy ban châu Âu và Liên hợp quốc.
Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

(GLO)-Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 21/3, người phát ngôn phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby nói: “Chúng ta đã thấy cách mà hai quốc gia này phát triển mối quan hệ gắn bó như thế nào trong nhiều năm qua”.
Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

(GLO)-Báo cáo được Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (IPCC) công bố hôm 20/ 3 ‐ chắt lọc từ 10.000 trang báo cáo của hơn 1.000 nhà khoa học - cho thấy thế giới có khả năng đã bỏ lỡ mục tiêu khí hậu là hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5⁰C so với nhiệt độ thời tiền công nghiệp.