Gia Lai:Đảm bảo tín dụng ưu đãi cho học sinh, sinh viên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- L.T.S: Chương trình tín dụng học sinh, sinh viên (HSSV) chiếm 8,94% tổng dư nợ tín dụng chính sách của tỉnh với dư nợ 333,4 tỷ đồng. Đây cũng là chương trình có chất lượng tín dụng khá tốt khi doanh số thu nợ, thu lãi luôn đảm bảo. Liên quan đến việc chuẩn bị các điều kiện để giải ngân chương trình trong năm học 2017-2018, P.V Báo Gia Lai đã có cuộc trao đổi với ông Đinh Văn Nghĩa-Phó Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh.  

- P.V: Xin ông cho biết những kết quả nổi bật qua hơn 10 năm triển khai chương trình tín dụng dành cho HSSV có hoàn cảnh khó khăn tại Gia Lai?  

 

Vốn ưu đãi đồng hành cùng học sinh, sinh viên đến trường. Ảnh: Đức Thụy
Vốn ưu đãi đồng hành cùng học sinh, sinh viên đến trường. Ảnh: Đức Thụy

Ông ĐINH VĂN NGHĨA: Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27-9-2007 của Thủ tướng Chính phủ đã tạo nhiều điều kiện ưu đãi hơn đối với HSSV có hoàn cảnh khó khăn. Ngay từ những ngày đầu triển khai chương trình này, Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh đã phối hợp với chính quyền địa phương, các Hội, đoàn thể tuyên truyền chính sách tín dụng ưu đãi đối với HSSV, triển khai cho vay chặt chẽ, tạo thuận lợi để người dân vay vốn với tinh thần không để một trường hợp nào phải bỏ học vì không có tiền đóng học phí. Nguồn vốn tín dụng đã phát huy hiệu quả, thực sự là “bà đỡ” cho HSSV.

Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh đã triển khai giảm lãi tiền vay đối với người vay trả nợ trước hạn. Do vậy, nguồn vốn thu nợ quay vòng hàng năm của chương trình đảm bảo đáp ứng 100% nhu cầu vốn cho vay những năm tiếp theo. Qua 10 năm thực hiện, chúng tôi đã giải ngân được 917,4 tỷ đồng với 57.000 lượt HSSV vay vốn. Vốn vay đến đúng đối tượng thụ hưởng, sử dụng đúng mục đích, giúp hàng ngàn sinh viên hoàn thành khóa học. Chương trình tín dụng HSSV là chính sách hợp lòng dân, mang lại hiệu quả kinh tế-xã hội thiết thực, hỗ trợ nhiều gia đình khó khăn về kinh tế khi thực hiện ước mơ đổi đời cho con cháu, hạn chế tình trạng cho vay lãi cao ở các địa phương.

- P.V: Năm học 2017-2018 sắp bắt đầu, Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh đã chuẩn bị như thế nào để kịp thời giải ngân vốn theo kế hoạch được giao, thưa ông?

Ông ĐINH VĂN NGHĨA: Ngay từ đầu tháng 8-2017, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh đã phối hợp với chính quyền địa phương, các Hội, đoàn thể nhận vốn ủy thác chỉ đạo đến trưởng thôn, tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn tại các thôn, làng, tổ dân phố để tổng hợp nhu cầu vay vốn của các hộ gia đình. Đồng thời, hướng dẫn các hộ làm thủ tục vay vốn. Đối với những sinh viên mới trúng tuyển thì phải photocoppy công chứng giấy báo trúng tuyển hoặc giấy xác nhận để làm thủ tục vay vốn. Riêng các sinh viên học từ năm thứ 2 trở đi phải có giấy xác nhận của trường về tình trạng còn đang theo học tại trường. Chi nhánh phấn đấu đảm bảo 100% nhu cầu vốn cho các gia đình có HSSV đi học, đúng đối tượng thụ hưởng và có nhu cầu vay vốn.

Liên quan đến mức vay, vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký ban hành Quyết định số 751/QĐ-TTg về việc điều chỉnh mức cho vay đối với HSSV. Theo đó, mức cho vay tối đa là 1,5 triệu đồng/tháng, tăng thêm 250.000 đồng/tháng so với mức cũ và chính thức áp dụng thực hiện từ ngày 15-6-2017.

- P.V: Đã có một số trường cao đẳng, đại học quy định thời gian nhập học trong tháng 8-2017. Vây đối với những trường hợp đó, Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh có phương án hỗ trợ hoặc giải quyết như thế nào?

Ông ĐINH VĂN NGHĨA: Để kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn cho HSSV có tiền đóng học phí, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh đã chỉ đạo các Phòng Giao dịch khẩn trương phối hợp với các Hội, đoàn thể, chính quyền địa phương hoàn chỉnh nhanh hồ sơ để kịp thời giải ngân trong những ngày đầu tháng 9-2017. Đối với những sinh viên có thông báo trúng tuyển và giấy xác nhận gửi về muộn thì Chi nhánh tiếp tục giải ngân trong tháng 10 và tháng 11-2017.

- P.V: Cảm ơn ông!

Sơn Ca (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Gồng mình chống hạn

Gồng mình chống hạn

(GLO)- Nắng nóng kéo dài khiến nhiều công trình thủy lợi, ao hồ, đập dâng, sông suối trên địa bàn tỉnh Gia Lai cạn nước. Tình trạng này khiến nhiều diện tích cây trồng, nhất là cây công nghiệp dài ngày đang đối mặt với nguy cơ thiếu nước tưới, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng vườn cây.

Bộ Công thương thí điểm tính giá điện 2 thành phần, tiền điện ảnh hưởng ra sao?

Bộ Công thương thí điểm tính giá điện 2 thành phần, tiền điện ảnh hưởng ra sao?

Giá bán điện 2 thành phần có nhiều ưu thế vượt trội với mục tiêu tính đúng, tính đủ chi phí mà người tiêu dùng điện gây ra cho hệ thống. Bộ Công thương khẳng định, thí điểm cần thiết để đánh giá, tính toán được khoản tiền điện chênh lệch giữa biểu giá điện hiện hành và biểu giá điện 2 thành phần.