Thế giới chia rẽ vì Mỹ cáo buộc Iran tấncông tàu dầu ở vịnh Oman

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Các quốc gia trên thế giới đang chia rẽ khi đánh giá vai trò thật sự của Iran trong vụ 2 tàu dầu bị tấn công ở vịnh Oman, với hai luồng ý kiến tin tưởng hoặc hoài nghi cáo buộc từ Mỹ chống lại Tehran. 
Một tàu dầu bị tấn công ở vịnh Oman (Ảnh: PBS)
Ả rập Xê út, đối thủ của Iran tại Trung Đông, ngày 16/6 là quốc gia gần đây nhất lên tiếng cáo buộc Tehran đứng sau vụ tấn công 2 tàu dầu ở vịnh Oman hôm 13/6. Thái tử Mohammed bin Salman cảnh báo rằng ông sẽ không ngần ngại khi đối phó với mọi mối đe dọa chống lại Riyadh.
Trước đó, Mỹ là quốc gia đầu tiên cáo buộc Iran gây ra vụ tấn công ngày 13/6 và Tehran đã bác bỏ tuyên bố đó, cho rằng Mỹ không có đủ bằng chứng và đang muốn gia tăng áp lực lên Tehran. Vụ việc đã đẩy căng thẳng giữa Mỹ và Iran lên cao và khiến giới quan sát lo ngại rằng một cuộc chiến có thể bùng phát tại Trung Đông và giá dầu thế giới có thể tăng “chóng mặt”.
Mỹ vào ngày 14/6 đăng tải một đoạn video được đánh giá là chất lượng khá mờ mà Washington tuyên bố rằng đây là cảnh tàu Iran gỡ thủy lôi chưa phát nổ ra khỏi 1 tàu dầu. Mỹ nói rằng đây là bằng chứng để khẳng định cáo buộc của họ là đúng.
Iran trước đó đã từng cảnh báo rằng họ có thể chặn kênh Hormuz bằng một phương pháp không cần nhiều kỹ thuật nhưng mang lại hiệu quả cao để chống lại bất cứ đòn tấn công nào của Mỹ.
Nếu Iran làm như những gì họ nói, tuyến đường vận chuyển dầu từ vùng Vịnh tới Ấn Độ Dương và các khu vực quốc tế sẽ bị đứt đoạn và gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới thị trường thế giới.
Anh, đồng minh thân cận của Mỹ, ngày 14/6 đã lên tiếng cáo buộc Iran. Tuy nhiên, Tehran cho rằng London chỉ đưa ra bình luận thể hiện sự đồng tình với Washington mà không cung cấp bất cứ bằng chứng nào. Iran đã triệu tập đại sứ Anh tại nước này để phản đối lập trường chống Iran của London là không thể chấp nhận.
Các đồng minh của Mỹ chưa thấy thuyết phục
Mặc dù Tổng thống Mỹ Donald Trump đã lên tiếng cáo buộc đích danh Iran nhiều lần, nhưng chỉ có Anh và Ả rập Xê út là các nước lớn hiếm hoi tới lúc này đồng tình với Mỹ. Một số quốc gia vẫn dường như vẫn khá thận trọng trước bằng chứng của Washington.
SCMP dẫn nguồn tin chính phủ Nhật Bản nói rằng Tokyo chưa cảm thấy lý giải của Mỹ đủ thuyết phục để cáo buộc Iran. Trong khi đó, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres kêu gọi một cuộc điều tra độc lập.
“Điều quan trọng là chúng ta cần phải biết sự thật và trách nhiệm của các bên phải được làm rõ”, ông Guterres nói.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Đức cũng tỏ ra hoài nghi với video mà Mỹ cung cấp, nhấn mạnh rằng điều này chưa đủ để Berlin, đồng minh thân thiết của Mỹ, đưa ra đánh giá củ riêng họ.
Trong khi đó, một số nước lớn có quan hệ gần gũi với Iran như Trung Quốc và Nga, kêu gọi các nỗ lực ngoại giao để làm xuống thang căng thẳng.
Mặt khác, Liên minh châu Âu EU cũng kêu gọi các bên “kiềm chế tối đa” trước nguy cơ căng thẳng bùng phát.
Nội bộ Mỹ chưa thống nhất
Ngoài ra, giới quan sát cũng cho rằng, vụ tấn công 2 tàu dầu dường như một phần nào đó đang khiến chính ông Trump và các trợ lý rơi vào trạng thái bất đồng quan điểm và chưa thể đưa ra chiến lược chính xác với Iran trong thời gian tới. Vấn đề này có quy mô rộng hơn là việc Mỹ phản ứng với cáo buộc Iran tấn công tàu dầu.
Theo AFP, trong thời gian qua, dù các trợ lý của ông Trump ra sức gia tăng áp lực kinh tế, đối ngoại và quân sự, nhưng ông Trump vẫn liên tục kêu gọi phương án đàm phán. Các chuyên gia nói rằng, khác với các cố vấn có quan điểm “diều hâu”, ông Trump dường như không muốn tiếp tục đẩy Mỹ vào một cuộc chiến không có hồi kết ở Vùng Vịnh với Iran mặc dù chính ông là người đã rút Mỹ khỏi hiệp ước hạt nhân năm 2015.
Ông Trump, một chính trị gia khá nổi tiếng với kỹ năng đàm phán, dường như cho đến nay vẫn muốn cùng Iran thương lượng một thỏa thuận thay vì phương án “động binh”. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng những hành động đôi khi mâu thuẫn nhau trong chính quyền ông Trump đã không thể gửi tới một thông điệp rõ ràng về định hướng thực sự của Washington.
Mặt khác, Lãnh tụ Tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei hôm 13/6 thẳng thừng tuyên bố rằng Tehran không muốn đàm phán với Mỹ vào lúc này. Đây được cho là một động thái khiến ông Trump càng bối rối hơn.
Trên Twitter, ông Trump ngày 13/6 cho rằng hiện thời còn quá sớm để 2 bên đưa ra thoả thuận. Tuy nhiên, chỉ đúng 1 ngày sau đó, ông lại viết rằng: “Chúng tôi muốn họ trở lại bàn đàm phán nếu họ muốn”.
Đức Hoàng (Dân trí/Theo SCMP, CNA)

Có thể bạn quan tâm

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

(GLO)-"Hôm nay là khoảnh khắc đặc biệt, duy nhất sẽ không bao giờ xảy ra. Cả trong lịch sử Nga, Belarus và Ukraine, cũng như trong lịch sử thế giới, đặc biệt là châu Âu. Câu hỏi duy nhất là phải làm gì. Tất cả các bạn đều hiểu và biết rằng chỉ có một cách thức – đó là đàm phán. Đàm phán không có điều kiện tiên quyết", ông Lukashenko nói trong bài phát biểu trước người dân Belarus và các nhà lập pháp hôm 31/3.
Cựu tổng thống Trump bị truy tố

Cựu tổng thống Trump bị truy tố

(GLO)-Theo CNN đưa tin ngày 30/3, ông Trump sẽ trở thành cựu Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ bị truy tố hình sự. Diễn biến này có thể tác động đáng kể đến chiến dịch tái tranh cử năm 2024 của ông Trump, trùng với thời điểm xét xử vụ án.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

(GLO)-Mới đây, đài RT dẫn lời ông Putin cho biết vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga có thể được đưa đến Belarus sớm nhất vào mùa hè năm nay, đánh dấu lần đầu tiên từ thập niên 1990 vũ khí này được triển khai ngoài lãnh thổ Nga. Vũ khí đưa đến Belarus nhưng sẽ do lực lượng Nga quản lý.
Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

(GLO)-CNN hôm 23/3 dẫn số liệu thống kê từ chính quyền Bắc Kinh cho hay, từ năm 2021 – 2022, dân số thành phố đã giảm từ 21,88 triệu người xuống 21,84 triệu người. Đây là lần đầu tiên trong vòng 19 năm trở lại đây, Bắc Kinh ghi nhận tình trạng dân số giảm.
Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

(GLO)-Theo Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây, nhu cầu để Ukraine tái thiết và phục hồi đã tăng lên tới 411 tỷ USD, chỉ sau một năm Nga tấn công nước này. Khoản kinh phí khổng lồ nêu trên thể hiện tại cáo cáo được thực hiện bởi Kiev, Ngân hàng Thế giới, Ủy ban châu Âu và Liên hợp quốc.
Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

(GLO)-Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 21/3, người phát ngôn phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby nói: “Chúng ta đã thấy cách mà hai quốc gia này phát triển mối quan hệ gắn bó như thế nào trong nhiều năm qua”.
Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

(GLO)-Báo cáo được Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (IPCC) công bố hôm 20/ 3 ‐ chắt lọc từ 10.000 trang báo cáo của hơn 1.000 nhà khoa học - cho thấy thế giới có khả năng đã bỏ lỡ mục tiêu khí hậu là hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5⁰C so với nhiệt độ thời tiền công nghiệp.