Việt Nam sẽ dự Hội thảo Biển Đông thường niên lần thứ 6 tại Mỹ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) có trụ sở tại thủ đô Washington (Mỹ) sẽ tổ chức Hội thảo Biển Đông thường niên lần thứ 6 vào ngày 12-7 tới.

CSIS tổ chức Hội thảo về vụ Philippines kiện các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.
CSIS tổ chức Hội thảo về vụ Philippines kiện các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.


Đây là diễn đàn để giới chuyên gia, học giả của Mỹ cũng như các nước trao đổi về những diễn biến mới nhất và phân tích các lựa chọn chính sách tại vùng biển này.

Hội thảo Biển Đông thường niên lần thứ 6 năm 2016 do Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á của CSIS tổ chức sẽ diễn ra trong một ngày và được chia làm 4 phiên thảo luận chính gồm vấn đề pháp lý và các bước đi tiếp theo ở Biển Đông; tình hình Biển Đông trong năm 2016; quân sự hóa và xây dựng năng lực ở Biển Đông; và vấn đề môi trường.

Các chuyên gia, học giả sẽ thảo luận về những vấn đề tồn đọng từ lâu cũng như các diễn biến mới nổi thời gian gần đây tại một trong những tuyến hàng hải quan trọng nhất thế giới này, đồng thời thời đánh giá về những tác động địa chiến lược đối với khu vực.

Đặc biệt, lần đầu tiên hội thảo của CSIS có một phiên thảo luận về những thiệt hại đối với môi trường và hệ sinh thái Biển Đông bắt nguồn từ những hoạt động tăng cường quân sự mới đây.

Hội thảo Biển Đông thường niên năm 2016 được dư luận đặc biệt quan tâm vì sự kiện này diễn ra đúng ngày Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) có trụ sở tại La Hay (Hà Lan) dự kiến ra phán quyết về vụ Philippines kiện các tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông.

Tại cuộc hội thảo với chủ đề “Phân xử Biển Đông: Dự đoán các bước đi và biện pháp đối phó tiếp theo” cũng do CSIS tổ chức hôm 20/6 vừa qua, các học giả đã đưa ra những phân tích và dự báo về phán quyết của PCA đối với vụ kiện của Philippines, trong đó phần lớn các chuyên gia CSIS đều nhận định kịch bản dễ xảy ra nhất là PCA sẽ bác bỏ “đường chín đoạn” (đường lưỡi bò) không có cơ sở pháp lý của Trung Quốc ở Biển Đông.

Hội thảo Biển Đông thường niên lần thứ 6 sẽ thu hút sự tham gia của các chuyên gia-học giả hàng đầu và các quan chức cấp cao tới từ Mỹ, Philippines, Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Australia và Malaysia, trong đó có Chủ tịch kiêm Giám đốc Điều hành CSIS John Hamre; Cố vấn cấp cao kiêm Phó Giám đốc Chương trình Đông Nam Á của CSIS Murray Hiebert; ông Henry Bensurto-Tổng Lãnh sự Philippines tại San Francisco; Giáo sư Erik Franckx - Ủy viên Tòa Trọng tài Thường trực (PCA), Trưởng khoa Luật quốc tế và châu Âu, Đại học Vrije (Bỉ); Giáo sư Carlyle Thayer của Học viện Quốc phòng Australia và Shen Dingli, Phó Viện trưởng Viện Quốc tế thuộc Đại học Phúc Đán (Trung Quốc).

Đại diện của Việt Nam tham dự cuộc hội thảo năm nay là phó giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Vũ Tùng, quyền Giám đốc Học viện Ngoại giao.

Ngoài ra, cuộc hội thảo cũng sẽ có sự tham dự của Chủ tịch Ủy ban Quân lực Thượng viện Mỹ, Thượng nghị sỹ Dan Sullivan và Giám đốc cấp cao phụ trách châu Á của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ Daniel Kritenbrink.

Dự kiến, ông Kritenbrink sẽ có bài phát biểu đáng chú ý tại hội thảo.

Theo TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

(GLO)-"Hôm nay là khoảnh khắc đặc biệt, duy nhất sẽ không bao giờ xảy ra. Cả trong lịch sử Nga, Belarus và Ukraine, cũng như trong lịch sử thế giới, đặc biệt là châu Âu. Câu hỏi duy nhất là phải làm gì. Tất cả các bạn đều hiểu và biết rằng chỉ có một cách thức – đó là đàm phán. Đàm phán không có điều kiện tiên quyết", ông Lukashenko nói trong bài phát biểu trước người dân Belarus và các nhà lập pháp hôm 31/3.
Cựu tổng thống Trump bị truy tố

Cựu tổng thống Trump bị truy tố

(GLO)-Theo CNN đưa tin ngày 30/3, ông Trump sẽ trở thành cựu Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ bị truy tố hình sự. Diễn biến này có thể tác động đáng kể đến chiến dịch tái tranh cử năm 2024 của ông Trump, trùng với thời điểm xét xử vụ án.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

(GLO)-Mới đây, đài RT dẫn lời ông Putin cho biết vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga có thể được đưa đến Belarus sớm nhất vào mùa hè năm nay, đánh dấu lần đầu tiên từ thập niên 1990 vũ khí này được triển khai ngoài lãnh thổ Nga. Vũ khí đưa đến Belarus nhưng sẽ do lực lượng Nga quản lý.
Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

(GLO)-CNN hôm 23/3 dẫn số liệu thống kê từ chính quyền Bắc Kinh cho hay, từ năm 2021 – 2022, dân số thành phố đã giảm từ 21,88 triệu người xuống 21,84 triệu người. Đây là lần đầu tiên trong vòng 19 năm trở lại đây, Bắc Kinh ghi nhận tình trạng dân số giảm.
Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

(GLO)-Theo Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây, nhu cầu để Ukraine tái thiết và phục hồi đã tăng lên tới 411 tỷ USD, chỉ sau một năm Nga tấn công nước này. Khoản kinh phí khổng lồ nêu trên thể hiện tại cáo cáo được thực hiện bởi Kiev, Ngân hàng Thế giới, Ủy ban châu Âu và Liên hợp quốc.
Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

(GLO)-Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 21/3, người phát ngôn phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby nói: “Chúng ta đã thấy cách mà hai quốc gia này phát triển mối quan hệ gắn bó như thế nào trong nhiều năm qua”.
Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

(GLO)-Báo cáo được Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (IPCC) công bố hôm 20/ 3 ‐ chắt lọc từ 10.000 trang báo cáo của hơn 1.000 nhà khoa học - cho thấy thế giới có khả năng đã bỏ lỡ mục tiêu khí hậu là hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5⁰C so với nhiệt độ thời tiền công nghiệp.