Đức: Bà Merkel nhượng bộ, EU trút được gánh nặng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hy vọng chấm dứt thế bế tắc chính trị nghiêm trọng nhất tại Đức kể từ sau Thế chiến thứ 2 đã hé mở với việc liên đảng Liên minh Dân chủ/ Xã hội Cơ Đốc giáo (CDU/CSU) và đảng Dân chủ Xã hội (SPD) đạt được thỏa thuận sau 5 ngày thương lượng căng thẳng.
Để có được cái bắt tay với ông Martin Schulz, bà Merkel đã nhượng bộ hàng loạt yêu cầu của SPD
Để có được cái bắt tay với ông Martin Schulz, bà Merkel đã nhượng bộ hàng loạt yêu cầu của SPD
Tạm tháo ngòi nổ
Đáng nói ngày cuối cùng là lần đàm phán “xuyên đêm”. Bản thỏa thuận dài 28 trang đã được CDU/CSU và SPD thông qua, vạch ra nguyên tắc cơ bản và lộ trình đàm phán chính thức. Động thái này đã tạm tháo ngòi nổ cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài nhiều tháng từng đẩy nước Đức vào một giai đoạn bất ổn sau khi vòng thương lượng đầu tiên về thành lập đại liên minh thất bại hồi cuối năm ngoái. Nhằm có được cái bắt tay với ông Martin Schulz - cựu Chủ tịch Nghị viện châu Âu và hiện là Chủ tịch SPD, Thủ tướng Angela Merkel đã chấp nhận một loạt yêu cầu của SPD. Điều này sẽ giúp bà có thể nắm giữ cương vị Thủ tướng Đức nhiệm kỳ thứ 4 liên tiếp - san bằng kỷ lục của cựu Thủ tướng Helmut Kohl. 
Các nhà thương lượng của CDU/CSU và SPD đã cùng nhau đề ra được các mục tiêu chính sách cho nhiệm kỳ thủ tướng lần thứ 4 liên tiếp của bà Angela Merkel, làm cơ sở cho các cuộc đàm phán chính thức sẽ bắt đầu trong vài tuần tới. Một trong những điểm nhấn của thỏa thuận vừa đạt được giữa CDU/CSU và SPD là việc Đức sẽ hợp tác chặt chẽ với Pháp trong nỗ lực cải cách châu Âu, củng cố và tăng cường sức mạnh của Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) nhằm ứng phó tốt hơn với các cuộc khủng hoảng toàn cầu. Điều này cho thấy một nước Đức ổn định dựa trên một chính phủ ổn định đóng vai trò rất quan trọng đối với châu Âu, đặc biệt là công cuộc cải cách Liên minh châu Âu (EU) do Pháp khởi xướng. 
Liên đảng CDU/CSU muốn kết thúc việc đàm phán thành lập chính phủ vào giữa tháng 2 tới, trong khi nhiều nhà quan sát cho rằng, sớm nhất thì cũng phải đến cuối quý 1, đầu quý 2 năm nay chính phủ mới ở Đức mới có thể ra đời. Tuy nhiên, khó khăn trong cuộc đàm phán sắp tới được dự báo là khá lớn khi mà giữa các bên còn tồn tại nhiều bất đồng. 
EU như trút gánh nặng
Toàn EU đang cần sự lãnh đạo của Berlin để vượt qua hàng loạt thử thách hiện nay nên kết quả này là tin vui không chỉ với riêng cá nhân Thủ tướng Đức Angela Merkel mà với cả người dân Đức, cũng như với cả châu Âu. Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đều bày tỏ hài lòng về kết quả vòng đàm phán thăm dò thành lập chính phủ liên minh tại Đức.
Dưới sự dẫn dắt của bà Merkel, Đức từng được xem là khá yên ổn trong cơn bão táp chính trị đang hoành hành châu Âu. Không chỉ là nền kinh tế hàng đầu của EU, nước Đức còn là trọng tâm ổn định của khối. Tờ New York Times mô tả bà Merkel giống như một nhà lãnh đạo không thể thiếu của khu vực. Sau 12 năm dẫn dắt nước Đức, bà Merkel còn là người chèo lái châu Âu trong cơn khủng hoảng nợ, đóng vai trò trung tâm thúc đẩy các biện pháp trừng phạt Nga trong vấn đề Ukraine. Jackson Janes, Giám đốc Viện Nghiên cứu Đức đương đại có trụ sở tại Washington cho rằng dù trọng tâm chính trong đàm phán thành lập chính phủ liên hiệp là các vấn đề chính trị nội bộ, nhưng nền chính trị bất ổn của Đức lại tác động tới các chính sách đối ngoại quan trọng, đặc biệt với châu Âu.
Khủng hoảng chính trị ở Đức khiến những quyết định quan trọng về Eurozone, nhập cư, tị nạn, an ninh, kể cả việc đàm phán về Brexit, vốn đã phải treo lại do cuộc bầu cử của Đức và Pháp trong năm nay, sẽ tiếp tục bị treo cho đến khi nước Đức đạt được đột phá về mặt chính trị. EU sẽ không thể tiến hành công cuộc cải cách.
Việt Anh tổng hợp (sggp)

Có thể bạn quan tâm

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

(GLO)-"Hôm nay là khoảnh khắc đặc biệt, duy nhất sẽ không bao giờ xảy ra. Cả trong lịch sử Nga, Belarus và Ukraine, cũng như trong lịch sử thế giới, đặc biệt là châu Âu. Câu hỏi duy nhất là phải làm gì. Tất cả các bạn đều hiểu và biết rằng chỉ có một cách thức – đó là đàm phán. Đàm phán không có điều kiện tiên quyết", ông Lukashenko nói trong bài phát biểu trước người dân Belarus và các nhà lập pháp hôm 31/3.
Cựu tổng thống Trump bị truy tố

Cựu tổng thống Trump bị truy tố

(GLO)-Theo CNN đưa tin ngày 30/3, ông Trump sẽ trở thành cựu Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ bị truy tố hình sự. Diễn biến này có thể tác động đáng kể đến chiến dịch tái tranh cử năm 2024 của ông Trump, trùng với thời điểm xét xử vụ án.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

(GLO)-Mới đây, đài RT dẫn lời ông Putin cho biết vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga có thể được đưa đến Belarus sớm nhất vào mùa hè năm nay, đánh dấu lần đầu tiên từ thập niên 1990 vũ khí này được triển khai ngoài lãnh thổ Nga. Vũ khí đưa đến Belarus nhưng sẽ do lực lượng Nga quản lý.
Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

(GLO)-CNN hôm 23/3 dẫn số liệu thống kê từ chính quyền Bắc Kinh cho hay, từ năm 2021 – 2022, dân số thành phố đã giảm từ 21,88 triệu người xuống 21,84 triệu người. Đây là lần đầu tiên trong vòng 19 năm trở lại đây, Bắc Kinh ghi nhận tình trạng dân số giảm.
Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

(GLO)-Theo Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây, nhu cầu để Ukraine tái thiết và phục hồi đã tăng lên tới 411 tỷ USD, chỉ sau một năm Nga tấn công nước này. Khoản kinh phí khổng lồ nêu trên thể hiện tại cáo cáo được thực hiện bởi Kiev, Ngân hàng Thế giới, Ủy ban châu Âu và Liên hợp quốc.
Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

(GLO)-Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 21/3, người phát ngôn phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby nói: “Chúng ta đã thấy cách mà hai quốc gia này phát triển mối quan hệ gắn bó như thế nào trong nhiều năm qua”.
Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

(GLO)-Báo cáo được Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (IPCC) công bố hôm 20/ 3 ‐ chắt lọc từ 10.000 trang báo cáo của hơn 1.000 nhà khoa học - cho thấy thế giới có khả năng đã bỏ lỡ mục tiêu khí hậu là hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5⁰C so với nhiệt độ thời tiền công nghiệp.