Nỗ lực vượt khó ở Công ty 715

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Mặc dù thực hiện nhiệm vụ sản xuất-kinh doanh trong điều kiện khó khăn do chịu tác động của giá bán sản phẩm cao su giảm sâu và đang còn tồn đọng, song thời gian qua, Đảng ủy, Ban Giám đốc Công ty 715 (Binh đoàn 15) đã triển khai đồng bộ, nhiều giải pháp tích cực nhằm từng bước tháo gỡ khó khăn, duy trì ổn định sản xuất, đảm bảo đời sống cho cán bộ, công nhân, người lao động.

Đại tá Hoàng Ngọc Thành-Bí thư Đảng ủy Công ty 715, cho biết: Công ty hiện đang trồng, chăm sóc, kinh doanh có hiệu quả khoảng 3.200 ha cao su, gần 300 ha cà phê. Để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, Công ty luôn thực hiện nghiêm quy trình trong khai hoang, trồng mới, chăm sóc, thu hoạch, chế biến không để cho công nhân cạo tăng nhịp và bôi thuốc kích thích ngoài luồng; thường xuyên kiểm tra, phát hiện, ngăn ngừa kịp thời các loại sâu bệnh đảm bảo vườn cây sinh trưởng, phát triển tốt.

 

Đặc biệt, Công ty luôn chú trọng việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đẩy mạnh cuộc vận động “Phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật” và thực hiện phong trào thi đua “Năng suất, chất lượng, hiệu quả” trong sản xuất kinh doanh, nhờ đó năng suất, chất lượng vườn cây luôn duy trì ổn định. Riêng năm 2014 kết quả mủ cao su quy khô đạt bình quân khoảng 1,81 tấn/ha; cà phê quả tươi đạt 14,4 tấn/ha. Trong khi nhiều công ty, doanh nghiệp phải giảm lương người lao động vì kinh tế khó khăn thì thu nhập của cán bộ, công nhân viên, người lao động Công ty vẫn ở mức ổn định từ 5 triệu đồng đến 6 triệu đồng/tháng, từ đó tạo điều kiện cho người lao động yên tâm sản xuất, gắn bó với vườn cây.

Bên cạnh việc đảm bảo mức thu nhập ổn định cho người lao động, Công ty cũng động viên, khuyến khích các hộ gia đình đẩy mạnh tăng gia sản xuất, tiết kiệm chi tiêu để cải thiện cuộc sống trong giai đoạn khó khăn. Cùng với việc tổ chức các lớp đào tạo, nâng cao tay nghề cho đội ngũ thợ cạo mủ cao su, Công ty còn thường xuyên mở các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc các loại cây trồng, vật nuôi; hướng dẫn các hộ gia đình áp dụng tiến bộ khoa học-kỹ thuật vào thâm canh vườn cây, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho phù hợp với điều kiện khí hậu, nâng cao hiệu quả sản xuất, góp phần xóa đói giảm nghèo.

 

Đến nay đã có hàng ngàn hộ gia đình công nhân, người lao động xây dựng được các mô hình kinh tế trang trại mang lại hiệu quả cao, trong đó có nhiều “tỷ phú” là người dân tộc thiểu số với mức thu nhập bình quân 100-300 triệu đồng/năm. Ngoài ra, Công ty tiếp tục bám sát phương châm “Công ty gắn với huyện, xã; đội sản xuất gắn với buôn làng; hộ công nhân người Kinh gắn với hộ đồng bào dân tộc tại chỗ” từ đó xây dựng mối quan hệ đoàn kết, gắn bó và tạo mọi điều kiện giúp đỡ nhau khắc phục khó khăn.

Hiện toàn Công ty đã xây dựng được 445 cặp hộ kết nghĩa và 327 “vườn rau xanh gắn kết”. Riêng “vườn rau xanh gắn kết” bước đầu đã giúp thay đổi nếp nghĩ, cách làm của một số hộ dân vốn chưa quen với việc nuôi, nhốt gia súc, gia cầm, chưa quen với việc tưới rau vào mùa khô… Hơn nữa, các vườn rau xanh này cũng đã phần nào giúp các hộ dân giảm bớt chi tiêu trong cuộc sống hàng ngày.

Dẫu việc sản xuất-kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, song hưởng ứng phong trào “Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới”, hàng năm Công ty luôn dành ra hàng trăm triệu đồng và hàng ngàn ngày công để phối hợp cùng chính quyền địa phương làm đường giao thông, các công trình công cộng phục vụ dân sinh… Những việc làm trên của Công ty đã từng bước góp phần xây dựng vùng biên giới ngày càng phát triển về kinh tế, vững mạnh về quốc phòng-an ninh.

Anh Huy

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.
Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

(GLO)- Ủy ban Nhân dân huyện Kbang vừa có công văn đề nghị Nhà máy đường An Khê, UBND các xã: Đak Hlơ, Tơ Tung, Kông Bờ La, Kông Lơng Khơng, Nghĩa An, Lơ Ku, Krong, xã Đông và thị trấn Kbang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ hết diện tích mía còn lại trên địa bàn trước ngày 10-5-2024.
Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

(GLO)- Hơn 30 năm gắn bó với vùng cao nguyên đất đỏ, ông Huỳnh Đức Xuyến (320 Nguyễn Huệ, thị trấn Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã trải qua bao thăng trầm cùng cây cà phê. Chính từ sự kiên trì cùng với việc chọn hướng đi phù hợp, ông đã nhận được “quả ngọt” từ loại cây công nghiệp này.