Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2: Bước ngoặt hay cơ hội cuối cùng?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2 được cho là “bước ngoặt” giải quyết vấn đề hạt nhân Triều Tiên nhưng một tờ báo gọi đây là “cơ hội cuối cùng”.

 Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) và Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un. Ảnh: Getty.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) và Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un. Ảnh: Getty.



Nhà Xanh (Phủ Tổng thống Hàn Quốc) hy vọng cuộc gặp Thượng đỉnh lần thứ 2 giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un sẽ là “bước ngoặt” trong nỗ lực loại bỏ vũ khí hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên nhưng một tờ báo đã gọi đây là “cơ hội cuối cùng”.

Nhà Trắng hôm 18/1 tuyên bố, ông Donald Trump và ông Kim Jong Un sẽ gặp nhau lần thứ 2 vào cuối tháng 2 sắp tới sau cuộc gặp đầu tiên hồi tháng 6 năm ngoái tại Singapore.

Kể từ sau Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần đầu tiên, các cuộc đàm phán giữa hai bên đã bị đình trệ và Bình Nhưỡng luôn thể hiện sự ưu tiên rõ ràng muốn làm việc trực tiếp với Tổng thống Trump hơn là các thành viên khác trong chính quyền ở Washington.

Chạy đua với thời gian

Trong suốt nhiều tháng, Đại diện đặc biệt của Mỹ về Triều Tiên Stephen Biegun đã nhiều lần bị phớt lờ khi nỗ lực mở các cuộc đối thoại mới với Triều Tiên. Và phải đến hôm 19/1, ông mới tới Stockholm, Thụy Điển để tham gia cuộc đàm phán cấp làm việc kéo dài 4 ngày với Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Choe Son Hui.

“Một tháng không phải là nhiều thời gian nếu họ [Mỹ và Triều Tiên-ND] muốn có được kết quả thực sự, vì vậy họ sẽ cần phải làm việc nghiêm túc và rất bận rộn. Hội nghị Thượng đỉnh tiếp theo sẽ là một chỉ dấu về việc liệu phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên thực sự có thể xảy ra hay không, phi hạt nhân hóa như thế nào và mất bao lâu”, Duyeon Kim, nhà phân tích tại Trung tâm An ninh Mỹ nói.

Hiện có hai luồng ý kiến đối lập giữa phe theo đường lối bảo thủ và phe theo đường lối tự do ở Hàn Quốc về khả năng cuộc gặp có thể đạt được kết quả quan trọng.  Mặc dù vậy, cả hai đều nhất trí cho rằng, cột mốc quan trọng ở Singapore là điểm khởi đầu để hai bên bắt tay vào việc giải quyết những khúc mắc đang tồn tại.

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, người luôn ủng hộ mạnh mẽ nhất quá trình cải thiện quan hệ Mỹ-Triều đã kêu gọi cả hai bên cùng phải có những bước đi vững chắc. Nhưng để điều đó xảy ra, giới quan sát cho rằng, điều quan trọng là ông Biegun và ông Choi sẽ xây nền móng đó như thế nào trong vài tuần tới. 

“Điều này cho thấy một thách thức rõ rệt khi có rất ít cơ sở để có thể tin rằng Triều Tiên coi Biegun là một nhân vật có ảnh hưởng trong chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump”, cây bút Ankit Panda của tờ The Diplomat (Nhật Bản) nhận định.

"Triều Tiên muốn chờ đợi và để thời gian trôi qua càng nhiều càng tốt trong khi họ không làm gì đáng kể để giải trừ hạt nhân, và trở thành một quốc gia hạt nhân được chấp nhận ở khu vực và quốc tế ", ông Joseph Yun, người từng là nhà thương thuyết hàng đầu của Mỹ về vấn đề Triều Tiên giai đoạn từ 2016-2018 bình luận.

Theo ông Yun, để tránh điều đó, cả ông Trump và ông Kim cần phải ngồi vào bàn đàm phán và có một số khuôn khổ để vạch ra một khoảng thời gian hợp lý. “Một thỏa thuận có ý nghĩa hoàn toàn có thể đạt được”, ông Yun kết luận.

Bước ngoặt hay cơ hội cuối cùng?

Nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã cam kết sẽ dỡ bỏ bãi thử hạt nhân quan trọng nhất của Triều Tiên tại Yongbyon nếu Mỹ có các bước đi tương ứng , đồng thời trong thông điệp mừng Năm mới 2019, ông Kim cũng tuyên bố ngừng sản xuất vũ khí hạt nhân.

Theo ông Yun, nếu có thể xác minh được những cam kết của ông Kim là sự thật và nếu các thanh sát viên quốc tế có thể tới Yongbyon để xác thực thì đó là sự tiến bộ rất có ý nghĩa. Đổi lại, Triều Tiên có thể yêu cầu nới lỏng trừng phạt, trước tiên thông qua việc Mỹ cho phép các dự án hợp tác kinh tế giữa hai miền Triều Tiên.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận là có những lo ngại đang ngày càng gia tăng ở Nhật Bản và trong những người bảo thủ ở Hàn Quốc. Họ cho rằng ông Trump nên tập trung gây sức ép để Triều Tiên phải tháo dỡ các tên lửa đạn đạo liên lục địa, đặc biệt là sau khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo trả lời Fox News hồi đầu tháng này rằng mục tiêu chính của tiến trình phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên là đảm bảo an ninh cho người Mỹ.

 “Có thể hiểu rằng Mỹ chủ yếu quan tâm đến các tên lửa tầm xa có khả năng gây ra mối đe dọa cho nước Mỹ. Tuy nhiên, Washington đã đưa ra cam kết quốc phòng với các đồng minh của mình và điều quan trọng là họ phải tìm cách giảm bớt mối đe dọa không chỉ cho bản thân mà còn cho các đối tác trong khu vực”, cựu quan chức ngoại giao Mỹ Mintaro Oba nói.

Lo lắng này cũng được phản ánh trong một bài xã luận đăng tải trên tờ Dong-A Ilbo bảo thủ của Hàn Quốc hôm 19/1. Bài báo này cảnh báo rằng Mỹ thậm chí có thể đề xuất rút một số quân khỏi Hàn Quốc để đổi lấy việc Triều Tiên loại bỏ các tên lửa tầm xa. Kết quả là để lại Hàn Quốc phải “giơ đầu chịu báng”.

Oba thừa nhận ông đánh giá cao bầu không khí tích tực, giảm căng thẳng và xây dựng nhằm củng cố mối quan hệ giữa hai nhà lãnh đạo thông qua cuộc gặp Thượng đỉnh. Mặc dù vậy, theo Oba, ông không lạc quan về cơ hội ông Trump và ông Kim có thể đạt được tiến bộ thực sự đối với tiến trình phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên bởi không bên nào có dấu hiệu cho thấy họ sẵn sàng “xuống nước”.

“Những rào cản vẫn còn ở mức cao. Mục tiêu mà Washington nhấn mạnh trước công chúng càng nhiều tham vọng thì càng có nhiều nguy cơ Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ 2 thất bại”, Oba nhận định.

Trong khi tờ Dong-A Ilbo cảnh báo rằng một Hội nghị Thượng đỉnh vội vã có thể dẫn đến “sự dễ dãi nguy hiểm” đối với vấn đề hạt nhân Triều Tiên thì tờ JoongAng Ilbo nói rằng cuộc gặp giữa ông Trump và ông Kim có thể có tiến triển ý nghĩa.

Trong bài viết có tiêu đề “The Last Chance” (tạm dịch là “Cơ hội cuối cùng”) đăng trên tờ JoongAng Ilbo, tác giả bài báo nhấn mạnh: “Đồng hồ đang điểm. Một hoặc hai tháng kể từ thời điểm này sẽ là một bước ngoặt. Thể hiện sự chân thành đối với phi hạt nhân hóa là cách duy nhất để Triều Tiên tiến bước”.

Hùng Cường/VOV.VN
 

Có thể bạn quan tâm

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

(GLO)-"Hôm nay là khoảnh khắc đặc biệt, duy nhất sẽ không bao giờ xảy ra. Cả trong lịch sử Nga, Belarus và Ukraine, cũng như trong lịch sử thế giới, đặc biệt là châu Âu. Câu hỏi duy nhất là phải làm gì. Tất cả các bạn đều hiểu và biết rằng chỉ có một cách thức – đó là đàm phán. Đàm phán không có điều kiện tiên quyết", ông Lukashenko nói trong bài phát biểu trước người dân Belarus và các nhà lập pháp hôm 31/3.
Cựu tổng thống Trump bị truy tố

Cựu tổng thống Trump bị truy tố

(GLO)-Theo CNN đưa tin ngày 30/3, ông Trump sẽ trở thành cựu Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ bị truy tố hình sự. Diễn biến này có thể tác động đáng kể đến chiến dịch tái tranh cử năm 2024 của ông Trump, trùng với thời điểm xét xử vụ án.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

(GLO)-Mới đây, đài RT dẫn lời ông Putin cho biết vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga có thể được đưa đến Belarus sớm nhất vào mùa hè năm nay, đánh dấu lần đầu tiên từ thập niên 1990 vũ khí này được triển khai ngoài lãnh thổ Nga. Vũ khí đưa đến Belarus nhưng sẽ do lực lượng Nga quản lý.
Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

(GLO)-CNN hôm 23/3 dẫn số liệu thống kê từ chính quyền Bắc Kinh cho hay, từ năm 2021 – 2022, dân số thành phố đã giảm từ 21,88 triệu người xuống 21,84 triệu người. Đây là lần đầu tiên trong vòng 19 năm trở lại đây, Bắc Kinh ghi nhận tình trạng dân số giảm.
Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

(GLO)-Theo Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây, nhu cầu để Ukraine tái thiết và phục hồi đã tăng lên tới 411 tỷ USD, chỉ sau một năm Nga tấn công nước này. Khoản kinh phí khổng lồ nêu trên thể hiện tại cáo cáo được thực hiện bởi Kiev, Ngân hàng Thế giới, Ủy ban châu Âu và Liên hợp quốc.
Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

(GLO)-Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 21/3, người phát ngôn phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby nói: “Chúng ta đã thấy cách mà hai quốc gia này phát triển mối quan hệ gắn bó như thế nào trong nhiều năm qua”.
Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

(GLO)-Báo cáo được Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (IPCC) công bố hôm 20/ 3 ‐ chắt lọc từ 10.000 trang báo cáo của hơn 1.000 nhà khoa học - cho thấy thế giới có khả năng đã bỏ lỡ mục tiêu khí hậu là hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5⁰C so với nhiệt độ thời tiền công nghiệp.