Nữ doanh nhân Gia Lai đưa chanh dây sang châu Âu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tuy mới thành lập và đi vào hoạt động được hơn 4 tháng nhưng Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và Dịch vụ Hùng Thơm (xã Đak Ta Ley, huyện Mang Yang, Gia Lai) đã đưa được sản phẩm chanh dây sang thị trường châu Âu. Trên nền tảng thành công đó, chị Đỗ Thị Mỹ Thơm-Giám đốc HTX-đang nỗ lực xây dựng thương hiệu chanh dây do HTX sản xuất.

 

Chị Đỗ Thị Mỹ Thơm (bìa trái). Ảnh: K.N.B
Chị Đỗ Thị Mỹ Thơm (bìa trái). Ảnh: K.N.B

Chị Đỗ Thị Mỹ Thơm chia sẻ: “Trước khi thành lập HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Hùng Thơm, tôi đã có thời gian hoạt động trong lĩnh vực thu mua nông sản. Hợp tác xã hiện sản xuất và kinh doanh các mặt hàng nông sản, trong đó có mặt hàng chanh dây. Thông qua các mối quan hệ, tôi đã xuất khẩu trực tiếp mặt hàng chanh dây sang thị trường Pháp, Thụy Sĩ. Hiện có 7 khách hàng ở thị trường này đặt hàng nhưng chúng tôi mới chỉ đủ sản phẩm để cung cấp cho 4 khách hàng”.

Cũng theo chị Thơm, những đơn hàng đặt mua chanh dây được gửi đến HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Hùng Thơm ngày một nhiều. Vì vậy, mỗi ngày, HTX trực tiếp xuất trên 1 tấn chanh dây sang thị trường châu Âu, cụ thể là Pháp và Thụy Sĩ. Sản phẩm xuất sang các thị trường này đòi hỏi những yêu cầu hết sức khắt khe về chất lượng, mẫu mã, độ an toàn cho sức khỏe. Cùng với đó, để góp phần tiêu thụ sản phẩm chanh dây với số lượng khá nhiều của các xã viên cũng như người dân trên địa bàn, HTX cũng tìm kiếm những đơn hàng xuất khẩu sang thị trường dễ tính hơn như Trung Quốc, các nước Đông Nam Á và cung cấp cho cả thị trường nội địa. Tuy nhiên, ưu tiên lớn nhất của HTX vẫn là phục vụ cho thị trường châu Âu. Bởi lẽ, các đơn hàng ở thị trường này dù rất khó khăn về tiêu chuẩn nhưng giá bán lại cao gấp đôi so với sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

Để mặt hàng chanh dây đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường châu Âu, chị Thơm đã đi khắp các tỉnh Tây Nguyên gặp người dân ký hợp đồng ghi nhớ về việc cung cấp những sản phẩm chanh dây sạch. Sau khi ký kết hợp đồng, chị cho người đến hướng dẫn nông dân quy trình chăm sóc chỉ sử dụng các loại phân bón hữu cơ. Khi thu hoạch chanh dây, bộ phận kỹ thuật của HTX sẽ kiểm tra ngẫu nhiên một lô hàng để đánh giá chất lượng sản phẩm. Vì vậy, nông dân liên kết với HTX bắt buộc phải tuân thủ theo quy trình chăm sóc rất khắt khe. Bù lại, HTX sẽ bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho họ với giá cao hơn thị trường 40-50%.

Hiện nay, HTX Nông nghiệp và dịch vụ Hùng Thơm đang đẩy mạnh các hoạt động giới thiệu sản phẩm ra thị trường, đồng thời xây dựng dự án chế biến để tìm kiếm sự hỗ trợ của các ngành chức năng. Hợp tác xã cũng đã hoàn tất các thủ tục để xây dựng thương hiệu cho các mặt hàng nông sản do mình sản xuất.

Chị Thơm cho biết: Nông nghiệp hoàn toàn có thể tạo ra lợi nhuận cao nếu đi đúng hướng. Hướng đi đó là phải đầu tư vào công nghiệp chế biến và xây dựng được thương hiệu cho nông sản Việt. Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Hùng Thơm cũng mong muốn xây dựng một thương hiệu riêng cho nông sản sạch của Gia Lai, trong đó có mặt hàng chanh dây.


 

Hà Đức Thành

 

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai tiết kiệm điện mùa nắng nóng

Gia Lai tiết kiệm điện mùa nắng nóng

(GLO)- Để đảm bảo cung ứng điện trong thời điểm nắng nóng kéo dài, ngành Điện Gia Lai đang tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, đồng thời kêu gọi khách hàng thực hành tiết kiệm và sử dụng điện an toàn, hiệu quả.
Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.
Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

(GLO)- Ủy ban Nhân dân huyện Kbang vừa có công văn đề nghị Nhà máy đường An Khê, UBND các xã: Đak Hlơ, Tơ Tung, Kông Bờ La, Kông Lơng Khơng, Nghĩa An, Lơ Ku, Krong, xã Đông và thị trấn Kbang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ hết diện tích mía còn lại trên địa bàn trước ngày 10-5-2024.