Lãnh đạo bộ chỉ huy Ấn Độ-Thái Bình Dương nêu các nguy cơ từ Trung Quốc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngoài đe dọa tự do hàng hải ở biển Đông, Trung Quốc còn đánh cắp sở hữu trí tuệ và thông tin cá nhân từ các công ty, công dân Mỹ cũng như các đồng minh và đối tác của Mỹ, tư lệnh Bộ chỉ huy Ấn Độ-Thái Bình Dương phát biểu.
Trung Quốc tập trận trên biển Đông. Ảnh: AP.
Đô đốc Hải quân Philip Davidson nêu các nguy cơ kể trên từ Trung Quốc tại Diễn đàn Quốc phòng Reagan được tổ chức ngày 7/12 ở bang California.
Theo nội dung bài phát biểu của đô đốc Davidson được Bộ Quốc phòng Mỹ công bố ngày 9/12, Mỹ cùng các đồng minh và đối tác của mình sẽ tiếp tục tuần tra tự do hàng hải ở biển Đông và biển Hoa Đông. Các tuyến cáp viễn thông ngầm dưới biển và hàng nghìn tỷ USD giá trị hàng hóa đi qua biển Đông mỗi năm và chúng đều đóng vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế thế giới, ông nói.
Đầu tháng này, đô đốc Davidson nói chuyện với các lãnh đạo ngành công nghệ và viễn thông về Trung Quốc và mạng 5G của hãng Huawei. Mạng 5G là nguy cơ đối với Mỹ và các quốc gia khác bởi vì Huawei và các công ty công nghệ khác của Trung Quốc như ZTE phải cung cấp thông tin cho cơ quan chức năng Trung Quốc theo yêu cầu của giới chức nước này, ông nói. Lợi thế của Trung Quốc trong việc lan truyền công nghệ này là khả năng cung cấp sản phẩm giá cực rẻ theo định hướng nhà nước mà các quốc gia khác không thể cạnh tranh nổi.
Sáng kiến Vành đai-Con đường của Trung Quốc có nội dung cho các nước khác vay tiền để cải thiện cơ sở hạ tầng của họ và đây là một nguy cơ nữa đến từ Trung Quốc, đô đốc Davidson nói. Sự nguy hiểm là ở chỗ, nếu không thể trả được nợ, các nước vay tiền Trung Quốc có thể phải chịu sức ép chính trị, kinh tế hoặc quân sự đến từ chủ nợ.
Theo đô đốc Davidson, các quốc gia bắt đầu từ chối sáng kiến của Trung Quốc; đảo quốc Tuvalu ở tây nam Thái Bình Dương đã từ chối đề nghị của Trung Quốc là cho vay 400 triệu USD để cải thiện cơ sở hạ tầng, như xây dựng hệ thống đê. GDP của Tuvalu chỉ có 40 triệu USD và các nhà lãnh đạo của nước này nhận ra rằng, nếu họ không trả được nợ, chủ quyền quốc gia có thể bị đe dọa.
Đô đốc Davidson nói rằng, Mỹ và các quốc gia khác không muốn nhìn thấy kinh tế Trung Quốc sụp đổ, hay muốn tách rời với Trung Quốc trên lĩnh vực ngoại giao, kinh tế hay quân sự, mà chỉ muốn Trung Quốc có sân chơi bình đẳng và chơi theo luật pháp, tiêu chuẩn quốc tế.
Trong cuộc cạnh tranh nước lớn với Trung Quốc và Nga, Mỹ tập hợp sức mạnh thông qua nhiều liên minh và đối tác của mình, ông Davidson nói.
Đô đốc Hải quân Philip Davidson - Tư lệnh Bộ chỉ huy Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ phát biểu tại Diễn đàn Quốc phòng Reagan. Ảnh: US Defense.
Mỹ điều máy bay tới biển Đông
Không quân Mỹ đang điều một số máy bay và khí tài liên quan tới biển Đông để tiến hành các hoạt động song song với các chiến dịch tự do hàng hải của Hải quân Mỹ nhằm đảm bảo sự ổn định trong khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương.
Tại cuộc họp báo quốc tế qua điện thoại ngày 6/12, Tư lệnh lực lượng không quân Thái Bình Dương của Mỹ, tướng Charles Brown, nói rằng, lực lượng của ông định kỳ cử các máy bay ném bom, máy bay do thám tầm cao U-2, máy bay tuần thám biển và chống ngầm P-3 Orion, P-8 Poseidon và máy bay không người lái RQ-4 tới biển Đông.
Mỹ cùng với các đồng minh và đối tác, bao gồm Úc, Nhật Bản, Anh, Pháp và Ấn Độ đã công khai thách thức sự chiếm đóng và quân sự hóa trái phép của Trung Quốc trên biển Đông, tướng Brown nói.
Trong khi đó, Tư lệnh Không quân Mỹ, tướng David Goldfien, chỉ ra rằng, dù số lượng nhân sự và máy bay của Không quân Mỹ giảm so với năm 1991 (giảm khoảng 300.000 người và 3.000 máy bay), nhưng lập trường, vị thế của lực lượng này ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương không thay đổi.
Dấu ấn của Không quân Mỹ ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương ngày càng rõ nét và khu vực này trở thành ưu tiên số một trong Chiến lược quốc phòng Mỹ, tướng Goldfien nói.
Ông Goldfien đưa ra tuyên bố trên để trả lời câu hỏi của phóng viên về năng lực của Không quân Mỹ trong trường hợp xảy ra vấn đề liên quan Trung Quốc trên biển Đông.
Trong chuyến thăm gần đây tới Philippines, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Thomas Esper đã tập trung thảo luận với người đồng cấp Philippines Delfin Lorenzana về Hiệp định Hợp tác quốc phòng tăng cường giữa hai nước.
Tướng Brown nói rằng, Không quân Mỹ đang có kế hoạch xây nhiều sân bay để hỗ trợ chính phủ Philippines tỏng việc trợ giúp nhân đạo và phản ứng với thảm họa.
Máy bay tuần thám biển và săn ngầm P-8A Poseidon. Ảnh: PressTV.
Jaime Laude (nhà báo Philippines viết cho Tiền Phong)

Có thể bạn quan tâm

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

(GLO)-"Hôm nay là khoảnh khắc đặc biệt, duy nhất sẽ không bao giờ xảy ra. Cả trong lịch sử Nga, Belarus và Ukraine, cũng như trong lịch sử thế giới, đặc biệt là châu Âu. Câu hỏi duy nhất là phải làm gì. Tất cả các bạn đều hiểu và biết rằng chỉ có một cách thức – đó là đàm phán. Đàm phán không có điều kiện tiên quyết", ông Lukashenko nói trong bài phát biểu trước người dân Belarus và các nhà lập pháp hôm 31/3.
Cựu tổng thống Trump bị truy tố

Cựu tổng thống Trump bị truy tố

(GLO)-Theo CNN đưa tin ngày 30/3, ông Trump sẽ trở thành cựu Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ bị truy tố hình sự. Diễn biến này có thể tác động đáng kể đến chiến dịch tái tranh cử năm 2024 của ông Trump, trùng với thời điểm xét xử vụ án.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

(GLO)-Mới đây, đài RT dẫn lời ông Putin cho biết vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga có thể được đưa đến Belarus sớm nhất vào mùa hè năm nay, đánh dấu lần đầu tiên từ thập niên 1990 vũ khí này được triển khai ngoài lãnh thổ Nga. Vũ khí đưa đến Belarus nhưng sẽ do lực lượng Nga quản lý.
Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

(GLO)-CNN hôm 23/3 dẫn số liệu thống kê từ chính quyền Bắc Kinh cho hay, từ năm 2021 – 2022, dân số thành phố đã giảm từ 21,88 triệu người xuống 21,84 triệu người. Đây là lần đầu tiên trong vòng 19 năm trở lại đây, Bắc Kinh ghi nhận tình trạng dân số giảm.
Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

(GLO)-Theo Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây, nhu cầu để Ukraine tái thiết và phục hồi đã tăng lên tới 411 tỷ USD, chỉ sau một năm Nga tấn công nước này. Khoản kinh phí khổng lồ nêu trên thể hiện tại cáo cáo được thực hiện bởi Kiev, Ngân hàng Thế giới, Ủy ban châu Âu và Liên hợp quốc.
Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

(GLO)-Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 21/3, người phát ngôn phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby nói: “Chúng ta đã thấy cách mà hai quốc gia này phát triển mối quan hệ gắn bó như thế nào trong nhiều năm qua”.
Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

(GLO)-Báo cáo được Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (IPCC) công bố hôm 20/ 3 ‐ chắt lọc từ 10.000 trang báo cáo của hơn 1.000 nhà khoa học - cho thấy thế giới có khả năng đã bỏ lỡ mục tiêu khí hậu là hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5⁰C so với nhiệt độ thời tiền công nghiệp.