Ngành Ngân hàng hỗ trợ các thành phần kinh tế vượt qua khó khăn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Năm 2015, nền kinh tế của tỉnh gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế trong nước, nhiều doanh nghiệp (DN) lúng túng bị động và giá cả một số mặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh vẫn còn ở mức thấp, nhất là giá mủ cao su. Trong bối cảnh đó, ngành Ngân hàng có nhiều nỗ lực trong kinh doanh và đóng góp quan trọng góp phần vào việc hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.

Trong năm, trên địa bàn tỉnh đã tiến hành sáp nhập Ngân hàng Thương mại cổ phần Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB) vào Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và chính thức khai trương hoạt động Chi nhánh BIDV Phố Núi. Các ngân hàng thương mại cũng đã mở thêm 7 phòng giao dịch và 1 chi nhánh trên địa bàn, đưa đến kết quả: toàn tỉnh có 6 chi nhánh ngân hàng thương mại nhà nước, 12 chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần, 1 chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội, 1 chi nhánh Ngân hàng Phát triển, 6 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở với 111 điểm giao dịch.

 

Ảnh: Đức Thụy
Ảnh: Đức Thụy

Mạng lưới mở rộng, tăng cường quảng bá giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ, bám sát các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, nâng cao tính chuyên nghiệp trong kinh doanh dịch vụ, công tác tín dụng của các ngân hàng có sự phát triển đáng kể. Đến nay, tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn tỉnh đạt 24.460 tỷ đồng, tăng 17,8% so với cùng kỳ năm trước và tăng 13,2% so với cuối năm 2014. Dự ước cuối năm, tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn tỉnh đạt 25.800 tỷ đồng, tăng 17% so với cuối năm 2014 và đạt 100% kế hoạch. Cùng thời điểm, tổng dư nợ cho vay đạt trên 52.525 tỷ đồng, tăng 29,6% so với cùng kỳ năm trước và tăng 21,3% so với cuối năm 2014.
 

Dự ước đến cuối năm, tổng dư nợ cho vay đạt 54 ngàn tỷ đồng, tăng 25% so với cuối năm 2014 và vượt kế hoạch đề ra. Đi đôi với tăng trưởng dư nợ, chất lượng tín dụng cũng được cải thiện. Nợ xấu hiện còn 288 tỷ đồng, chiếm 0,55% tổng dư nợ. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ đã giảm 0,46% so với cùng kỳ năm trước và giảm 0,21% so với cuối năm 2014.

Theo ông Nguyễn Văn Cư-Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh: Cùng với việc thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của tỉnh, của Ngân hàng Nhà nước, của từng hệ thống, các ngân hàng nỗ lực chia sẻ khó khăn hỗ trợ DN duy trì, ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh. Thực hiện chương trình kết nối ngân hàng-doanh nghiệp. Đến cuối quý III-2015, các ngân hàng thương mại đã cho các DN vay với doanh số cho vay lũy kế từ đầu chương trình là 25.662 tỷ đồng, dư nợ 16.783 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ cho vay mới là 15.341 tỷ đồng và dư nợ cơ cấu lại 1.442 tỷ đồng. Các chi nhánh ngân hàng thương mại cũng đã tiến hành rà soát đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng để có biện pháp cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng với số tiền trên 700 tỷ đồng, số tiền dự phòng cụ thể không phải trích lập do thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ là 105 tỷ đồng. Nhờ sự vào cuộc quyết liệt này, nhiều DN có điều kiện tái cấu trúc về tài chính, vượt qua khó khăn để tiếp tục hoạt động.

Một chính sách quan trọng khác là các ngân hàng thương mại tiếp tục điều chỉnh giảm lãi suất cho vay phù hợp với lãi suất huy động. Trên tinh thần này, các ngân hàng thương mại đã điều chỉnh giảm lãi suất các khoản vay cũ cho trên 62 ngàn khách hàng với dư nợ được điều chỉnh gần 30 ngàn tỷ đồng. Hiện trong cơ cấu dư nợ tín dụng, dư nợ lãi suất trên 13% trở xuống chiếm gần 99% tổng dư nợ, trong đó dư nợ lãi suất 11-13% chỉ chiếm 6,4% và dư nợ lãi suất trên 13% chỉ chiếm tỷ trọng 0,2% tổng dư nợ. Các ngân hàng thương mại đặc biệt chú trọng cho vay ngắn hạn bằng VND đối với 5 nhóm lĩnh vực, ngành kinh tế ưu tiên. Đến nay, dư nợ cho vay đối với 5 nhóm lĩnh vực này là 4.970 tỷ đồng với 14.288 khách hàng (329 DN).

Như vậy có thể khẳng định, cùng với nỗ lực huy động vốn đáp ứng nhu cầu khách hàng, các ngân hàng đã triển khai thực hiện các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, hộ sản xuất, duy trì sự ổn định và phát triển của các thành phần kinh tế trong điều kiện khó khăn, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Thất Sơn

Có thể bạn quan tâm

Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

(GLO)- Hơn 30 năm gắn bó với vùng cao nguyên đất đỏ, ông Huỳnh Đức Xuyến (320 Nguyễn Huệ, thị trấn Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã trải qua bao thăng trầm cùng cây cà phê. Chính từ sự kiên trì cùng với việc chọn hướng đi phù hợp, ông đã nhận được “quả ngọt” từ loại cây công nghiệp này.

Gồng mình chống hạn

Gồng mình chống hạn

(GLO)- Nắng nóng kéo dài khiến nhiều công trình thủy lợi, ao hồ, đập dâng, sông suối trên địa bàn tỉnh Gia Lai cạn nước. Tình trạng này khiến nhiều diện tích cây trồng, nhất là cây công nghiệp dài ngày đang đối mặt với nguy cơ thiếu nước tưới, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng vườn cây.