Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT kiểm tra tình hình thiệt hại của cây công nghiệp tại Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 2-3, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Quốc Doanh đã đi thực tế tại địa bàn huyện Chư Sê, Chư Pưh kiểm tra tình hình thiệt hại của các loại cây công nghiệp do ảnh hưởng của đợt mưa trái vụ vừa qua.

Kiểm tra tình hình dịch bệnh trên cây hồ tiêu do ảnh hưởng của đợt mưa trái vụ vừa qua tại huyện Chư Sê. Ảnh: M.N
Kiểm tra tình hình dịch bệnh trên cây hồ tiêu do ảnh hưởng của đợt mưa trái vụ vừa qua tại huyện Chư Sê. Ảnh: M.N

Tại các địa phương nói trên, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh đặc biệt quan tâm đến tình hình canh tác cây hồ tiêu, đây là loại cây bị ảnh hưởng nhiều nhất do đợt mưa trái vụ vừa qua, dẫn đến việc cây chết nhiều do sâu bệnh.

Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, những năm qua, đơn vị này đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khuyến cáo người dân không mở rộng diện tích trồng cây hồ tiêu. Tuy nhiên, do giá hồ tiêu tăng cao, người dân đã phát triển mạnh mẽ diện tích loại cây này, đến nay đã vượt trên 10.000 ha so với diện tích quy hoạch của tỉnh.

 

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Quốc Doanh kiểm tra tình hình dịch bệnh trên cây cà phê tại huyện Chư Pưh. Ảnh: M.N
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Quốc Doanh kiểm tra tình hình dịch bệnh trên cây cà phê tại huyện Chư Pưh. Ảnh: M.N

Qua khảo sát thực tế, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cho rằng: Cây tiêu chết là do chăm sóc chưa đúng quy trình kỹ thuật. Việc sử dụng phân vô cơ quá nhiều cũng là nguyên nhân khiến cây tiêu không thể chống chịu và phát triển lâu dài. Do vậy, tỉnh Gia Lai phải có các biện pháp khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư sản xuất các loại phân bón hữu cơ.

“Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hồ tiêu Gia Lai, các đơn vị có liên quan cần gấp rút khảo sát những mô hình này và đề xuất xin sự hỗ trợ của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Từ đó áp dụng vào thực tế để giúp bà con tăng hiệu quả kinh tế”-Thứ trưởng Doanh chỉ đạo.

Minh Nguyễn

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam đã nhận 1.200 tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon rừng

Việt Nam đã nhận 1.200 tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon rừng

Theo TTO, ngày 21-3, Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết Việt Nam đã nhận được khoản chi trả 51,5 triệu USD (khoảng 1.200 tỷ đồng) cho các kết quả giảm phát thải đã được xác minh (tín chỉ carbon) do hạn chế được mất rừng và suy thoái rừng và tăng cường lưu trữ carbon thông qua trồng và tái tạo rừng.