Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức "Diễn đàn khuyến nông @ nông nghiệp"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 26-5, tại Hội trường 10-12, huyện Chư Pưh, Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp với UBND tỉnh Gia Lai tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ nông nghiệp với chủ đề “Giải pháp khôi phục sản xuất cà phê, hồ tiêu sau hạn hán kéo dài tại các tỉnh Tây Nguyên”.

Dự diễn đàn có ông Kpa Thuyên-Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Phan Huy Thông-Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, các đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT; ngành nông nghiệp 5 tỉnh Tây Nguyên; lãnh đạo các địa phương của tỉnh có diện tích cà phê, hồ tiêu bị thiệt hại và 250 nông dân của 5 tỉnh Tây Nguyên.

 

Ảnh: Quang Tấn
Ảnh: Quang Tấn

Theo Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và PTNT) trong đợt hạn hán vừa qua, toàn Tây Nguyên đã có 110.766 ha cây công nghiệp và cây ăn quả bị ảnh hưởng do hạn hán. Trong đó, diện tích mất trắng là 7.586 ha, riêng hồ tiêu có 496 ha bị chết cháy tập trung tại tỉnh Gia Lai và Đak Lak. Riêng tỉnh Gia Lai có 618 ha cà phê và hồ tiêu bị mất trắng, trong đó cà phê 399 ha, hồ tiêu 218 ha, tập trung các huyện Chư Sê, Chư Prông, Ia Grai và Chư Pưh.

Để khôi phục lại sản xuất cây cà phê, hồ tiêu sau hạn hán, diễn đàn khuyến nông @ lần này đã hướng dẫn người dân dùng các giống cà phê vối chọn lọc đã được công nhận như TR4, TR 5… để ghép cải tạo vườn cà phê. Những vườn cà phê cưa, đốn cây để phục hồi cần áp dụng biện pháp tạo hình, bón phân, chăm sóc phòng trừ sâu bệnh theo quy trình đã khuyến cáo. Đối với cây hồ tiêu trong giai đoạn kiến thiết cơ bản cần che lưới cản sáng, giảm thoát hơi nước, tủ gốc giữ ẩm, kiểm tra sâu bệnh gây hại phát sinh để có biện pháp phòng trừ.

Với những diện tích kinh doanh cần cắt cành, tạo tán kịp thời. Riêng những trường hợp hồ tiêu bị chết và mất trắng không chủ động được nước tưới cần chuyển sang cây trồng khác…

Tại diễn đàn, các nhà khoa học đã giải đáp thắc mắc của nông dân về quy trình tái canh cà phê; bệnh trên cây hồ tiêu; biện pháp trồng mới hồ tiêu; cách xử lý đất khi trồng mới hồ tiêu...

Nguyễn Diệp

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam đã nhận 1.200 tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon rừng

Việt Nam đã nhận 1.200 tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon rừng

Theo TTO, ngày 21-3, Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết Việt Nam đã nhận được khoản chi trả 51,5 triệu USD (khoảng 1.200 tỷ đồng) cho các kết quả giảm phát thải đã được xác minh (tín chỉ carbon) do hạn chế được mất rừng và suy thoái rừng và tăng cường lưu trữ carbon thông qua trồng và tái tạo rừng.