Công bố chi tiết 'lạnh gáy' về vụ ám sát nhà báo Jamal Khashoggi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cuối cùng thì bản báo cáo độc lập đầu tiên về vụ sát hại nhà báo Jamal Khashoggi đã được công bố. Agnes Callamard, người báo cáo đặc biệt của LHQ, đã công bố bằng chứng chi tiết cho thấy giới chức cấp cao nhất của Arab Saudi không chỉ lên kế hoạch và thực hiện vụ ám sát, mà còn cố gắng hết sức để che đậy vụ việc này.
Nhà báo Jamal Khashoggi (Ảnh: CNN)
Nhà báo Jamal Khashoggi (Ảnh: CNN)
Sau đây là những điểm quan trọng nhất trong bản báo cáo này:
Hoàng thái tử Mohammed bin Salman (MBS) chịu trách nhiệm và nên bị điều tra
Báo cáo kết luận rằng vụ ám sát đã được lên kế hoạch, tổ chức và thực hiện bởi các quan chức đại diện cho nhà nước Arab Saudi. Theo luật nhân quyền quốc tế, điều này có nghĩa rằng trách nhiệm cuối cùng thuộc về gia đình Hoàng gia Arab Saudi và hoàng thái tử MBS. Bản báo cáo cho hay, "có bằng chứng đáng tin để một cấp thẩm quyền tiếp tục điều tra sâu hơn".
Giới chức Arab Saudi lừa Khashoggi trước khi sát hại ông
Sau khi nhà báo Khashoggi đi vào Lãnh sự quán Arab Saudi tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) ngày 2/10/2018, giới chức Arab Saudi đã nói với ông rằng Interpol đã ra một lệnh buộc ông phải trở về Arab Saudi. Ông Khashoggi cho rằng không có lệnh nào như vậy. Giới chức Arab Saudi sau đó ép ông Khashoggi gửi tin nhắn cho con trai mình để khiến cho vụ mất tích của ông đỡ đáng ngờ hơn. Khi nhà báo từ chối hợp tác, các quan chức này bắt đầu đe dọa ông. "Viết đi, ông Jamal. Nhanh lên. Giúp chúng tôi để chúng tôi có thể giúp lại ông, cuối cùng thì chúng tôi vẫn sẽ bắt ông về Arab Saudi. Và nếu ông không giúp chúng tôi, ông biết điều gì sẽ xảy ra rồi đấy; hãy lựa chọn cái kết tốt đi".
Ông Khashoggi bị đánh thuốc mê và làm ngạt
Ngay sau cuộc tranh luận về tin nhắn với người con trai, ông Khashoggi bắt đầu nghi ngờ có chuyện không ổn. "Có một chiếc khăn. Các anh định tiêm thuốc tôi sao?"; ông Khashoggi nói. "Chúng tôi sẽ gây mê cho ông"; cá quan chức trả lời. Bản báo cáo nói rằng ngay sau đó, có một đoạn âm thanh cho thấy có cuộc vật lộn, và các quan chức Arab Saudi nói những câu kiểu như "Ông ta ngủ chưa?", "Ông ta vẫn ngóc đầu kìa", "Tiếp tục ấn đi", "Ấn vào đây, đừng dời tay, ấn đi". Giới chức tình báo Thổ Nhĩ Kỳ tin rằng điều này cho thấy ông Khashoggi đã bị đánh thuốc mê và làm ngạt bằng túi nilon.
Kế hoạch phân xác có từ trước khi ông Khashoggi đi vào Lãnh sự quán
Theo các đoạn thu âm mà ông Callamard thu được, chỉ vài phút trước khi ông Khashoggi đi vào tòa lãnh sự, 2 đặc vụ Arab Saudi còn thảo luận về kế hoạch phân xác nạn nhân để tiện giấu. Một trong những người này hỏi rằng liệu "có thể đặt vào trong một chiếc túi không?"; người còn lại trả lời "Không, quá nặng". Người này sau đó còn hy vọng rằng "các khớp sẽ được tách ra". Đoạn băng cũng cho thấy các đặc vụ này nói "đi lấy túi nhựa và cắt thành nhiều mảnh". Phần báo cáo này kết thúc bằng đoạn một trong số các đặc vụ nói rằng vật hiến tế" vẫn chưa xuất hiện.
Nhiệm vụ tuyệt mật
Vào ngày 1/10/2018, giới chức Arab Saudi tại Lãnh sự quán ở Istanbul đã thảo luận chi tiết về vụ ám sát sẽ được thực hiện vào ngày hôm sau. "Một nhóm ủy nhiệm từ Arab Saudi sẽ đến vào ngày mai; họ có điều gì đó cần làm ở Lãnh sự quán". Họ được phép hoạt động bí mật. Theo một số nhân chứng, Tổng lãnh sự ra chỉ thị rằng các nhân viên không phải là người Arab Saudi được nghỉ việc, hoặc về sớm trong hôm xảy ra vụ ám sát. Một số nhân chứng khác nói rằng, họ được bảo phải ở yên trong phòng làm việc và không được rời khỏi tòa lãnh sự do có những vị khách đặc biệt đến thăm.
Kế hoạch ám sát có từ ngày 28/9
Ông Khashoggi đã tới Lãnh sự quán vào ngày 28/9 để nhận một số giấy tờ chứng minh rằng ông độc thân, để có thể kết hôn một cách hợp pháp với vị hôn thê Hatice Cengiz. Ông nói với nhân viên tòa lãnh sự rằng ông sẽ trở lại vào ngày 2/10 để hoàn tất các thủ tục. Ngay tối hôm đó, Mohammed Alotaibi - Tổng lãnh sự Arab Saudi tại Istanbul - đã có cú điện thoại tới một người không rõ danh tính. Ông nói với người này rằng "người đứng đầu cơ quan an ninh quốc gia đã gọi cho tôi và họ có một nhiệm vụ. Họ yêu cầu một người từ đoàn các ông đến để bàn về vấn đề đặc biệt".
Chỉ 1 giờ đồng hồ sau cú gọi này, ông Alotaibi đã thảo luận với đội ngũ nhân viên tòa lãnh sự. Ông nói: "Đúng vậy, có một khóa huấn luyện khẩn cấp ở Riyadh. Họ gọi cho tôi từ Riyadh. Họ nói với tôi rằng, họ muốn có một quan chức làm việc tuân thủ nghiêm ngặt quy tắc. Nhưng vấn đề này là tối mật. Không ai nên biết về nó. Ngay cả bạn bè của các bạn cũng không được biết".
Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ không biết trước về vụ ám sát
Một điểm mà báo cáo này liên tục đưa ra là Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ có trách nhiệm bảo vệ ông Khashoggi theo luật pháp quốc tế. Và trong lúc thực tế được phơi bày, cả hai nước bị cáo buộc là thất bại trong việc bảo vệ ông. Bản báo cáo nói rằng, gần như chắc chắn cả Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đều không biết về vụ ám sát này, nhưng dựa trên hoạt động thu thập thông tin tình báo, cả Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đáng lẽ ra nên điều tra sâu hơn về hoạt động của Arab Saudi vào thời điểm trước khi xảy ra vụ ám sát.
Phiên xét xử ở Arab Saudi nên tạm dừng
Bản báo cáo cũng nói rằng, phiên xét xử những người có liên quan tới vụ việc ở Arab Saudi nên tạm ngừng bởi các phiên xét xử này không đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế. Ông Callamard chỉ ra thực tế rằng danh tính của những người bị xét xử cũng như cáo trạng của họ không hề được công khai. Phiên xét xử được thực hiện sau cánh cửa đóng kín.
Hành động sai lạc về pháp lý
Ông Callamard nói rằng, dù Chính phủ Arab Saudi có mời một số thành viên của Hội đồng Bảo an LHQ tham dự phiên xét xử, nhưng là với điều kiện không được công bố bất cứ thông tin gì. Bản báo cáo nhấn mạnh rằng, bằng việc chấp nhận các điều kiện này, các nhà quan sát không thể xác nhận "tính hợp lệ" của phiên xét xử hay quá trình điều tra. Đây có thể là hành động sai lạc về pháp lý.
Thế giới nên trừng phạt Mohammed bin Salman
Trong bản báo cáo, ông Callamard cho rằng các đòn trừng phạt quốc tế đang nhằm vào Arab Saudi là chưa đủ, và rằng Hoàng thái tử Mohammed bin Salman cùng quan chức dưới quyền ông nên bị áp thêm đòn trừng phạt "cho đến khi và trừ khi bằng chứng được công bố về việc ông ta là người chịu trách nhiệm trong vụ ám sát này".
Huyền Chi (VietTimes)

Có thể bạn quan tâm

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

(GLO)-"Hôm nay là khoảnh khắc đặc biệt, duy nhất sẽ không bao giờ xảy ra. Cả trong lịch sử Nga, Belarus và Ukraine, cũng như trong lịch sử thế giới, đặc biệt là châu Âu. Câu hỏi duy nhất là phải làm gì. Tất cả các bạn đều hiểu và biết rằng chỉ có một cách thức – đó là đàm phán. Đàm phán không có điều kiện tiên quyết", ông Lukashenko nói trong bài phát biểu trước người dân Belarus và các nhà lập pháp hôm 31/3.
Cựu tổng thống Trump bị truy tố

Cựu tổng thống Trump bị truy tố

(GLO)-Theo CNN đưa tin ngày 30/3, ông Trump sẽ trở thành cựu Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ bị truy tố hình sự. Diễn biến này có thể tác động đáng kể đến chiến dịch tái tranh cử năm 2024 của ông Trump, trùng với thời điểm xét xử vụ án.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

(GLO)-Mới đây, đài RT dẫn lời ông Putin cho biết vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga có thể được đưa đến Belarus sớm nhất vào mùa hè năm nay, đánh dấu lần đầu tiên từ thập niên 1990 vũ khí này được triển khai ngoài lãnh thổ Nga. Vũ khí đưa đến Belarus nhưng sẽ do lực lượng Nga quản lý.
Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

(GLO)-CNN hôm 23/3 dẫn số liệu thống kê từ chính quyền Bắc Kinh cho hay, từ năm 2021 – 2022, dân số thành phố đã giảm từ 21,88 triệu người xuống 21,84 triệu người. Đây là lần đầu tiên trong vòng 19 năm trở lại đây, Bắc Kinh ghi nhận tình trạng dân số giảm.
Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

(GLO)-Theo Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây, nhu cầu để Ukraine tái thiết và phục hồi đã tăng lên tới 411 tỷ USD, chỉ sau một năm Nga tấn công nước này. Khoản kinh phí khổng lồ nêu trên thể hiện tại cáo cáo được thực hiện bởi Kiev, Ngân hàng Thế giới, Ủy ban châu Âu và Liên hợp quốc.
Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

(GLO)-Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 21/3, người phát ngôn phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby nói: “Chúng ta đã thấy cách mà hai quốc gia này phát triển mối quan hệ gắn bó như thế nào trong nhiều năm qua”.
Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

(GLO)-Báo cáo được Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (IPCC) công bố hôm 20/ 3 ‐ chắt lọc từ 10.000 trang báo cáo của hơn 1.000 nhà khoa học - cho thấy thế giới có khả năng đã bỏ lỡ mục tiêu khí hậu là hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5⁰C so với nhiệt độ thời tiền công nghiệp.