Thị trấn Đak Đoa: Chuyển đổi cây trồng để tránh hạn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Vụ Đông Xuân 2015-2016, huyện Đak Đoa dự kiến gieo trồng 2.769 ha, trong đó có 2.349 ha lúa, 405 ha rau các loại. Thời gian qua, các loại cây trồng thiếu nước tưới, thậm chí một số vùng bị mất trắng. Ông Nguyễn Đình Hiệp-Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện cho biết: “Qua khảo sát, toàn huyện có đến 356 ha lúa nước bị khô hạn, trong đó có 345 ha thiệt hại trên 70% có khả năng mất trắng và hơn 11 ha thiệt hại trên 30%”.

 
  Để tránh hạn, ông Jơn chuyển từ trồng lúa sang trồng rau xanh.  Ảnh: Tú Uyên
Để tránh hạn, ông Jơn chuyển từ trồng lúa sang trồng rau xanh. Ảnh: Tú Uyên

Thị trấn Đak Đoa có diện tích gieo trồng 143 ha, trong đó lúa có 103 ha, còn lại là rau đậu. Từ cuối tháng 2-2016, tính riêng hai làng Klốk và Piơm có 25 ha lúa bị khô hạn và 5 ha mất trắng do thiếu nước tưới. Đứng trước thực trạng này, nhiều hộ chuyển sang trồng rau nhằm cải thiện đời sống. Ông Jơn (làng Klốk) có 1 sào đất trồng lúa nước nay đã chuyển sang trồng rau xanh. Ông cho biết: Những năm trước, 1 sào lúa nước thu hoạch 6 tạ, thu nhập khoảng 1,8 triệu đồng. Trồng rau ở thời điểm hiện tại ít tiêu tốn nước tưới. Cứ 2 tháng thu hoạch một lần, thương lái đến tận vườn để thu mua với số lượng nhiều, giá 100.000 đồng/luống. Sau mỗi đợt như vậy, gia đình thu nhập 3 triệu đồng, trung bình một năm, 1 sào đất trồng rau thu về gần 9 triệu đồng.

Thị trấn Đak Đoa có 35 ha rau các loại. Hai làng Klốk và Piơm có hơn 30 hộ dân sản xuất rau xanh. Ông Nưp (làng Piơm) cho biết: “Chuyển đổi trồng rau sớm để không bị lỗ. Bây giờ xuống giống thì chỉ cần 1 đến 2 tháng là có thu nhập vài triệu đồng. Nếu tiếc mà giữ lúa thì khó tránh bị thiệt hại”.

Nằm ngay cạnh giọt nước của làng nhưng các hộ dân vùng chuyên canh rau làng Piơm vẫn phải sử dụng nguồn nước tự nhiên một cách dè dặt. Họ đào từng ụ nhỏ để tích nước mạch tưới cho rau. Nguồn nước sinh hoạt chung của làng cũng khan hiếm không kém. Theo ông Nguyễn Đình Hiệp, huyện đang thực hiện đồng thời các giải pháp: kiểm tra, đánh giá mực nước tại các công trình hồ chứa; tích trữ nước sớm bằng nhiều biện pháp như đóng chặt các cửa, đóng mở điều tiết tại các cửa đầu mối, kết hợp dùng bao tải đất đắp nâng cao mực nước lên 15-20 cm tại vị trí ngưỡng tràn, tăng khả năng tích trữ nước. Đặc biệt, huyện vận động nông dân chọn cây trồng ngắn ngày để phù hợp với nguồn nước tưới đang hạn chế như hiện nay.

Tú Uyên

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.
Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

(GLO)- Ủy ban Nhân dân huyện Kbang vừa có công văn đề nghị Nhà máy đường An Khê, UBND các xã: Đak Hlơ, Tơ Tung, Kông Bờ La, Kông Lơng Khơng, Nghĩa An, Lơ Ku, Krong, xã Đông và thị trấn Kbang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ hết diện tích mía còn lại trên địa bàn trước ngày 10-5-2024.
Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

(GLO)- Hơn 30 năm gắn bó với vùng cao nguyên đất đỏ, ông Huỳnh Đức Xuyến (320 Nguyễn Huệ, thị trấn Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã trải qua bao thăng trầm cùng cây cà phê. Chính từ sự kiên trì cùng với việc chọn hướng đi phù hợp, ông đã nhận được “quả ngọt” từ loại cây công nghiệp này.