Ukraine cảnh báo chiến tranh với Nga

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tổng thống Ukraine cho rằng cuộc đụng độ của quân đội Nga-Ukraine cuối tuần trước “không phải là chuyện đùa” và có nguy cơ bùng phát chiến tranh.
Tình hình quan hệ Nga-Ukraine tiếp tục leo thang khi hôm 27-11 (giờ địa phương), Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko nói với báo chí rằng sự kiện Nga bắt giữ ba tàu chiến cùng hàng chục thủy thủ Ukraine hôm 25-11 là một “sự kiện bất thường”, đồng thời các lực lượng quân sự Nga đang được triển khai dọc biên giới với Ukraine.
Ukraine tăng cường phòng thủ, sẵn sàng chiến đấu
Tổng thống Poroshenko nhấn mạnh rằng: “Đó là lý do tôi không muốn bất cứ ai nghĩ rằng đây là chuyện đùa. Ukraine thật sự đang đứng trước nguy cơ phải đối mặt một cuộc chiến tranh tổng lực với Nga”. Tuyên bố của người đứng đầu chính quyền Kiev được đưa ra ngay sau khi tòa án ở Crimea ra lệnh giam giữ thời hạn hai tháng đối với 12 trong số các thủy thủ Ukraine bị Nga bắt giữ trong vụ đụng độ hôm 25-11 ở eo biển Kerch - nối biển Azov với biển Đen.
Truyền thông Nga dẫn lời một thẩm phán ở TP Simferopol của Crimea ngày 27-11 nói cho biết 12 thủy thủ này bị giam giữ đến ngày 25-1-2019 để chờ xét xử với cáo buộc xâm phạm lãnh hải Nga. Trong khi đó, số phận của 12 thủy thủ còn lại cũng được quyết định trong ngày 28-11.
Không khí khẩn trương và xám xịt màu sắc chiến tranh đè nặng lên vùng biên giới Nga-Ukraine. Người dân Ukraine tại bờ biển Azov trong hôm qua (28-11) đã tiến hành đào hào phòng thủ trong trường hợp bị Nga tấn công. Ở ngôi làng mang tên Chervone, nằm ở phía Nam thành phố cảng Mariupol, khoảng 60 người dân Ukraine đào hào để bảo vệ thành phố nếu quân đội Nga tấn công. Tất cả đều là thành viên của một trung tâm tình nguyện giúp trẻ em khó khăn. Nhiều thanh thiếu niên tại đây cũng được huy động để hỗ trợ người lớn đào hào phòng thủ.
Người sáng lập trung tâm tình nguyện này, mục sư Gennady Mokhenko cho biết: “Trong trường hợp quân đội Nga tấn công từ biển, những con hào sẽ biến thành tiền tuyến chỉ trong vài phút. Tôi hy vọng điều này sẽ không bao giờ xảy ra”.
Trong khi đó, quân đội Ukraine tại khu vực thiết quân luật luôn trong tình trạng cảnh giác và sẵn sàng chiến đấu. “Bất cứ khi nào nhận được lệnh, chúng tôi sẵn sàng đẩy lùi một cuộc tấn công và bảo vệ các vị trí”, người lính 26 tuổi có biệt danh Kit ở Mariupol nói. Nhìn làn sương mù dày đặc buông xuống vùng biển Azov, Kit lo lắng thời tiết này sẽ làm cho việc quan sát “kẻ thù” trở nên khó khăn hơn.
Hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-400 của Nga. Ảnh: GETTY
Hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-400 của Nga. Ảnh: GETTY
Nga đưa quân đội đến vùng căng thẳng
Hãng RT hôm qua (28-11) cho hay quân đội Nga đã triển khai đoàn xe quân sự lớn, trong đó có những tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ 3K60 Bal tới khu vực gần TP Kerch trên bán đảo Crimea, nơi đang giữ ba tàu chiến Ukraine bị bắt sau cuộc đối đầu trên biển Đen. Đây là hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển được Nga đưa vào biên chế từ năm 2004 nhằm thay thế các tổ hợp cũ hơn như Redut và Rubezh.
Trong khi đó, Reuters dẫn thông tin từ Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố Moscow sẽ sớm triển khai thêm một hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-400 đến bán đảo Crimea. Theo đó, tổ hợp này sẽ vận hành tác chiến vào cuối năm nay. Cho đến thời điểm hiện tại, Nga đã triển khai ba tiểu đoàn S-400 canh giữ các địa điểm quan trọng nhất của Crimea, gồm thành phố cảng Sevastopol, Feodosiya và Evpatoria, sẵn sàng bảo vệ không phận bán đảo này trước mọi nguy cơ tấn công.
Hệ thống tên lửa S-400 (Triumph) là hệ thống phòng không tầm xa thế hệ mới của Nga được phát triển từ cuối những năm 1980, có khả năng tấn công mục tiêu đường không từ khoảng cách 400 km và tên lửa đạn đạo từ khoảng cách 60 km. Một tổ hợp S-400 được trang bị bốn loại tên lửa khác nhau, có thể đánh chặn mục tiêu cách 600 km và có thể cùng lúc theo dõi 300 mục tiêu.

“Chiêu trò” chính trị của các nhà lãnh đạo?
Một số nhà quan sát cho rằng cả Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Ukraine Poroshenko đang tận dụng vụ đụng độ ngày 25-11 để khai thác lợi thế chính trị. Một số chuyên gia cho rằng động thái cứng rắn của Nga nhằm vào Ukraine lần này có liên quan đến mức tín nhiệm của Tổng thống Putin, theo Washington Post. Giới quan sát nghi ngờ khả năng ông Putin đang nỗ lực vực dậy tín nhiệm trong nước khi kinh tế Nga nhiều năm liền gặp khó khăn.
Trong khi đó, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev cho rằng Tổng thống Ukraine Poroshenko không còn cơ hội giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống tại Ukraine vào tháng 3-2019. “Tất cả hành động khiêu khích ở biển Azov có vẻ được thực hiện nhằm giành lấy những quyết định nhất định có lợi về mặt chính trị cho Tổng thống Poroshenko” - Thủ tướng Nga Medvedev nhấn mạnh. Tương tự, Pepe Escobar, chuyên gia phân tích quốc tế chuyên về tình hình Trung Á và Trung Đông, cũng nhận định Kiev có những tính toán chính trị, đó là làm gia tăng căng thẳng với Moscow và thu hút sự chú ý của các đồng minh, đối tác phương Tây cũng như sự ủng hộ của cử tri Ukraine trước thềm cuộc bầu cử tổng thống sắp diễn ra.
--------------------------------------
Mỹ dọa không gặp ông Putin
Theo Reuters, Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 27-11 (giờ địa phương) cảnh báo có thể hủy cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin dự kiến diễn ra bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 ở Buenos Aires, Argentina cuối tháng này, sau sự việc Nga bắt tàu chiến Ukraine trên biển Đen. Tuy nhiên, phát ngôn viên điện Kremlin hôm qua (28-11) cho biết Moscow vẫn chưa nhận được thông báo hủy từ phía Washington, đồng thời Nga vẫn đang gấp rút chuẩn bị cho cuộc gặp.
Chiếc máy bay Boeing P-8 Poseidon với số đuôi 168848 thuộc đơn vị tuần tra VP-26 Tridents của hải quân Mỹ đã tới gần bờ biển của bán đảo Crimea ở khoảng cách 31 km. Bộ Quốc phòng Nga đã liên tục kêu gọi Mỹ dừng các hoạt động do thám như thế này nhưng Lầu Năm Góc từ chối, theo Sputnik.
Thùy Anh - Thu Thảo (PLO)

Có thể bạn quan tâm

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

(GLO)-"Hôm nay là khoảnh khắc đặc biệt, duy nhất sẽ không bao giờ xảy ra. Cả trong lịch sử Nga, Belarus và Ukraine, cũng như trong lịch sử thế giới, đặc biệt là châu Âu. Câu hỏi duy nhất là phải làm gì. Tất cả các bạn đều hiểu và biết rằng chỉ có một cách thức – đó là đàm phán. Đàm phán không có điều kiện tiên quyết", ông Lukashenko nói trong bài phát biểu trước người dân Belarus và các nhà lập pháp hôm 31/3.
Cựu tổng thống Trump bị truy tố

Cựu tổng thống Trump bị truy tố

(GLO)-Theo CNN đưa tin ngày 30/3, ông Trump sẽ trở thành cựu Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ bị truy tố hình sự. Diễn biến này có thể tác động đáng kể đến chiến dịch tái tranh cử năm 2024 của ông Trump, trùng với thời điểm xét xử vụ án.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

(GLO)-Mới đây, đài RT dẫn lời ông Putin cho biết vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga có thể được đưa đến Belarus sớm nhất vào mùa hè năm nay, đánh dấu lần đầu tiên từ thập niên 1990 vũ khí này được triển khai ngoài lãnh thổ Nga. Vũ khí đưa đến Belarus nhưng sẽ do lực lượng Nga quản lý.
Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

(GLO)-CNN hôm 23/3 dẫn số liệu thống kê từ chính quyền Bắc Kinh cho hay, từ năm 2021 – 2022, dân số thành phố đã giảm từ 21,88 triệu người xuống 21,84 triệu người. Đây là lần đầu tiên trong vòng 19 năm trở lại đây, Bắc Kinh ghi nhận tình trạng dân số giảm.
Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

(GLO)-Theo Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây, nhu cầu để Ukraine tái thiết và phục hồi đã tăng lên tới 411 tỷ USD, chỉ sau một năm Nga tấn công nước này. Khoản kinh phí khổng lồ nêu trên thể hiện tại cáo cáo được thực hiện bởi Kiev, Ngân hàng Thế giới, Ủy ban châu Âu và Liên hợp quốc.
Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

(GLO)-Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 21/3, người phát ngôn phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby nói: “Chúng ta đã thấy cách mà hai quốc gia này phát triển mối quan hệ gắn bó như thế nào trong nhiều năm qua”.
Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

(GLO)-Báo cáo được Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (IPCC) công bố hôm 20/ 3 ‐ chắt lọc từ 10.000 trang báo cáo của hơn 1.000 nhà khoa học - cho thấy thế giới có khả năng đã bỏ lỡ mục tiêu khí hậu là hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5⁰C so với nhiệt độ thời tiền công nghiệp.