Cần xem xét năng lực tài chính của chủ đầu tư

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trong những năm qua, công tác quản lý nhà nước về đất đai, đặc biệt là công tác giao đất và cho thuê đất trên địa bàn TP. Pleiku từng bước đi vào nền nếp. Tuy nhiên, qua đợt khảo sát của Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh tại một số dự án trên địa bàn thành phố cho thấy một số dự án còn chậm tiến độ. Nguyên nhân chính là năng lực tài chính của chủ đầu tư.

 Dự án Khu đô thị Cầu Sắt (TP. Pleiku). Ảnh: Hà Duy
Dự án Khu đô thị Cầu Sắt (TP. Pleiku). Ảnh: Hà Duy

Từ năm 2004 đến nay, các sở, ngành đã tham mưu cho UBND tỉnh giao, cho thuê khoảng 916.468 m2 để thực hiện đầu tư 15 dự án trên địa bàn TP. Pleiku, trong đó giao đất có thu tiền sử dụng đất là 9 dự án, cho thuê đất 6 dự án. Đến thời điểm này, đã có 5 dự án đã hoàn thành và đi vào hoạt động, 9 dự án đang được triển khai thực hiện và 1 dự án chưa triển khai. Hồ sơ giao đất, cho thuê đất đúng quy định pháp luật.

Qua khảo sát cho thấy: Việc sử dụng đất của các chủ đầu tư sau khi được giao đất, cho thuê đất đúng mục đích, đúng ranh giới, diện tích. Nhiều dự án triển khai đảm bảo tiến độ, quá trình khai thác sử dụng hợp lý, mang lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp, an sinh xã hội cũng như góp phần tạo bộ mặt đô thị khang trang, tăng thu ngân sách địa phương… Theo báo cáo của Sở Tài chính, tổng số tiền sử dụng đất của 14 dự án phải nộp gần 320,2 tỷ đồng, các doanh nghiệp đã nộp, đã khấu trừ gần 191,2 tỷ đồng, số tiền nợ ngân sách còn lại gần 117,4 tỷ đồng sau khi đã được miễn giảm gần 6,2 tỷ đồng.

Trong số các dự án được khảo sát, nhiều khó khăn được nói tới, như năng lực tài chính, kỹ thuật của các chủ đầu tư còn hạn chế dẫn đến công trình không đảm bảo chất lượng, thời gian theo quy định, phải điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng, quy mô đầu tư xây dựng dự án, gia hạn thời gian, chuyển đổi công năng sử dụng hoặc sử dụng đất không đúng mục đích, đổi chủ đầu tư… Có thể kể tới dự án Khu đô thị mới Hoa Lư-Phù Đổng của Công ty cổ phần Tài chính và Phát triển Doanh nghiệp FBS. Dự án có diện tích 15,6 ha, được tỉnh giao đất làm 2 lần và thời hạn triển khai dự án đến cuối năm 2010. Dự án sau đó bị chậm tiến độ và được UBND tỉnh gia hạn đến năm 2015. Song hiện tiến độ dự án tới nay, các hạng mục chính như san nền mới đạt 70% khối lượng; giao thông, thoát nước đạt 65% khối lượng; hệ thống chiếu sáng đạt 15% khối lượng và cấp nước đạt 55% khối lượng.

Công ty cổ phần Phát triển Nhà VK Highland với dự án Khu đô thị Cầu Sắt (phường Hoa Lư), diện tích đất sử dụng (theo quy hoạch điều chỉnh) trên 363.000 m2. Công ty đã nộp 58,541/80,745 tỷ đồng tiền sử dụng đất, số tiền còn nợ là 22,2 tỷ đồng. Hiện dự án đã hoàn thành việc san nền đối với toàn bộ phần diện tích đã được giải phóng mặt bằng thuộc dự án (chiếm 71%). Phần diện tích chưa được san lấp được là do chưa bồi thường, giải phóng mặt bằng. Hiện nay Công ty đã xây dựng 20 căn nhà. Các hạng mục hạ tầng tại khu phố An Bình đạt 43% khối lượng, khu phố An Phú đạt 90%, khu phố An Mỹ đạt 90%, riêng khu phố An Thịnh chưa bồi thường giải phóng mặt bằng xong nên chưa triển khai thi công.

Trong báo cáo về công tác này gửi cho đoàn khảo sát của HĐND tỉnh do Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường ký nêu rõ: “Hiện nay các dự án đầu tư bất động sản trên địa bàn thành phố, công tác giải phóng mặt bằng vẫn gặp khó do một số hộ dân đòi hỏi giá đền bù khá cao, bất hợp lý, thiếu hợp tác trong việc kê khai, kiểm điểm, gây khó khăn cho việc triển khai dự án”.

Tại cuộc họp tổng hợp ý kiến các thành viên trong đoàn khảo sát của HĐND tỉnh về việc giao đất, cho thuê đất để thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn TP. Pleiku, ông Lương Đình Trung-Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy đánh giá: “Hầu hết các dự án đều không thực hiện đúng, đủ như dự án được phê duyệt, có nhiều sai phạm, như về cơ sở hạ tầng; trong dự án được duyệt là làm đường điện ngầm, nhưng lại xây trụ điện, bán nền trong khi cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện hoặc không được phép bán nền… Hiếm có doanh nghiệp nào đủ năng lực tài chính; dự án nào cũng gia hạn, triển khai không đúng quy hoạch…”. Theo đó, ông Trung đề nghị: “Vấn đề nợ thuế cần phải được kiến nghị. Dân nợ một ngày cũng phạt mà doanh nghiệp nợ tỷ này tỷ kia thì không sao. Còn dự án trễ tiến độ thì cứ gia hạn, trong khi phê duyệt thì cam kết dự án không đúng tiến độ sẽ bị thu hồi. Vấn đề nữa là năng lực tài chính của doanh nghiệp, tôi đề nghị đối với các cơ quan tham mưu cho UBND tỉnh chọn doanh nghiệp không đủ năng lực phải có trách nhiệm đối với sự lựa chọn của mình”.

Hà Duy

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.
Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

(GLO)- Ủy ban Nhân dân huyện Kbang vừa có công văn đề nghị Nhà máy đường An Khê, UBND các xã: Đak Hlơ, Tơ Tung, Kông Bờ La, Kông Lơng Khơng, Nghĩa An, Lơ Ku, Krong, xã Đông và thị trấn Kbang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ hết diện tích mía còn lại trên địa bàn trước ngày 10-5-2024.
Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

(GLO)- Hơn 30 năm gắn bó với vùng cao nguyên đất đỏ, ông Huỳnh Đức Xuyến (320 Nguyễn Huệ, thị trấn Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã trải qua bao thăng trầm cùng cây cà phê. Chính từ sự kiên trì cùng với việc chọn hướng đi phù hợp, ông đã nhận được “quả ngọt” từ loại cây công nghiệp này.