270 đơn vị tham gia triển lãm quốc tế ngành nhựa và cao su

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 23-11, tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), quận 7, TP. Hồ Chí Minh đã khai mạc triển lãm quốc tế ngành nhựa và cao su Việt Nam lần thứ 20 (VietnamPlas 2022).

Triển lãm do Bộ Công thương, Công ty cổ phần Quảng cáo và Hội chợ thương mại Vinexad, Công ty TNHH Dịch vụ tiếp thị và thương mại Yorkers phối hợp tổ chức với cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến. Thời gian diễn ra từ 23 đến 26-11, ngoài phần triển lãm còn có một số hoạt động bên lề như hội thảo, hội nghị, trình diễn công nghệ tại gian hàng doanh nghiệp...


 

Các doanh nghiệp trong và ngoài nước giới thiệu trưng bày các sản phẩm công nghệ, máy móc, giải pháp hàng đầu thế giới cho ngành nhựa và cao su.
Các doanh nghiệp trong và ngoài nước giới thiệu trưng bày các sản phẩm công nghệ, máy móc, giải pháp hàng đầu thế giới cho ngành nhựa và cao su.


Triển lãm có sự tham gia của khoảng 270 đơn vị đến từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ như: Việt Nam, Mỹ, Trung Quốc, Đức, Hong Kong, Ấn Độ, Ý, Nhật Bản, Malaysia, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan….

Tại đây, các đơn vị giới thiệu các giải pháp, công nghệ mới hàng đầu thế giới và xu hướng phát triển trên cùng một nền tảng, xây dựng giải pháp toàn diện trong ngành sản xuất nhựa và cao su như: máy đùn, máy ép phun, máy thổi chai, thiết bị thổi màng chuyên nghiệp, máy tái chế nhựa, máy chế biến nhựa cỡ lớn, máy luồn dây, máy túi vải không dệt… Cùng với sự góp mặt của các thương hiệu quốc tế nổi tiếng như Yizumi, Chen Hsong, Polystar, Kyodo, Motan, Sibur, Milliken...

Đến với triển lãm VietnamPlas 2022, cùng tìm giải pháp để đáp ứng được quy tắc xuất xứ của hiệp định EVFTA quy định về nguyên liệu, đây cũng là cơ hội nâng cao năng lực cạnh tranh bằng việc đầu tư máy móc, thiết bị và cải tiến dây chuyền sản xuất.

 


HUỲNH LÊ (tổng hợp)

Có thể bạn quan tâm

Gồng mình chống hạn

Gồng mình chống hạn

(GLO)- Nắng nóng kéo dài khiến nhiều công trình thủy lợi, ao hồ, đập dâng, sông suối trên địa bàn tỉnh Gia Lai cạn nước. Tình trạng này khiến nhiều diện tích cây trồng, nhất là cây công nghiệp dài ngày đang đối mặt với nguy cơ thiếu nước tưới, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng vườn cây.