Tổng thống Donald Trump đang nói dối về 'nhà máy mới của Apple'?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nó không phải là nhà máy mới, thậm chí cũng không phải là một nhà máy sản xuất của Apple.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và CEO Tim Cook của Apple tại sự kiện khai trương nhà máy mới. Ảnh: AFP
Bài viết này thể hiện quan điểm của tác giả Russell Brandom - biên tập viên của trang tin TheVerge, giúp bạn đọc có thêm góc nhìn mới về sự kiện tổng thống Mỹ Donald Trump đi tham quan nhà máy mới của Apple đang được nhiều người quan tâm.
Dưới đây là nội dung cụ thể của bài viết vừa đăng tải trên TheVerge, nhân chuyến thăm nhà máy mới của Apple tại Texas, Mỹ:
Trước chuyến tham quan nhà máy của ông Trump vào hôm nay, tôi đã xem xét mối quan hệ kỳ lạ giữa Tim Cook và Donald Trump trong suốt ba năm qua. Một trong số đó là việc Trump sẽ kể một vài câu chuyện về về Apple, có thể diễn ra ngay trước hoặc sau cuộc gặp mặt. Ý tưởng của bài nói chuyện này là thông qua đó Trump sẽ thúc đẩy Apple xây dựng một nhà máy mới ở Mỹ, nhằm hưởng lợi từ việc cắt giảm thuế và chính sách thương mại, cả hai đều hữu ích về mặt chính trị dù không chính thức cho lắm.
Tuy nhiên, sẽ không quá ngạc nhiên nếu đó lại là một lời nói dối nữa của Trump!
Ông Trump phát biểu: “Giờ đây, chúng ta đang chứng kiến sự khởi đầu của một nhà máy rất quan trọng và mạnh mẽ. Bất cứ ai theo dõi chiến dịch của tôi đều biết rằng tôi sẽ luôn đề cập về Apple, rằng tôi muốn được thấy các nhà máy như thế này của Apple được xây dựng ở Mỹ. Giờ đây, điều đó đã trở thành hiện thực”.
Điều đó không chính xác, bởi có một số lý do mà tôi sẽ phân tích dưới đây - một trong số đó không quá nghiêm trọng nhưng một vài lý do lại nghiêm trọng hơn nhiều. Điều tệ hại ở đây là Apple “không thực sự” xây dựng một nhà máy sản xuất của họ. Thực tế, công ty đang xây dựng một nhà máy ở Austin nhưng nó cách xa “nhà máy mới” mà Trump tham quan, và công việc ở đây chủ yếu dành cho các nhà thiết kế ngồi bàn giấy và các công việc kỹ thuật tương tự như ở trụ sở chính của Apple tại Cupertino. Apple không tự sản xuất sản phẩm nào ở đây cả và nhà máy mà Trump đang đứng phát biểu lại thuộc về một nhà thầu tên là Flex Ltd (trước đây là Flextronics).
Vấn đề nghiêm trọng hơn là những gì mà Flex đang làm cũng không có gì mới, nhà máy này đã sản xuất Mac Pro từ năm 2013, khi CEO Tim Cook lần đầu tiên tuyên bố sẽ lắp ráp (gia công) các máy tính của hãng tại Mỹ, trước khi ông Trump nhận chức Tổng thống nước này. Do vậy, thực tế sẽ không hề có “sự khởi đầu mới” nào như ông Trump đề cập trong bài phát biểu hôm nay, hay ông cũng chưa từng làm một cái gì cụ thể để đưa nhà máy của Apple về Mỹ như ông tuyên bố. Nói cách khác, đó chỉ đơn giản là bài phát biểu không đúng của ông mà thôi.
Trump đang phát biểu như thể là Apple đã tạo ra một nhà máy hoàn toàn mới ở Texas để sản xuất các máy tính Mac Pro ở Mỹ, bạn sẽ dễ bị đánh lừa nếu chỉ xem một clip ngắn 5-10 giây trên bản tin thời sự, nhưng tiếc rằng đó không phải là sự thật như ông ấy tuyên bố.
Mọi người thường quan ngại về kỹ năng nói dối của các chính trị gia khi họ nói điều gì đó không đúng thực tế, dù vô tình hoặc cố ý cũng khó phán xét họ. Nhưng nếu vị chính trị gia đó lặp đi lặp lại hành vi nói dối đó trong suốt một năm rưỡi, thì thật khó để bênh vực cho họ.
Điều đó đúng với ông Trump, trên Twitter hôm nay ông ấy đã đăng tải một đoạn tweet rằng: “Hôm nay, tôi vinh dự có dịp khai trương một nhà máy sản xuất lớn của Apple đặt tại Texas, nơi sẽ mang lại việc làm cho người Mỹ. Bà Nancy Pelosi (người chống đối Trump) sẽ đóng cửa Quốc hội vì bà ấy không hề quan tâm đến người lao động tại Mỹ”.
Nếu bạn theo dõi video này trên Twitter của ông ấy, bạn sẽ thấy ngay sau đó Trump đã nhanh chóng giành lấy lại mic để khoe về việc chính sách thuế quan của ông đã mang lại lợi ích gì cho nhà máy này. Ông phát biểu, “điều tốt lành ở đây là các bạn không phải lo lắng về thuế quan. Khi xây dựng nhà máy ở đây thì sẽ không phải chịu mức thuế quan (như nhập khẩu từ Trung Quốc)”.
Điều này cũng là nói dối nốt!
Thực tế, hiện Apple đang phải chi một khoản khổng lồ cho mức thuế đánh vào một số linh kiện của Mac Pro, vốn phải nhập khẩu từ Trung Quốc qua Texas (Mỹ), trước khi đưa vào dây chuyền lắp ráp tại đây. Mười trong số các yêu cầu miễn thuế của Apple đã được gửi tới chính quyền Trump vào đầu năm nay, nhưng 5 trong số đó đã bị từ chối, bao gồm cả mức thuế áp vào hệ thống tản nhiệt, cáp sạc và các loại bo mạch khác nhau của máy tính Mac Pro. Hàng loạt thuế quan hiện hành của Trump đang đánh vào các linh kiện của Apple chứ không phải là các thiết bị nhập khẩu nguyên chiếc, do vậy thực tế thì Apple hiện không phải trả thuế cho iPhone và MacBook được lắp ráp “nguyên chiếc” tại Trung Quốc.
Kết quả là mức thuế hiện chủ yếu đánh vào các linh kiện nhập khẩu để lắp ráp tại Mỹ, nên việc lắp ráp (sản xuất) Mac Pro ở Mỹ tốn kém hơn, không chỉ vì chi phí lao động và sản xuất mà còn do chính sách thuế quan mà Trump đã áp lên hàng hóa trung gian nhập từ Trung Quốc (linh kiện). Apple thậm chí còn “vô ý” đề xuất chuyển nhà máy sản xuất Mac Pro quay trở lại Trung Quốc, như một cách để “chịu thuế” nhằm tăng doanh thu cho Mỹ, dù sau đó công ty đã khôn ngoan rút lui lời nói “vạ miệng” này.
Cấu trúc của các loại thuế này của chính quyền ông Trump có thể thay đổi trong tương lai và thuế quan đối với điện thoại cùng các thiết bị điện tử khác đã được đề xuất chính thức, dù nó vẫn đang bị trì hoãn. Bên cạnh đó, các cuộc đàm phán với Trung Quốc có thể đạt được bước tiến tốt đến mức các hạn ngạch thuế quan đó có khả năng được gỡ bỏ hoàn toàn. Tuy nhiên, tất cả vẫn không chắc chắn và khó ai có thể biết chắc về phương án tối ưu cho chuỗi cung ứng của Apple.
Nhưng cách mà ông Trump (và Apple) đang nói dối công khai với người dân Mỹ là một điều đáng báo động, kể cả theo tiêu chuẩn “lấp liếm” của ông. Tổng thống Mỹ tuyên bố đã đưa nhà máy sản xuất của Apple tới Mỹ trong khi thực tế ông ấy đang đứng trên một nhà máy sản xuất các sản phẩm của Apple đã sáu năm qua, một nhà máy gần như đã không được hưởng lợi bất kỳ xu nào từ chính sách thuế quan của ông. Đó quả là một lời nói dối đáng sợ!
Hữu Thắng (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

(GLO)-"Hôm nay là khoảnh khắc đặc biệt, duy nhất sẽ không bao giờ xảy ra. Cả trong lịch sử Nga, Belarus và Ukraine, cũng như trong lịch sử thế giới, đặc biệt là châu Âu. Câu hỏi duy nhất là phải làm gì. Tất cả các bạn đều hiểu và biết rằng chỉ có một cách thức – đó là đàm phán. Đàm phán không có điều kiện tiên quyết", ông Lukashenko nói trong bài phát biểu trước người dân Belarus và các nhà lập pháp hôm 31/3.
Cựu tổng thống Trump bị truy tố

Cựu tổng thống Trump bị truy tố

(GLO)-Theo CNN đưa tin ngày 30/3, ông Trump sẽ trở thành cựu Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ bị truy tố hình sự. Diễn biến này có thể tác động đáng kể đến chiến dịch tái tranh cử năm 2024 của ông Trump, trùng với thời điểm xét xử vụ án.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

(GLO)-Mới đây, đài RT dẫn lời ông Putin cho biết vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga có thể được đưa đến Belarus sớm nhất vào mùa hè năm nay, đánh dấu lần đầu tiên từ thập niên 1990 vũ khí này được triển khai ngoài lãnh thổ Nga. Vũ khí đưa đến Belarus nhưng sẽ do lực lượng Nga quản lý.
Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

(GLO)-CNN hôm 23/3 dẫn số liệu thống kê từ chính quyền Bắc Kinh cho hay, từ năm 2021 – 2022, dân số thành phố đã giảm từ 21,88 triệu người xuống 21,84 triệu người. Đây là lần đầu tiên trong vòng 19 năm trở lại đây, Bắc Kinh ghi nhận tình trạng dân số giảm.
Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

(GLO)-Theo Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây, nhu cầu để Ukraine tái thiết và phục hồi đã tăng lên tới 411 tỷ USD, chỉ sau một năm Nga tấn công nước này. Khoản kinh phí khổng lồ nêu trên thể hiện tại cáo cáo được thực hiện bởi Kiev, Ngân hàng Thế giới, Ủy ban châu Âu và Liên hợp quốc.
Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

(GLO)-Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 21/3, người phát ngôn phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby nói: “Chúng ta đã thấy cách mà hai quốc gia này phát triển mối quan hệ gắn bó như thế nào trong nhiều năm qua”.
Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

(GLO)-Báo cáo được Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (IPCC) công bố hôm 20/ 3 ‐ chắt lọc từ 10.000 trang báo cáo của hơn 1.000 nhà khoa học - cho thấy thế giới có khả năng đã bỏ lỡ mục tiêu khí hậu là hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5⁰C so với nhiệt độ thời tiền công nghiệp.