Đak Đoa: Chuyển biến tích cực trong quản lý bảo vệ rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những năm gần đây, huyện Đak Đoa là một trong các địa phương luôn nóng về tình trạng vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng của tỉnh. Trong đó, nổi cộm nhất là tình trạng khai thác lâm sản trái phép và lấn chiếm đất rừng làm nương rẫy. Ông Nguyễn Trọng Khẩn-Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Đak Đoa nói: Năm 2012, tình trạng người dân xâm chiếm đất rừng làm nương rẫy “nở rộ”, các đơn vị chủ rừng và kiểm lâm địa bàn quản lý không xuể. Vi phạm chủ yếu xảy ra trên địa bàn xã Hà Đông.

  Cần ngăn chặn tình trạng người dân xâm chiếm đất rừng làm nương rẫy. Ảnh: Đức Thụy
Cần ngăn chặn tình trạng người dân xâm chiếm đất rừng làm nương rẫy. Ảnh: Đức Thụy

Để ngăn chặn người dân xâm chiếm đất rừng làm nương rẫy, Hạt Kiểm lâm đã tham mưu cho UBND huyện Đak Đoa khởi tố vụ án các trường hợp vi phạm pháp luật. Đây là bước đột phá chưa có tiền lệ từ trước đến nay do nhiều nguyên nhân khách quan nên những vi phạm chủ yếu chỉ bị xử lý hành chính. Việc làm này tạo bước ngoặt làm hạn chế tình trạng xâm chiếm đất rừng trái phép. Khởi tố các vụ vi phạm lấn chiếm đất rừng làm nương rẫy mang lại tính giáo dục, răn đe khá cao, vi phạm giảm hẳn trong năm 2013 và những tháng đầu năm 2014. Theo Hạt Kiểm lâm, đến đầu tháng 6-2014, trên địa bàn huyện chỉ xảy ra 2 vụ phá rừng làm nương rẫy với quy mô nhỏ và các đơn vị chủ rừng, lực lượng kiểm lâm địa bàn đã phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời.

Hạt Kiểm lâm đã tham mưu cho UBND huyện thành lập 3 tổ liên ngành để giải quyết và ngăn chặn vi phạm những vấn đề liên quan đến quản lý bảo vệ rừng. Đó là tổ quản lý bảo vệ rừng và đào đãi vàng trái phép ở các xã ở phía Bắc huyện gồm Hà Đông, Đak Sơ Mei, Hải Yang; tổ quản lý và bảo vệ rừng thông tại xã Gla, Tân Bình và thị trấn Đak Đoa (tổ này có nhiệm vụ cưỡng chế và tháo dỡ nhà người dân xây dựng trái phép trong khu vực hơn 500 ha rừng thông); cuối cùng là tổ xử lý các vụ vi phạm lấn chiếm đất rừng tại rừng thông.

Hiệu quả mang lại một phần còn nhờ sự kiên trì truy quét, xử lý kiên quyết các vụ vi phạm của đơn vị chủ rừng mà cụ thể là Ban Quản lý Rừng phòng hộ Đak Đoa. Sau sự việc lâm tặc khai thác rừng trái phép năm 2012, Ban Quản lý đã quyết liệt triển khai các biện pháp bảo vệ rừng. Ban phối hợp với các phòng ban, các xã tuyên truyền liên tục đến tận các thôn, làng; đặc biệt với các hộ dân sống gần rừng. Công tác giao khoán bảo vệ rừng cũng được thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả. Với diện tích Ban Quản lý Rừng phòng hộ Đak Đoa quản lý hiện nay là trên 18.000 ha trong khi đó chỉ có 19 cán bộ, diện tích rộng nhưng lực lượng mỏng, Ban đã làm tờ trình xin cấp thẩm quyền bổ sung lực lượng quản lý bảo vệ rừng. Từ khi kinh phí của tỉnh phân bổ cho các đơn vị chủ rừng theo Quyết định 336 và Quyết định 519 của UBND tỉnh, các đơn vị chủ rừng có kinh phí để giao khoán, triển khai công tác quản lý bảo vệ rừng mang lại hiệu quả tích cực. Đối với diện tích quản lý của Ban tại những nơi địa bàn hiểm trở, bằng nguồn kinh phí này, đơn vị đã đào hào sâu, rộng đối với những con đường độc đạo, không để các phương tiện của lâm tặc lưu thông vào rừng khai thác gỗ trái phép.

Kết quả đã đạt được trong công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Đak Đoa là đáng khích lệ. Nhưng để mang lại hiệu quả hơn nữa, ông Hoàng Thi Thơ-Trưởng ban Quản lý Rừng phòng hộ Đak Đoa đề xuất: Chính quyền và ban ngành liên quan thực thi nhanh hơn Quyết định 07 của Thủ tướng Chính phủ về trang bị công cụ, phương tiện làm việc cho cán bộ của các Ban Quản lý Rừng khi làm nhiệm vụ. Cụ thể là các loại dùi cui điện, dùi cui cao su, bình xịt hơi cay, áo giáp, găng tay bắt dao, mũ chống đạn, đồng phục… để lực lượng làm nhiệm vụ hoàn thành tốt hơn trọng trách của mình.

Anh Khoa

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.
Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

(GLO)- Ủy ban Nhân dân huyện Kbang vừa có công văn đề nghị Nhà máy đường An Khê, UBND các xã: Đak Hlơ, Tơ Tung, Kông Bờ La, Kông Lơng Khơng, Nghĩa An, Lơ Ku, Krong, xã Đông và thị trấn Kbang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ hết diện tích mía còn lại trên địa bàn trước ngày 10-5-2024.