Tranh cử Tổng thống Ukraine: Cửa hẹp của ông Poroshenko?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Khi ông Poroshenko chưa tiết lộ về kế hoạch tranh cử Tổng thống thì một nghị sĩ thuộc Khối Poroshenko đã tuyên bố ứng cử.

TASS hôm 1-10 thông tin, một nghị sĩ Ukraine thuộc Khối Poroshenko của Tổng thống Petro Poroshenko đã thông báo kế hoạch chạy đua chức Tổng thống Ukraine vào tháng 5-2019 tới.

Ông Sergey Kaplin - Phó Chủ tịch Quốc hội Ukraine tuyên bố ông sẽ tranh cử vào ghế Tổng thống Ukraine với tư cách là ứng cử viên của Đảng Xã hội Ukraine (SPU).

 

Sergey Kaplin - Phó Chủ tịch Quốc hội Ukraine , tân Chủ tịch Đảng xã hội Ukraine.
Sergey Kaplin - Phó Chủ tịch Quốc hội Ukraine , tân Chủ tịch Đảng xã hội Ukraine.

Phát biểu trên được đưa ra trong Đại hội xã hội, xã hội dân sự và công đoàn toàn quốc Ukraine, tổ chức tại Kiev hôm 1-/10 vừa qua.

"Đại hội Đảng SPU, Đảng thanh niên Ukraine và Đảng Công đoàn của công nhân Ukraine đã thống nhất thành lập Khối Vì Dân thường" - ông Sergey Kaplin tuyên bố.

Đại hội trên cũng đã bầu ông Sergey Kaplin làm Chủ tịch Đảng Xã hội Ukraine. Ông Kaplin tuyên bố khối này sẽ bắt đầu tiến trình chạy đua bầu cử ở các Hội đồng địa phương, Quốc hội và sẽ cử một ứng viên cho chức Tổng thống.

Theo quyết định tại Đại hội, ông Kaplin đã được chọn cho vị trí ứng viên Tổng thống này.

Phó Chủ tịch Quốc hội Kaplin cho hay, Đảng mới sẽ có một "kế hoạch đấu tranh cho năng lượng" và tái thiết Ukraine.

"Chúng tôi sẽ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống" - ông Kaplin tự tin.

Phát biểu tại cuộc Đại hội trên, ông Kaplin nói: "Tôi biết ơn những người thuộc cảnh tả đã tin tưởng tôi như một ứng viên Tổng thống".

Tình hình chống tham nhũng của Ukraine cho tới nay vẫn chưa được đánh giá cải thiện hơn. Tham nhũng đã ngăn cản sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế khi dần hồi phục sau suy thoái từ cuộc nội chiến ở miền đông đất nước và sự tách ra của bán đảo Crimea.

Lực lượng chính trị ở nhiều phe phái tại Ukraine đang cố gắng tranh thủ các vị trí của mình trong cuộc bầu cử Tổng thống sắp tới được cho là sẽ diễn ra sớm hơn thời điểm quy định là vào tháng 5/2019.

Trong khi đó, một nhân vật khác cũng có ý định về khả năng sẽ chạy đua Tổng thống hoặc thay đổi chính quyền hiện tại.

Cựu Tổng thống Gruzia, cựu Thống đốc Odessa Saakashvili tuyên bố rằng, chính quyền Kiev là rào cản lớn nhất đối với chính sách cải cách ở Odessa.

Và để tiến trình cải cách có hiệu quả, ông Saakashvili cho rằng, cần phải thay thế ngay chính quyền từ cấp Trung ương.

Ông Saakashvili trước nay đã bày tỏ sự bất bình ngăn cản mình phát triển Odessa của chính quyền đương nhiệm.

Khi tham dự một cuộc mitting hôm 30/9, ông Saakashvili tuyên bố: "Tôi muốn thay thế chính quyền ở Kiev, bởi vì họ đã ngăn cản tôi đổi mới Odessa".

Trong bài phát biểu dài 20 phút đồng hồ, ông Saakashvili đã tạ lỗi với người dân Odessa vì không thể biến những cải cách mà ông đã cam kết trước đó thành hiện thực.

Song sau đó ông nhanh chóng chỉ ra rằng, sự can thiệp từ chính quyền Kiev đã ngăn cản những nỗ lực của ông.

Cựu Thống đốc chỉ rõ rằng, đó cũng là lý do tại sao ông dự định sẽ nỗ lực tối đa để thay đổi cơ bản chính quyền trung ương, và sau đó sẽ quay trở lại Odessa để bắt đầu thay đổi khu vực này.

Ông cũng kêu gọi những người ủng hộ tập trung tại Kiev vào ngày 17-10 tới và yêu cầu luận tội Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko cũng như thực hiện các cải cách cấp thiết.

Hôm 10-9, ông Saakashvili đã vượt biên giới Ukraine - Ba Lan để vào Ukraine dù đã bị tước quyền công dân từ trước đó. Ông Saakashvili sau đó tuyên bố rằng mình đã không vi phạm luật pháp khi vượt qua biên giới và sẽ bảo vệ quyền công dân Ukraine của mình tại tòa án.

Cựu Thống đốc Odessa cũng cho rằng, ông trở lại Ukraine là để giải quyết các vấn đề chính là làm thế nào để thoát khỏi cuộc khủng hoảng chính trị đang tồn tại trong nước.

Hiện nay, đương kim Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko vẫn trốn tránh câu hỏi trực tiếp của truyền thông về việc có dự định chạy đua Tổng thống nhiệm kỳ tiếp theo hay không.

Ông Poroshenko sẽ tiếp tục lãnh đạo Ukraine?

Giới quan sát cho rằng khó có khả năng này bởi ít nhất 3 yếu tố.

Thứ nhất, sự mất lòng tin của người dân vào các cam kết của ông. Tổng thống Poroshenko đã hứa sẽ mang tới giấc mơ Châu Âu cho người dân Ukraine nhưng việc hiện thực hóa nó trở nên mờ dần khi ngay cả Chủ tịch Nghị viện châu Âu (EC) cũng từng tuyên bố: "Ukraine sẽ phải mất 20-25 năm nữa nếu muốn được gia nhập EU".

Mọi thứ Ukraine đang nỗ lực làm hiện nay chỉ là "tách bỏ yếu tố Nga".

Thứ hai, đấu đá nội bộ và tình trạng tham nhũng đã trở thành yếu tố "đặc trưng" của Ukraine khiến quốc gia này khó có thể tạo nên niềm tin quốc tế.

Dưới thời Tổng thống Petro Poroshenko, phương án chống tham nhũng của quốc tế đã bị bác bỏ được cho là vì ngay cả người đứng đầu đất nước cũng đã "nhúng chàm".

Còn tình trạng đấu đá nội bộ thì đã diễn ra rõ ràng tới mức bạo lực đổ máu ngay tại Nghị trường.

Sự tín nhiệm và ủng hộ quốc tế do đó sẽ rất khó khăn và càng khiến những cử tri Ukraine ngần ngừ trước lựa chọn ông Poroshenko.

Thứ ba, ông Poroshenko định đưa người bạn thân lâu năm là cựu Tổng thống Gruzia Saakashvili nhập tịch Ukraine và tham gia đóng góp chính trị.

Tuy nhiên, những gì đang diễn ra ở Ukraine là "mớ bòng bong" này đã quyết định thay đổi toàn bộ chính quyền của ông Poroshenko.

Phe đối lập của bà Tymoshenko lãnh đạo và những người ủng hộ ông Saakashvili cùng các đảng phái chính trị khác ở Ukraine đã thể hiện quyết tâm tiến hành bầu cử sớm "để Tổng thống Poroshenko và tay chân của ông ta không còn cầm quyền dù chỉ một ngày".

Khả năng tuyên bố chạy đua và có khả năng giành chiến thắng của Tổng thống Petro Poroshenko đang ngày càng hẹp lại.

Đông Phong/baomoi

Có thể bạn quan tâm

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

(GLO)-"Hôm nay là khoảnh khắc đặc biệt, duy nhất sẽ không bao giờ xảy ra. Cả trong lịch sử Nga, Belarus và Ukraine, cũng như trong lịch sử thế giới, đặc biệt là châu Âu. Câu hỏi duy nhất là phải làm gì. Tất cả các bạn đều hiểu và biết rằng chỉ có một cách thức – đó là đàm phán. Đàm phán không có điều kiện tiên quyết", ông Lukashenko nói trong bài phát biểu trước người dân Belarus và các nhà lập pháp hôm 31/3.
Cựu tổng thống Trump bị truy tố

Cựu tổng thống Trump bị truy tố

(GLO)-Theo CNN đưa tin ngày 30/3, ông Trump sẽ trở thành cựu Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ bị truy tố hình sự. Diễn biến này có thể tác động đáng kể đến chiến dịch tái tranh cử năm 2024 của ông Trump, trùng với thời điểm xét xử vụ án.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

(GLO)-Mới đây, đài RT dẫn lời ông Putin cho biết vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga có thể được đưa đến Belarus sớm nhất vào mùa hè năm nay, đánh dấu lần đầu tiên từ thập niên 1990 vũ khí này được triển khai ngoài lãnh thổ Nga. Vũ khí đưa đến Belarus nhưng sẽ do lực lượng Nga quản lý.
Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

(GLO)-CNN hôm 23/3 dẫn số liệu thống kê từ chính quyền Bắc Kinh cho hay, từ năm 2021 – 2022, dân số thành phố đã giảm từ 21,88 triệu người xuống 21,84 triệu người. Đây là lần đầu tiên trong vòng 19 năm trở lại đây, Bắc Kinh ghi nhận tình trạng dân số giảm.
Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

(GLO)-Theo Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây, nhu cầu để Ukraine tái thiết và phục hồi đã tăng lên tới 411 tỷ USD, chỉ sau một năm Nga tấn công nước này. Khoản kinh phí khổng lồ nêu trên thể hiện tại cáo cáo được thực hiện bởi Kiev, Ngân hàng Thế giới, Ủy ban châu Âu và Liên hợp quốc.
Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

(GLO)-Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 21/3, người phát ngôn phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby nói: “Chúng ta đã thấy cách mà hai quốc gia này phát triển mối quan hệ gắn bó như thế nào trong nhiều năm qua”.
Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

(GLO)-Báo cáo được Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (IPCC) công bố hôm 20/ 3 ‐ chắt lọc từ 10.000 trang báo cáo của hơn 1.000 nhà khoa học - cho thấy thế giới có khả năng đã bỏ lỡ mục tiêu khí hậu là hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5⁰C so với nhiệt độ thời tiền công nghiệp.