Trồng bắp biến đổi gen cho năng suất cao

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ban Phát triển xã Đak Tơ Pang (huyện Kông Chro) cho biết: 2 nhóm LEG sản xuất bắp lai và hỗ trợ dinh dưỡng của 2 làng Groi và Kơ Pui do Dự án giảm nghèo khu vực Tây Nguyên tỉnh Gia Lai hỗ trợ trồng bắp giống biến đổi gen đã được thu hoạch với năng suất cao.
 

Ảnh: Đ.Y
Ảnh: Đ.Y

Từ tháng 5-2016, 2 nhóm LEG sản xuất bắp đã được dự án hỗ trợ mỗi nhóm 5,5 ha giống bắp biến đổi gen, phân bón, tập huấn kỹ thuật trồng. Đến cuối tháng 9, bắp cho thu hoạch. Theo đó, năng suất bắp biến đổi gen đạt 6-8 tấn bắp hạt tươi/ha (cao hơn giống bắp cũ hơn 2 tấn/ha).

Được biết, giống bắp biến đổi gen có những ưu điểm vượt trội so với giống bắp thường khi được chăm bón trong cùng một điều kiện canh tác; có thể kiểm soát tuyệt đối sâu đục thân mà không cần phun thuốc, tiết kiệm thời gian và chi phí để xử lý sâu hại và cỏ dại; an toàn cho sức khỏe và môi sinh; cho năng suất tối ưu và chất lượng hạt tốt…

Đinh Yến

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.
Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

(GLO)- Ủy ban Nhân dân huyện Kbang vừa có công văn đề nghị Nhà máy đường An Khê, UBND các xã: Đak Hlơ, Tơ Tung, Kông Bờ La, Kông Lơng Khơng, Nghĩa An, Lơ Ku, Krong, xã Đông và thị trấn Kbang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ hết diện tích mía còn lại trên địa bàn trước ngày 10-5-2024.
Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

(GLO)- Hơn 30 năm gắn bó với vùng cao nguyên đất đỏ, ông Huỳnh Đức Xuyến (320 Nguyễn Huệ, thị trấn Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã trải qua bao thăng trầm cùng cây cà phê. Chính từ sự kiên trì cùng với việc chọn hướng đi phù hợp, ông đã nhận được “quả ngọt” từ loại cây công nghiệp này.