Bài 3: Ea Kao-xã nông thôn mới vào năm 2015

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Xã Ea Kao thuộc TP. Buôn Ma Thuột (tỉnh Đak Lak) là nơi định cư của 16.140 khẩu, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 46,8%. Đây là điểm sáng trong phong trào xây dựng nông thôn mới của vùng thủ phủ Tây Nguyên.

Bí thư Đảng ủy kiêm Trưởng ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới xã Ea Kao-Nguyễn Hữu Quang mở đầu câu chuyện xây dựng nông thôn mới của xã bằng thông tin: Đến nay, xã có 7 tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới là thủy lợi, chợ nông thôn, bưu điện, hình thức tổ chức sản xuất, y tế, tỷ lệ hộ nghèo và an ninh trật tự xã hội. Như vậy, để đạt xã nông thôn mới vào năm 2015, địa phương phải xây dựng 12 tiêu chí còn lại. Khối lượng công việc còn lại không phải là ít, song lãnh đạo xã luôn tin Ea Kao sẽ đạt chuẩn nông thôn mới đúng thời gian đề ra.
 

Ảnh: Quang Văn
Ảnh: Quang Văn

Bởi lẽ thành phố Buôn Ma Thuột quyết định trích ngân sách hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội các thôn, buôn đồng bào dân tộc thiểu số thuộc địa bàn với mức 1 tỷ đồng/buôn, thôn từ nay đến năm 2015, trong đó Ea Kao có 7 thôn, buôn thuộc diện được hỗ trợ. Bên cạnh đó là sự trợ lực của các doanh nghiệp và đặc biệt là nhân dân trên địa bàn xã ủng hộ chương trình xây dựng nông thôn mới.

Theo nhìn nhận của lãnh đạo xã Ea Kao, xã có trở thành nông thôn mới hay không bắt đầu từ đời sống người dân có được nâng lên và hạ tầng cơ sở thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển có đảm bảo hay không. Xác định rõ con đường tiến tới nông thôn mới, hệ thống chính trị của xã bắt tay thực hiện theo phương châm dân làm-Nhà nước hỗ trợ. Để người dân tin vào hiệu quả của chương trình, thông qua các mối quan hệ, lãnh đạo xã đã mời Công ty Bảo vệ Thực vật An Giang phối hợp với cơ quan chuyên môn của tỉnh, thành phố, xã  triển khai mô hình “cánh đồng mẫu lúa nước” với quy mô 10 ha cho 80 hộ dân thôn Tân Hưng theo hình thức liên kết “4 nhà”.

Đây là mô hình đầu tiên của tỉnh Đak Lak. Tổng vốn đầu tư trên 211 triệu đồng, trong đó dân đóng góp gần 183 triệu đồng, còn lại Nhà nước hỗ trợ. Công ty Bảo vệ Thực vật An Giang chuyển giao quy trình xử lý hạt giống, liều lượng phân bón từng thời điểm, giảm liều lượng thuốc phòng trừ sâu bệnh hại, kỹ thuật gieo sạ 12 kg giống/1.000 m2 thay vì 25-30 kg/1.000 m2.

Kết quả cho năng suất lúa bình quân đạt 8,4 tấn/ha, tăng 2 tấn/ha so với phương thức canh tác cũ. Tiếp đến, xã triển khai mô hình điểm nuôi ngan Pháp, cá lăng nha, cá rô đồng, đặc biệt là nuôi cá rô đầu vuông thương phẩm trong ao bằng thức ăn viên tổng hợp. Thành công của mô hình điểm mở ra cho nông dân hướng chuyển dịch cơ cấu giống, vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Toàn xã hiện có 3.500 ha đất sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là lúa nước, cà phê, hồ tiêu. Đàn gia súc, gia cầm trên 50.000 con…

Thời gian qua, Ea Kao tích cực huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển mạng lưới giao thông nông thôn và xây dựng các công trình điện. Toàn xã có 31/108,4 km đường được thảm nhựa, bê tông, xã còn xây dựng đường điện 6 km vào đồi buôn Bông. Riêng các công trình giao thông và điện, người dân góp gần 2,1 tỷ đồng. Xã đang khảo sát, lập hồ sơ láng nhựa đường của 7 buôn đồng bào dân tộc thiểu số, với tổng chiều dài 38,3 km. Phong trào làm đường giao thông ở xã Ea Kao với sự hỗ trợ của các doanh nghiệp, sự chia sẻ của các hộ dân.

Theo lời ông Quang, về làm đường, xã chỉ cấp xi măng tương đương định suất tỉnh hỗ trợ 100 triệu đồng/km, nhân dân lo cát, đá và góp tiền làm đường. Trên địa bàn xã không có doanh nghiệp nào, song quá trình phát triển kinh tế-xã hội của xã có nhiều doanh nghiệp nhận công trình thi công là nguồn để xã huy động đóng góp xây dựng nông thôn mới. Cách huy động của xã là nhờ doanh nghiệp cho mượn phương tiện và người điều khiển để san ủi, lu lèn nền đường, còn xăng dầu thì người dân đóng góp. Để tạo sự đồng thuận, xã họp dân vận động các hộ trên tuyến đường được Nhà nước đầu tư chia sẻ với các hộ trên tuyến đường chuẩn bị làm bê tông bằng mức đóng góp 200 ngàn đồng/hộ; vận động hộ có máy cày, ô tô đóng thêm 300-400 ngàn đồng, nhằm giảm mức đóng góp cho các hộ dân còn lại. Đường làm xong, các hộ dân định cư trên tuyến tự bỏ tiền bê tông hóa đoạn từ tim đường đến cổng nhà.

Chia sẻ với chúng tôi về kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở địa phương, Bí thư Đảng ủy xã Ea Kao cho biết: Để được kết quả trên, cả hệ thống chính trị của xã tích cực vận động nhân dân, chỉ ra cho dân thấy lợi ích việc làm đường sẽ nâng cao giá trị đất, việc đi lại thăm nom họ hàng, con cháu thuận lợi hơn… Thực tế sau khi làm đường đã khẳng định lời vận động của người có trách nhiệm là đúng, lòng tin và sự ủng hộ của dân đối với chương trình xây dựng nông thôn mới được củng cố vững chắc. Phát huy những kết quả đạt được trong thời gian tới, huy động nguồn lực đẩy nhanh tiến độ thực hiện các tiêu chí chưa đạt chuẩn nông thôn mới, hoàn thành mục tiêu đưa Ea Kao trở thành xã nông thôn mới vào năm 2015.

Quang Văn

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai tiết kiệm điện mùa nắng nóng

Gia Lai tiết kiệm điện mùa nắng nóng

(GLO)- Để đảm bảo cung ứng điện trong thời điểm nắng nóng kéo dài, ngành Điện Gia Lai đang tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, đồng thời kêu gọi khách hàng thực hành tiết kiệm và sử dụng điện an toàn, hiệu quả.
Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.
Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

(GLO)- Ủy ban Nhân dân huyện Kbang vừa có công văn đề nghị Nhà máy đường An Khê, UBND các xã: Đak Hlơ, Tơ Tung, Kông Bờ La, Kông Lơng Khơng, Nghĩa An, Lơ Ku, Krong, xã Đông và thị trấn Kbang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ hết diện tích mía còn lại trên địa bàn trước ngày 10-5-2024.