5 "nút thắt" khó gỡ với Trump khiến Cố vấn an ninh John Bolton ra đi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ông Trump và ông Bolton xung đột với nhau về nhiều vấn đề song kế hoạch hòa bình với Taliban là “giọt nước tràn ly” dẫn tới sự ra đi của vị cố vấn này.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 10/9 đã sa thải Cố vấn An ninh quốc gia thứ 3 trong nhiệm kỳ Tổng thống của ông - ông John Bolton khi lập trường của họ về nhiều vấn đề chính sách đối ngoại xung đột với nhau và gần đây nhất là việc theo đuổi một kế hoạch hòa bình với Taliban.
 
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton. Ảnh: Reuters
Tổng thống Trump và ông Bolton thường xuyên xung đột với nhau về cách thức giải quyết những vấn đề đối ngoại mà nước Mỹ phải đối mặt. Ông Bolton - một cố vấn an ninh quốc gia có lập trường cứng rắn trong một thời gian dài luôn giữ quan điểm đối lập với quan điểm của ông Trump khi ưu tiên các lệnh trừng phạt và các hành động quân sự đối với một số quốc gia, thậm chí cả khi Tổng thống Trump đang theo đuổi con đường ngoại giao.
Thậm chí ngày 10/9, hai người cũng vẫn có những bất đồng về sự ra đi của ông Bolton.
Trong một bài viết đăng tải trên Twitter, chỉ 90 phút trước khi ông Bolton tham gia cuộc họp báo theo dự kiến với Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin, Tổng thống Trump khẳng định rằng vào tối hôm 9/9, ông đã yêu cầu ông Bolton nộp đơn từ chức và sau đó cố vấn an ninh Nhà Trắng đã làm điều này vào sáng 10/9. Tuy nhiên, trả lời New York Times, ông Bolton cho biết chính ông mới là người đề xuất về việc từ chức vào "tối hôm qua mà không cần ông Trump yêu cầu", đồng thời nộp đơn vào sáng hôm sau.
Dưới đây là 5 vấn đề xung đột giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Cố vấn An ninh Nhà Trắng John Bolton - người đã giữ vị trí này trong suốt 17 tháng qua.
Afghanistan
Gần đây nhất, ông Bolton đã lên tiếng phản đối việc đàm phán kế hoạch hòa bình với Taliban - một đề xuất mà Tổng thống Trump và Ngoại trưởng Pompeo đều ủng hộ nhằm rút quân Mỹ khỏi Afghanistan sau gần 18 năm chiến tranh. Ông Trump thậm chí đã tiến xa hơn khi lên kế hoạch đàm phán với lãnh đạo Taliban ở Trại David.
Trong khi đó, ông Bolton nhận định rằng Mỹ có thể rút quân khỏi Afghanistan và thực hiện một trong những lời hứa tranh cử của Tổng thống mà không cần tiến hành một hiệp định với các thành viên của "nhóm khủng bố" này.
Ông Trump cuối cùng đã hủy bỏ cuộc gặp trên song các cố vấn ủng hộ tiến trình đàm phán này đã đổ lỗi cho ông Bolton về lập trường phản đối của ông.
Triều Tiên
Tổng thống Trump coi một trong những thành tựu về chính sách đối ngoại quan trọng của ông là làm dịu căng thẳng giữa Mỹ và Triều Tiên. Trong khi ông chủ Nhà Trắng nhiều lần tuyên bố rằng ông "không vui" khi Triều Tiên tiến hành các cuộc thử vũ khí hồi tháng 5/2019 song ông cũng khẳng định rằng các vụ thử này không dập tắt được sự lạc quan của ông về việc 2 nước có thể tiếp tục đàm phán nới lỏng các lệnh trừng phạt của Mỹ cũng như những nỗ lực phi hạt nhân hóa trên Bán đảo Triều Tiên.
Tuy nhiên, ông Bolton nhận định rằng "không có vùng xám" trong những vụ thử này, đồng thời tuyên bố các động thái đó đã vi phạm nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Sau khi Tổng thống Trump trở thành Tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên đặt chân tới Triều Tiên khi ông gặp nhà lãnh đạo Kim Jong Un hồi tháng 6/2019, ông Bolton đã phản ứng giận dữ trước một bài báo của New York Times về một thỏa thuận có thể diễn ra với việc Mỹ sẽ đưa ra nhượng bộ để đổi lấy việc Triều Tiên "đóng băng" các hoạt động hạt nhân.
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ nhiều lần khẳng định rằng Triều Tiên nên dỡ bỏ toàn bộ chương trình hạt nhân trước khi nhận được bất kỳ sự nhượng bộ nào. Dù vậy, các quan chức Nhà Trắng khác, trong đó có Tổng thống Trump lại khá cởi mở với ý tưởng về một tiến trình đàm phán từng bước một.
Iran
Một thời gian dài trước khi trở thành Cố vấn An ninh Quốc gia dưới thời Tổng thống Trump, ông Bolton luôn ủng hộ các hành động quân sự nhằm chống lại Iran. Gần đây, Tổng thống Trump đang tập trung vào cách tiếp cận theo hướng ngoại giao với Iran khi nói rằng ông sẵn sàng gặp Tổng thống Iran Hassan Rouhani mà không cần điều kiện tiên quyết nào. Cuộc gặp này, nếu xảy ra, thì sẽ là cuộc gặp đầu tiên giữa 2 nhà lãnh đạo Mỹ-Iran kể từ cuộc khủng hoảng con tin Tehran xảy ra năm 1979 và kết thúc năm 1981.
Tuy nhiên, cả ông Trump và ông Bolton đều có cùng quan điểm về một quyết định quan trọng: Đó là rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran hồi tháng 5/2018. Căng thẳng giữa Mỹ và Iran leo thang do quyết định trên và các lệnh trừng phạt mà Washington tái áp đặt lên nước cộng hòa Hồi giáo này. Tháng 6/2019, Tổng thống đã bác bỏ một kế hoạch do ông Bolton đề xuất cùng với các cố vấn khác về việc đáp trả bằng hành động quân sự trước việc Iran bắn hạ 1 máy bay trinh sát không người lái của Mỹ khi cho rằng cuộc tấn công này là không phù hợp.
Venezuela
Sau khi Mỹ và các nước đồng minh tuyên bố chính quyền Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro là bất hợp pháp, đồng thời ủng hộ phong trào của phe đối lập do ông Juan Guaido dẫn đầu, Tổng thống Trump ngày càng mất kiên nhẫn khi những nỗ lực buộc ông Maduro phải từ chức không đạt được thành công ngay lập tức.
Giữa bối cảnh phe đối lập do Nhà Trắng ủng hộ lâm vào "thế bí" trước chính phủ Tổng thống Maduro trong những tháng qua, Tổng thống Trump đang đặt câu hỏi về chiến lược của Mỹ tại đây, trong khi ông Bolton vẫn tiếp tục hối thúc gia tăng sức ép nhiều hơn nữa từ Mỹ khi khẳng định hồi tháng 8 rằng "bây giờ đã đến lúc phải hành động".
Nga
Chỉ vừa tháng trước, ông Bolton đã khẳng định với Ukraine rằng họ sẽ nhận được hỗ trợ trong cuộc xung đột với phe ly khai do Nga ủng hộ song Nhà Trắng hầu như có rất ít dấu hiệu cho thấy Mỹ sẵn sàng thực hiện lời hứa này. Trong những ngày gần đây, Mỹ cũng trì hoãn các gói hỗ trợ quân sự cho chính phủ Ukraine.
Ông Bolton cũng bất đồng với Nga về vấn đề can thiệp bầu cử - một chủ đề nhạy cảm liên quan trực tiếp đến Tổng thống Trump.
Kiều Anh (VOV.VN/biên dịch)

Có thể bạn quan tâm

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

(GLO)-"Hôm nay là khoảnh khắc đặc biệt, duy nhất sẽ không bao giờ xảy ra. Cả trong lịch sử Nga, Belarus và Ukraine, cũng như trong lịch sử thế giới, đặc biệt là châu Âu. Câu hỏi duy nhất là phải làm gì. Tất cả các bạn đều hiểu và biết rằng chỉ có một cách thức – đó là đàm phán. Đàm phán không có điều kiện tiên quyết", ông Lukashenko nói trong bài phát biểu trước người dân Belarus và các nhà lập pháp hôm 31/3.
Cựu tổng thống Trump bị truy tố

Cựu tổng thống Trump bị truy tố

(GLO)-Theo CNN đưa tin ngày 30/3, ông Trump sẽ trở thành cựu Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ bị truy tố hình sự. Diễn biến này có thể tác động đáng kể đến chiến dịch tái tranh cử năm 2024 của ông Trump, trùng với thời điểm xét xử vụ án.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

(GLO)-Mới đây, đài RT dẫn lời ông Putin cho biết vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga có thể được đưa đến Belarus sớm nhất vào mùa hè năm nay, đánh dấu lần đầu tiên từ thập niên 1990 vũ khí này được triển khai ngoài lãnh thổ Nga. Vũ khí đưa đến Belarus nhưng sẽ do lực lượng Nga quản lý.
Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

(GLO)-CNN hôm 23/3 dẫn số liệu thống kê từ chính quyền Bắc Kinh cho hay, từ năm 2021 – 2022, dân số thành phố đã giảm từ 21,88 triệu người xuống 21,84 triệu người. Đây là lần đầu tiên trong vòng 19 năm trở lại đây, Bắc Kinh ghi nhận tình trạng dân số giảm.
Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

(GLO)-Theo Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây, nhu cầu để Ukraine tái thiết và phục hồi đã tăng lên tới 411 tỷ USD, chỉ sau một năm Nga tấn công nước này. Khoản kinh phí khổng lồ nêu trên thể hiện tại cáo cáo được thực hiện bởi Kiev, Ngân hàng Thế giới, Ủy ban châu Âu và Liên hợp quốc.
Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

(GLO)-Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 21/3, người phát ngôn phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby nói: “Chúng ta đã thấy cách mà hai quốc gia này phát triển mối quan hệ gắn bó như thế nào trong nhiều năm qua”.
Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

(GLO)-Báo cáo được Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (IPCC) công bố hôm 20/ 3 ‐ chắt lọc từ 10.000 trang báo cáo của hơn 1.000 nhà khoa học - cho thấy thế giới có khả năng đã bỏ lỡ mục tiêu khí hậu là hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5⁰C so với nhiệt độ thời tiền công nghiệp.