Bài cuối: Ai cứu ai?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Về định hướng quy hoạch để Pleiku trở thành đô thị loại I, ông Nguyễn Đình Tiến-Chủ tịch UBND TP. Pleiku cho biết: Ngoài việc phát triển kinh tế nhanh và bền vững với tỷ trọng đóng góp chuyển dịch theo hướng dịch vụ-công nghiệp-nông nghiệp, Pleiku còn tập trung đầu tư vào một số khu đô thị mới nhằm khai thác có hiệu quả quỹ đất của thành phố, đảm bảo nhà ở đô thị cho người dân. Điều đó có nghĩa là trước tình hình khó khăn về mọi mặt như hiện tại, bên cạnh những chính sách tháo gỡ chung cho nền kinh tế, thành phố cũng sẽ có những giải pháp để thị trường bất động sản được khởi sắc hơn.

Khu dân cư mới Phú An. Ảnh: H.D
Khu dân cư mới Phú An. Ảnh: H.D

Doanh nghiệp phải tự cứu mình

Có một sai lầm là ai bước vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản đều tin rằng giá nhà đất chỉ có tăng mà không bao giờ giảm, nên không ít người lúng túng và cảm thấy bi quan trước tình cảnh ảm đạm kéo dài suốt thời gian qua. Song thực tế cho thấy, đã chấp nhận “cuộc chơi” với bất động sản thì phải chuẩn bị tinh thần cho những lúc như thế này. Do thiếu tiền, không có nguồn vay, kinh doanh mua đi bán lại không hiệu quả nên các nhà đầu tư thứ cấp gần như không có khả năng để mua đất. Trong khi hiện tại, Nhà nước lại chủ trương ưu tiên giải quyết vốn vay cho các chương trình xây dựng nông thôn mới, người thu nhập thấp trong khu vực đô thị. Đại diện các ngân hàng đều thừa nhận vẫn có thể tiếp cận được với vốn ngân hàng với điều kiện đó là khách hàng đủ năng lực về tài chính (mà số khách hàng này đếm trên đầu ngón tay).   

Bởi vậy, nhiều doanh nghiệp chỉ còn con đường tự mình phải tìm đường cho mình. Ở các thành phố lớn, giải pháp được chọn nhiều nhất là hạ giá. Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) Đoàn Nguyên Đức nhận xét: “Không ai có thể cứu nổi thị trường bất động sản lúc này, ngoài việc doanh nghiệp phải hạ giá”. Nhưng với thị trường Gia Lai, hạ giá rồi người dân cũng chưa chắc mua được nhà. Hiện giá đất tại vị trí trung tâm TP. Pleiku dao động trong khoảng 20-50 triệu đồng/m2, còn đất ở các khu vực ngoại thành, ven đô thị trung bình trên 100 triệu đồng/lô. Đây là giá đất lý tưởng để người dân có thể mua trong khả năng tương ứng với thu nhập của mình. Nhưng “tiền đâu” vẫn là vấn đề đau đầu với nhiều người thực sự có nhu cầu về nhà ở. Tình hình đó khiến Công ty TNHH Vinh Quang I-Chi nhánh Gia Lai phải đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi để doanh nghiệp vừa tiêu thụ sản phẩm mà người dân cũng có cơ hội có nhà. Bà Lưu Thị Nga-Tổng Giám đốc Công ty cho hay: “Tại Khu Dân cư Phú An, thời gian qua, Công ty đã và đang tạo điều kiện tốt nhất có thể cho người có nhu cầu về nhà ở mua nhà như: bán trả góp lãi suất 0%, chia nhỏ kỳ và kéo dài thời gian thanh toán. Với phương án này, Công ty đã bàn giao 19 căn nhà các loại cho khách hàng và đang làm thủ tục cho 30 khách hàng đã đăng ký mua nhà tại dự án trong thời gian tới. Đơn giá nhà ở đã bàn giao cho khách hàng có giá trị từ 250 triệu đồng đến 400 triệu đồng/căn”.

Cần sự hỗ trợ của chính quyền

Một chuyên gia về bất động sản cho rằng, bất động sản “đóng băng” vì 2 lý do. Một là, giá tăng quá cao trong thời gian thị trường nóng sốt. Hai là, các doanh nghiệp quá chú trọng triển khai các dự án trung cấp và cao cấp, là những phân khúc ít người có khả năng mua để ở trong thời điểm khó khăn hiện tại. Vì thế, muốn gỡ khó thị trường phải dịch chuyển vào phân khúc có khả năng thanh toán. Để làm được điều này cần sự chung tay của nhiều bên: doanh nghiệp (giảm lãi hoặc chấp nhận lỗ), Nhà nước rà soát chính sách hỗ trợ (giãn thuế, điều chỉnh tiền sử dụng đất), ngân hàng ưu đãi lãi suất cho vay (mua nhà để ở). Phó Giám đốc Sở Xây dựng Lưu Văn Thanh cũng nêu ý kiến rằng tỉnh cũng cần có cơ chế mang tính chất đặc thù nhằm tạo cơ hội cho bất động sản. Có thể xem xét lại tiền thuế sử dụng đất cho các nhà đầu tư; gia hạn thêm thời gian đối với các dự án chậm tiến độ, thuế doanh nghiệp cũng nên giãn tiến độ. Chính quyền địa phương cũng như các cơ quan chức năng nhập cuộc tích cực hơn với công tác giải phóng mặt bằng. Đối với những dự án không cần thiết thì điều chỉnh lại quy hoạch cho phù hợp…

Đề cập vấn đề này, ông Hồ Phước Thành-Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư nói: “Các ngành liên quan đã tổ chức những cuộc gặp mặt với các doanh nghiệp để nắm lại tình hình triển khai cũng như hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực bất động sản. Hiện có một số dự án vẫn còn vướng khâu giải phóng mặt bằng khiến tiến độ hoàn thành dự án bị ảnh hưởng. Với những trường hợp này, tỉnh chỉ đạo phải làm rõ nguyên nhân và cố gắng giải quyết sao để dân không bị thiệt thòi nhưng phải đúng quy định. Các dự án đã hết thời hạn thì tỉnh sẽ linh động cho gia hạn khoảng 2 năm để hoàn thành dự án. Hầu hết, các dự án của VK.Highland, FBS, Vinh Quang I… đều chuẩn bị hết hạn”. Theo quy định, khi đất đã bàn giao xong thì chủ đầu tư phải tiến hành xây nhà thô. Nhưng trước tình hình thực tế không cho phép (khách hàng chưa nhiều, nếu xây hết mà để không nhà sẽ xuống cấp, hư hỏng; vốn chủ đầu tư có hạn…), tỉnh đã linh động cho phép chủ đầu tư xây dựng khi có khách hàng ký hợp đồng.  

Tình trạng “đóng băng” của thị trường bất động sản tác động xấu thế nào tới nền kinh tế ai cũng thấy. Vì thế phải gắn kết một cách đồng bộ giữa các sở, ngành với địa phương; gắn thị trường bất động sản với thị trường tiền tệ mới hy vọng có thể làm ấm lên thị trường này.

Hà Duy

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai tiết kiệm điện mùa nắng nóng

Gia Lai tiết kiệm điện mùa nắng nóng

(GLO)- Để đảm bảo cung ứng điện trong thời điểm nắng nóng kéo dài, ngành Điện Gia Lai đang tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, đồng thời kêu gọi khách hàng thực hành tiết kiệm và sử dụng điện an toàn, hiệu quả.
Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.
Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

(GLO)- Ủy ban Nhân dân huyện Kbang vừa có công văn đề nghị Nhà máy đường An Khê, UBND các xã: Đak Hlơ, Tơ Tung, Kông Bờ La, Kông Lơng Khơng, Nghĩa An, Lơ Ku, Krong, xã Đông và thị trấn Kbang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ hết diện tích mía còn lại trên địa bàn trước ngày 10-5-2024.