Đinh Viên: Vượt khó làm kinh tế giỏi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để mang lại giá trị kinh tế cao là cách làm hiệu quả mà anh Đinh Viên (làng Tơ Drah 1, xã Bar Măih, huyện Chư Sê) đã áp dụng, từng bước vươn lên làm giàu.

Năm 2003, sau khi xây dựng gia đình, vợ chồng anh Viên được bố mẹ cho ra ở riêng. Lúc ấy, cuộc sống khá khó khăn do nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phụ thuộc vào cây lúa, mì, chuối… Mỗi vụ thu hoạch chỉ đủ trả tiền công, phân bón nên cái đói, cái nghèo vẫn đeo bám. Năm 2005, sau nhiều đêm đắn đo suy nghĩ, anh Viên đã mạnh dạn khai hoang đất để trồng 500 cây cà phê và 100 trụ hồ tiêu.

 

Anh Đinh Viên.     Ảnh: H.H
Anh Đinh Viên. Ảnh: H.H

Bước đầu mới tập tành trồng cây công nghiệp, vì thiếu nguồn vốn đầu tư mua máy móc, phân bón, lại chưa có kinh nghiệm chăm sóc nên vườn cây của anh phát triển chậm, năng suất không cao. Sau khi trở thành hội viên Nông dân, anh được đi tham quan học hỏi nhiều mô hình làm kinh tế hiệu quả, hiểu biết thêm về kỹ thuật bón phân, chăm sóc cây trồng, vườn cà phê, hồ tiêu của anh cứ thế phát triển tốt dần lên.

Anh Đinh Viên cho biết: Để có thêm nguồn vốn đầu tư cho vườn cây, vợ chồng anh quyết định “lấy ngắn nuôi dài”. Theo đó, anh mua vật liệu xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo. Cũng nhờ giá cả ổn định, sau mỗi lứa bán heo gia đình anh đã có thêm nguồn thu nhập để đầu tư cho vườn cà phê, hồ tiêu.

Nhận thấy giá trị mang lại từ việc trồng cây hồ tiêu, từ số vốn dành dụm nhiều năm liền, năm 2009, vợ chồng anh đã bỏ ra 100 triệu đồng mua 2 ha đất, thuê máy móc cày xới, đào hố thiết kế trồng 5.000 trụ hồ tiêu. Nhờ mưa thuận gió hòa, kỹ thuật chăm sóc tốt nên vườn hồ tiêu của anh luôn phát triển và cho năng suất cao. Thời điểm năm 2012-2015, khi giá hồ tiêu ở mức cao, mỗi năm vườn hồ tiêu mang lại thu nhập cho gia đình 1,2-1,3 tỷ đồng. Hiện nay do cây hồ tiêu bị bệnh chết nhanh, chết chậm nên vườn hồ tiêu kinh doanh của anh chỉ còn 2.400 gốc và 1.000 gốc hồ tiêu 3 năm tuổi đã cho thu bói.

“Nhờ vợ chồng tôi chịu khó lao động và nhất là biết áp dụng khoa học-kỹ thuật trong quá trình chăm sóc cho cây hồ tiêu, cà phê mà vườn cây luôn xanh tốt và cho sản lượng cao qua từng năm. Cũng nhờ giá cả hồ tiêu mấy năm trước ổn định nên vợ chồng tôi đã xây dựng một căn nhà trị giá 1,8 tỷ đồng”-anh Viên vui vẻ nói.

Ông Nguyễn Văn Toàn-Chủ tịch Hội Nông dân xã Bar Măih, cho biết: “Những năm gần đây, Hội Nông dân xã thường xuyên tổ chức các hội thảo đầu bờ, tập huấn và tổ chức cho hội viên đi tham quan một số mô hình trồng hồ tiêu của Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê. Anh Viên lúc nào cũng tham gia đầy đủ, từ đó đúc kết được nhiều kinh nghiệm để áp dụng cho phát triển kinh tế của gia đình và hướng dẫn cho một số hội viên khác. Đến nay, không chỉ gia đình anh Viên mà nhiều hộ khác trong làng Tơ Drah 1 đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng”.

Huy Hoàng

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.
Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

(GLO)- Ủy ban Nhân dân huyện Kbang vừa có công văn đề nghị Nhà máy đường An Khê, UBND các xã: Đak Hlơ, Tơ Tung, Kông Bờ La, Kông Lơng Khơng, Nghĩa An, Lơ Ku, Krong, xã Đông và thị trấn Kbang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ hết diện tích mía còn lại trên địa bàn trước ngày 10-5-2024.
Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

(GLO)- Hơn 30 năm gắn bó với vùng cao nguyên đất đỏ, ông Huỳnh Đức Xuyến (320 Nguyễn Huệ, thị trấn Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã trải qua bao thăng trầm cùng cây cà phê. Chính từ sự kiên trì cùng với việc chọn hướng đi phù hợp, ông đã nhận được “quả ngọt” từ loại cây công nghiệp này.