Hé lộ hai 'điểm yếu' của Trung Quốc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Không có hàng hóa gì vừa mang ý nghĩa kinh tế, chính trị và ngoại giao như thịt lợn và dầu thô ở Trung Quốc, bởi nước này tiêu thụ thịt lợn và nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới.
Thịt lợn có ý nghĩa văn hóa, kinh tế và chính trị rất quan trọng ở Trung Quốc. Đó là lý do vì sao trong khi các quốc gia khác tích trữ dầu và nông sản, thì Trung Quốc lại tích trữ thịt lợn như một ưu tiên hàng đầu của nước này. Trung Quốc sản xuất và tiêu thụ tới hơn một nửa lượng thịt lợn trên toàn cầu, và chính quyền Bắc Kinh cũng như nhiều địa phương khác đã duy trì chiến lược tích trữ thịt lợn từ những năm 1970.
Về dầu mỏ, Trung Quốc xây dựng những kho dự trữ dầu chiến lược của nước này từ năm 2006, và nay những kho dự trữ của ‘quốc gia tỷ dân’ được coi như một trong những kho dầu có sức chứa lớn nhất thế giới. Là quốc gia tiêu thụ dầu lớn thứ hai trên thế giới, Trung Quốc năm ngoái đã nhập khẩu hơn 70% lượng dầu thô nước này cần dùng.
Vụ tấn công nhiều cơ sở dầu ở Ảrập Xêút hé lộ điểm yếu địa chính trị của TQ. Ảnh: Reuters
Điều cốt lõi ở đây là, Bắc Kinh cần duy trì nguồn cung cấp ổn định những nguồn dự trữ năng lượng và thực phẩm chiến lược này, vì nếu tình trạng thiếu hụt xảy ra có thể sẽ dẫn đến lạm phát về giá cả.
Tuy nhiên, vận may đã không tới với ‘quốc gia tỷ dân’, khi dịch tả lợn châu Phi và cuộc tấn công gần đây vào các cơ sở dầu của Ảrập Xêút, đã khiến nhiều vấn đề hiện tại Trung Quốc trở nên tồi tệ hơn, làm cho tình trạng suy thoái kinh tế trở nên nghiêm trọng.
Bắc Kinh đã dựa vào nguồn dầu thô nhập từ Ảrập Xêút nhiều hơn, kể từ khi nước này cắt giảm sản lượng dầu nhập từ Mỹ do những căng thẳng thương mại giữa hai nước, cũng như giảm nhập dầu từ Iran do những lệnh trừng phạt của Washington nhằm vào Tehran. Cụ thể lượng dầu thô Trung Quốc nhập từ Ảrập Xêút đã chiếm tỷ lệ 38,5% trong nửa đầu năm 2019, khiến quốc gia Trung Đông này là nguồn nhập khẩu dầu lớn nhất của Trung Quốc.
Gía dầu trên thị trường thế giới tăng sau khi xảy ra các cuộc tấn công tại Ảrập Xêút đã hé lộ điểm yếu địa chính trị của Trung Quốc, khi nước này dựa quá nhiều vào việc nhập khẩu, nhất là khi việc cung cấp phần lớn lại tới từ một quốc gia duy nhất.
Trong khi đó, dịch tả lợn châu Phi đã lan khắp toàn bộ các tỉnh của Trung Quốc đã khiến số lượng lợn nuôi ở nước này giảm 40%, theo dữ liệu do SCMP trích dẫn. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng con số trên thực tế cao hơn nhiều, lên tới mức 60% với khoảng 200 triệu con lợn bị dính bệnh hoặc buộc phải mang đi tiêu hủy. Với việc vắc-xin phòng bệnh tả lợn không có, tình trạng thiếu nguồn cung thịt lợn sẽ còn dai dẳng.
Dịch tả lợn châu Phi khiến ngành chăn nuôi TQ điêu đứng. Ảnh: Asiannews
Việc tìm ra phương pháp hiệu quả cho cuộc khủng hoảng nguồn cung cho cả thịt lợn lẫn dầu thô không phải là điều dễ dàng. Chiến lược dự trữ hai mặt hàng trên của chính quyền Bắc Kinh dù nhằm để bình ổn giá trong thời điểm thiếu hụt, nhưng không thể làm giảm bớt thiệt hại của cuộc khủng hoảng, nhất là khi mức tiêu thụ hai mặt hàng trên của người dân Trung Quốc là vô cùng lớn.
Và dĩ nhiên chả có quốc gia nào có thể bù đắp cho sự thiếu hụt thịt lợn của Trung Quốc, trừ khi toàn bộ các quốc gia trên thế giới ngừng tiêu thụ và xuất khẩu hết lợn của họ sang Trung Quốc. Và những kho dự trữ dầu chiến lược có thể giúp Trung Quốc cầm cự được 80 ngày sẽ sớm cạn kiệt, nếu nước này không duy trì nhập khẩu dầu từ Iran, Ảrập Xêút và Venezuela.
Chuyên gia Cary Huang nhận định, mối nguy hiểm lớn nhất đối với nền kinh tế Trung Quốc hiện nay, chính là sự gia tăng lạm phát sẽ đi kèm với sự tăng trưởng trì trệ. Và tình trạng lạm phát có nguy cơ sẽ xảy ra, bởi giá tiêu dùng hàng hóa bị đẩy lên không phải do nhu cầu của người dân, mà là do chi phí tăng cao.
Tuấn Trần (Vietnamnet)

Có thể bạn quan tâm

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

(GLO)-"Hôm nay là khoảnh khắc đặc biệt, duy nhất sẽ không bao giờ xảy ra. Cả trong lịch sử Nga, Belarus và Ukraine, cũng như trong lịch sử thế giới, đặc biệt là châu Âu. Câu hỏi duy nhất là phải làm gì. Tất cả các bạn đều hiểu và biết rằng chỉ có một cách thức – đó là đàm phán. Đàm phán không có điều kiện tiên quyết", ông Lukashenko nói trong bài phát biểu trước người dân Belarus và các nhà lập pháp hôm 31/3.
Cựu tổng thống Trump bị truy tố

Cựu tổng thống Trump bị truy tố

(GLO)-Theo CNN đưa tin ngày 30/3, ông Trump sẽ trở thành cựu Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ bị truy tố hình sự. Diễn biến này có thể tác động đáng kể đến chiến dịch tái tranh cử năm 2024 của ông Trump, trùng với thời điểm xét xử vụ án.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

(GLO)-Mới đây, đài RT dẫn lời ông Putin cho biết vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga có thể được đưa đến Belarus sớm nhất vào mùa hè năm nay, đánh dấu lần đầu tiên từ thập niên 1990 vũ khí này được triển khai ngoài lãnh thổ Nga. Vũ khí đưa đến Belarus nhưng sẽ do lực lượng Nga quản lý.
Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

(GLO)-CNN hôm 23/3 dẫn số liệu thống kê từ chính quyền Bắc Kinh cho hay, từ năm 2021 – 2022, dân số thành phố đã giảm từ 21,88 triệu người xuống 21,84 triệu người. Đây là lần đầu tiên trong vòng 19 năm trở lại đây, Bắc Kinh ghi nhận tình trạng dân số giảm.
Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

(GLO)-Theo Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây, nhu cầu để Ukraine tái thiết và phục hồi đã tăng lên tới 411 tỷ USD, chỉ sau một năm Nga tấn công nước này. Khoản kinh phí khổng lồ nêu trên thể hiện tại cáo cáo được thực hiện bởi Kiev, Ngân hàng Thế giới, Ủy ban châu Âu và Liên hợp quốc.
Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

(GLO)-Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 21/3, người phát ngôn phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby nói: “Chúng ta đã thấy cách mà hai quốc gia này phát triển mối quan hệ gắn bó như thế nào trong nhiều năm qua”.
Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

(GLO)-Báo cáo được Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (IPCC) công bố hôm 20/ 3 ‐ chắt lọc từ 10.000 trang báo cáo của hơn 1.000 nhà khoa học - cho thấy thế giới có khả năng đã bỏ lỡ mục tiêu khí hậu là hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5⁰C so với nhiệt độ thời tiền công nghiệp.